Câu Hỏi Và Đáp Án Kiểm Tra Kiến Thức Về ATTP (Phần 1)

/Câu Hỏi Và Đáp Án Kiểm Tra Kiến Thức Về ATTP (Phần 1)

Phúc Gia® Gửi Tới Các Chủ Cơ Sở, Người Trực Tiếp Chế Biến Và Kinh Danh Thực Phẩm Bộ Câu Hỏi Đánh Giá Kiến Thức An Toàn Thực Phẩm Được Ban Hành Theo Quyết Định Số 37/QĐ-ATTP Ngày 02 Tháng 2 Năm 2015 Của Cục Trưởng Cục An Toàn Thực Phẩm. Hãy Cùng Phúc Gia® Tham Khảo Nhé!

An Toàn Thực Phẩm luôn là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm, tuy nhiên để hiểu và trau dồi kiến thức về vấn đề này, thì nhiều người tiêu dùng vẫn không khỏi thắc mắc. Do vậy ngay trong bài viết dưới đây, Phúc Gia® sẽ cung cấp thông tin và kiến thức về An Toàn Thực Phẩm tới mọi người tiêu dùng.
Câu Hỏi Và Đáp Án Kiểm Tra Kiến Thức Về An Toàn Thực Phẩm (Phần 2)
Câu Hỏi Và Đáp Án Kiểm Tra Kiến Thức Về An Toàn Thực Phẩm (Phần cuối)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 6409/QĐ-BCT, ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

