Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia
Dây nối đất là gì?
Dây nối đất hay còn gọi là dây tiếp địa, là một đoạn dây dẫn điện ngắn nối giữa đồ dùng sử dụng điện áp cao 220 – 240V (tại Việt Nam) như bình nóng lạnh, máy giặt, tủ lạnh,… với mặt đất nhằm giải quyết vấn đề rò rỉ điện bên ngoài các thiết bị điện này. Nhưng hiện nay dây nối đất được tích hợp sẵn với đường dây điện trong thiết bị: Dây Pha (dây nóng) – dây nối đất – dây trung tính cùng kết nối với hệ thống điện trong nhà đã có đường dây nối đất sẵn.
- Trên thực tế việc nối đất an toàn cho toàn bộ ngôi nhà và lưới điện ở Việt Nam chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Nên khi có thiên tai xảy ra như sét đánh, hay chập điện thì thiệt hại xảy ra là rất lớn .
- Nếu ngôi nhà hoặc các thiết bị được nối đất an toàn đầy đủ thì các thiết bị sử dụng điện sẽ được đảm bảo an toàn kỹ thuật nhất.
Vì sao cần dùng dây nối đất cho các thiết bị?
Ý nghĩa đầu tiên và cũng là to lớn nhất của nối đất bảo vệ thiết bị là để đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng điện.
Ở Việt Nam việc cách nối đất bảo vệ ngôi nhà của mình thì chưa được quá chú trọng. Trong trường hợp có những cơn bão lớn, sét đánh hay chập điện thì thiệt hại có thể là rất lớn.
Muốn đảm bảo an toàn thì vỏ kim loại của các đồ điện gia dụng phải được nối với dây tiếp đất. Đặc biệt là khi sử dụng máy giặt và tủ lạnh nhất thiết phải có dây tiếp đất.
Với các thiết bị như máy giặt, tủ lạnh thường xuyên được đặt tại những nơi có độ ẩm cao như nhà bếp, phòng tắm… Khiến các động cơ điện và mạch điện bên trong bị ẩm ướt, gây ra tình trạng rò rỉ điện. Vỏ của các thiết bị được thiết kế bằng kim loại nên dễ truyền điện, gây ra tai nạn điện không mong muốn cho người dùng vô tình chạm phải.
Bên cạnh đó, vào mùa đông, tình trạng tĩnh điện sẽ dễ xảy ra hơn trên bề mặt của các thiết bị, gây ra hiện tượng “điện giật tanh tách” khi chạm vào. Tại Việt Nam, ổ cắm 3 chấu với lỗ cắm dây nóng, lỗ cắm dây nguội và lỗ nối dây tiếp đất cũng không phổ biến và các thiết bị sản xuất cho Việt Nam đôi khi cũng chỉ có 2 chấu cắm để giảm chi phí nên sẽ dễ xuất hiện hiện tượng rò rỉ điện hơn.
Chính vì các nguyên nhân trên, nối đất được xem là một biện pháp an toàn, đơn giản để phòng ngừa tai nạn điện.
Cách nối đất đơn giản
So với điện trở của cơ thể con người thì điện trở của dây tiếp đất nhỏ hơn rất nhiều vì vậy dòng điện sẽ qua đó và truyền xuống đất. Để phát huy tốt nhất tác dụng tiếp đất của dây tiếp đất thì dây tiếp đất phải được tiếp xúc tốt khoảng đất rộng, điện trở của dây không quá 4 Ohm.
Bước 1: Cắm 1 đầu thanh kim loại bằng đồng hoặc sắt xuống đất tầm 1m (càng sâu càng tốt)
Bạn có thể dễ dàng tìm mua 1 thanh kim loại và 1 đoạn dây điện tại các cửa hàng điện gia dụng gần khu vực mình sinh sống. Bạn sử dụng máy khoan để khoan vào tường hoặc khoan xuống sàn, sau đó cắm thanh sắt xuống và nối với dây điện.
Nếu ở chung cư hoặc nhà riêng nhưng không có sẵn hệ thống tiếp đất (ổ cắm 3 chấu), ta có thể tận dụng chính khung cửa bằng kim loại (có thể là khung cửa sổ, cửa ra vào, khung nhôm, khung sắt…) hoặc bất kỳ phần kim loại nào có chân chôn vào tường/ sàn vài Cm.
Bước 2: Nối 1 đầu dây điện từ vỏ máy hoặc phần tiếp đất của máy đến thanh kim loại
Lấy 1 sợi dây kim loại (không cần to, thậm chí cả dây con chuột máy tính/cục sạc bị hư cũng được nhưng phải có vỏ bọc) nối từ vỏ các thiết bị điện rồi cho tiếp xúc trực tiếp với phần kim loại của vật đó.
Nếu bạn không tự tin vào việc nối dây tiếp đất, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật điện để đảm bảo an toàn.
Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Phòng thử nghiệm Phúc Gia
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0981.996.996/ 0982.996.696/ 024 7779 6696
E-mail: [email protected] Website: phucgia.com.vn