 1. Câu hỏi và đáp án kiểm tra kiến thức chung

TT Nội dung câu hỏi Đáp án đúng
Câu 1 Thực phẩm là gì?
a) Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. R
b) Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống, hút đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. o
Câu 2 Sản xuất thực phẩm là gì?
a) Là việc thực hiện các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái để tạo ra thực phẩm. o
b) Là việc thực hiện các hoạt động đánh bắt, khai thác để tạo ra thực phẩm. o
c) Là việc thực hiện các hoạt động sơ chế, chế biến, bao gói và bảo quản để tạo ra thực phẩm. o
d) Cả 3 trường hợp trên. R
Câu 3 Kinh doanh thực phẩm là gì?
a) Là việc thực hiện các hoạt động giới thiệu thực phẩm. o
b) Là việc thực hiện các hoạt động dịch vụ bảo quản, vận chuyển thực phẩm. o
c) Là việc thực hiện các hoạt động buôn bán thực phẩm. o
d) Cả 3 trường hợp trên. R
Câu 4 Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải thực hiện khám sức khỏe:
a) Định kỳ ít nhất 2 lần/ năm. o
b) Định kỳ ít nhất 1 lần/ năm. R
c) Chỉ thực hiện theo yêu cầu của đoàn kiểm tra. o
Câu 5 Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu nào sau đây:
a) Phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. o
b) Phải có Giấy xác nhận đủ sức khỏe. o
c) Cả 2 trường hợp trên. R
Câu 6 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có giá trị trong thời hạn bao nhiêu năm?
a) 1 năm. o
b) 3 năm. R
c) 5 năm. o
Câu 7 Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có giá trị trong thời hạn bao nhiêu năm?
a) 1 năm. o
b) 3 năm. R
c) 5 năm. o
Câu 8 Cơ quan nhà nước thuộc bộ/ ngành nào có thẩm quyền cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm?
a) Ngành Y tế. R
b) Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. o
c) Ngành Công thương. o
Câu 9 Những nhóm sản phẩm thực phẩm nào thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương?
a) Rượu, Bia, Nước giải khát. o
b) Sữa chế biến. o
c) Dầu thực vật. o
d) Sản phẩm chế biến bột và tinh bột. o
e) Cả 4 trường hợp trên. R
Câu 10 Yêu cầu về nguồn nước sử dụng trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm?
a) Nước sử dụng trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật (số 01:2009/BYT) đối với nước ăn uống. o
b) Nước sử dụng để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật (số 02:2009/BYT) về chất lượng nước sinh hoạt. o
c) Cả 2 trường hợp trên. R
Câu 11 Trước 06 tháng (tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hết hiệu lực), trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở phải nộp đơn đề nghị xin cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
a) Đúng. R
b) Sai. o
Câu 12 Khi tiến hành sản xuất thực phẩm, cơ sở phải đáp ứng điều kiện nào sau đây?
a) Chỉ cần có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. o
b) Phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. R
c) Chỉ cần thông báo bằng văn bản cho chính quyền địa phương. o
Câu 13 Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu nào dưới đây?
a) Được xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. o
b) Đủ điều kiện về sức khỏe để sản xuất, chế biến thực phẩm theo quy định. o
c) Cả 2 trường hợp hợp trên. R
Câu 14 Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải thực hiện khám sức khỏe:
d) Định kỳ ít nhất 2 lần/ năm. o
e) Định kỳ ít nhất 1 lần/ năm. R
f) Chỉ thực hiện theo yêu cầu của đoàn kiểm tra. o
Câu 15 Cơ quan y tế cấp nào có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất/ kinh doanh thực phẩm?
a) Cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên. R
b) Bất kỳ cơ sở y tế nào. o
Câu 16 Những đối tượng nào khi tham gia sản xuất thực phẩm giấy xác nhận kiến thức ATTP?
a) Chủ cơ sở sản xuất thực phẩm. o
b) Người lao động trực tiếp sản xuất. o
c) Cả 2 trường hợp trên. R
Câu 17 Khu vực sản xuất thực phẩm phải cách biệt với với nguồn nhiễm như: Cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, khu vực sản xuất công nghiệp, khu vực nuôi gia súc, gia cầm?
a) Đúng. R
b) Sai. o
Câu 18 Thành phẩm thực phẩm được bảo quản chung trong một khu vực với bảo quản nguyên liệu, bao bì chứa đựng thực phẩm?
a) Đúng. o
b) Sai. R
Câu 19 Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu ngoài các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm còn phải tuân thủ các điều kiện sau:
a) Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu. o
b) Phải được cấp: “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành chỉ định. o
c) Cả 2 trường hợp trên. R
Câu 20 Trong quá trình sản xuất thực phẩm, việc lưu thông tin về xuất xứ, tên nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm là cần thiết?
a) Đúng. R
b) Sai. o
Câu 21 Kho bảo quản thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện về: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng:
a) Theo quy định của nhà sản xuất. R
b) Theo điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh. o
Câu 22 Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đảm bảo an toàn có gây ô nhiễm cho thực phẩm không?
a) Có. R
b) Không. o
Câu 23 Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu nào sau đây?
a) Chủ động kinh doanh sau khi đã thông báo cơ quan chức năng. o
b) Phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. R
c) Chỉ cần có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. o
Câu 24 Cơ sở sản xuất thực phẩm phải đáp ứng những nhóm điều kiện nào sau đây?
a) Điều kiện về cơ sở. o
b) Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ. o
c) Điều kiện về con người. o
d) Cả 3 trường hợp trên. R
Câu 25 Loại thực phẩm nào được gọi là thực phẩm bao gói sẵn?
a) Thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng ăn ngay. R
b) Thực phẩm bao gói để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng ăn ngay. o
c) Cả 2 trường hợp trên. o
Câu 26 Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp nào?
a) Không hoạt động ngành nghề kinh doanh thực phẩm đã đăng ký. o
b) Có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuyển đổi ngành nghề kinh doanh tại cơ sở cũ. o
c) Bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. o
d) Cả 3 trường hợp trên. R
Câu 27 Người trực tiếp chế biến thực phẩm phải thực hiện:
a) Rửa sạch tay trước khi chế biến thực phẩm. o
b) Rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh. o
c) Cả hai trường hợp trên. R
Câu 28 Trong quá trình chế biến thực phẩm, người trực tiếp chế biến không được:
a) Khạc nhổ. o
b) Ăn kẹo cao su. o
c) Cả hai trường hợp trên. R
Câu 29 Người đang mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, lao tiến triển có được phép tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm không?
a) Có. o
b) Không. R
Câu 30 Người trực tiếp sản xuất thực phẩm đang mắc các bệnh truy nhiễm qua đường tiêu hóa, bị tiêu chảy cấp có được tiếp tục làm việc hay không?
a) Vẫn làm việc bình thường. o
b) Nghỉ việc và chữa bệnh khi nào khỏi thì tiếp tục làm việc. R
Câu 31 Người trực tiếp sản xuất thực phẩm đang mắc các bệnh viêm nhiễm trùng cấp tính có được tiếp tục làm việc hay không?
a) Vẫn làm việc bình thường mà chỉ cần đi găng tay, đeo khẩu trang. o
b) Nghỉ việc và chữa bệnh khi nào khỏi thì tiếp tục làm việc. R
Câu 32 Trong quá trình chế biến thực phẩm, người trực tiếp chế biến thực phẩm có được đeo đồng hồ, nhẫn và các đồ trang sức khác không?
a) Có. o
b) Không. R
Câu 33 Người trực tiếp sản xuất thực phẩm có thể để móng tay dài, sơn móng tay.
a) Đúng.. o
b) Sai. R
Câu 34 Khu vực sản xuất thực phẩm không cần thiết phải cách biệt với nguồn ô nhiễm như: Cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh khu vực sản xuất công nghiệp, khu vực nuôi gia súc, gia cầm.
a) Đúng. o
b) Sai. R
Câu 35 Nguyên liệu, bao bì, thành phẩm thực phẩm có được bảo quản chung trong cùng một khu vực không?
a) Có. o
b) Không. R

 

     CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG BỐ ATTP

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN MINH PHÚC GIA® (PGU – Nhấn vào đây để xem thông tin Cty)
Phone: 024777966960982996696
Email: info@phucgia.com.vn 
“Liên Minh Phúc Gia® – Vì cuộc sống tiện nghi”
“Chúng tôi luôn mong muốn: Mang lại nhiều GIÁ TRỊ nhất cho bạn!”

2018-03-02T16:56:11+07:00