Bếp Từ Là Gì? Tìm Hiểu Cấu Tạo và Nguyên Lý Hoạt Động Của Bếp Từ

Ngày nay các bà nội trợ có nhu cầu sử dụng các thiết bị bếp từ có thể sử dụng nấu ăn một cách nhanh chóng và đơn giản. Bếp ga đã từng xảy ra nhiều vụ nổ khiến cho người dân hoang mang, lo sợ và dần chuyển sang sử dụng bếp từ bởi nhìn qua bếp từ có kiểu dáng sang trọng và hiện đại hơn nhiều so với bếp ga. Tuy nhiên khái niệm bếp từ vẫn còn khá xa lạ với nhiều người chưa từng sử dụng nó vậy bếp từ là gì? Quý khách hãy cùng Phúc Gia LAB tìm hiểu về vấn đề này qua bài tư vấn sau đây nhé.

1. Bếp từ là gì?

Bếp từ là thiết bị đun nấu thông minh sử dụng điện năng để hoạt động. Bếp từ có khả năng làm giảm thất thoát nhiệt hiệu quả, thời gian nấu rất nhanh. Khi hoạt động dòng điện sẽ chạy qua mâm từ đặt dưới mặt kính bếp và sinh ra dòng từ trường trên mặt bếp, từ đó đun nóng nồi có đế nhiễm từ làm chín thức ăn.

Hinh_anh_bep_tu

2. Cấu tạo của bếp từ

Thiết kế, hình dạng của bếp từ

Bếp từ được thiết kế các hình dáng đa dạng như hình vuông, hình tròn, tùy theo mong muốn của bạn mà bạn có thể chọn hình dáng bếp từ mình yêu thích. Với tông màu đen cổ điển pha chút hiện đại sẽ giúp không gian bếp của gia đình bạn thêm phần sang trọng. Cùng tùy vào loại bếp từ âm hay dương sẽ ảnh hưởng đến độ dày của bếp. Chủ yếu độ rộng sẽ nằm trong khoảng 7cm – 25cm rất dễ lắp đặt nên bạn không cần lo lắng về điều này.

Đối với bề mặt phía trên của bếp được cấu tạo từ lớp kính có cách nhiệt, chịu lực tốt, có độ dày từ 0.5cm – 1cm. Bề mặt được thiết kế bảng điều khiển, nút bấm giúp bạn thao tác dễ dàng trong quá trình sử dụng bếp.

Mân nhiệt

Mâm nhiệt hay còn gọi là cuộn cảm, là linh kiện quan trọng trong cấu tạo của bếp từ. Bộ phận này góp phần sinh nhiệt và đảm bảo độ ổn định, độ bền cũng như an toàn cho quá trình sử dụng bếp từ.

Cuộn cảm bếp từ được cấu tạo bởi vòng tròn đơn, gắn kết bằng các sợi dây đồng siêu bền, được cuộn trên một mặt phẳng. Khi kích hoạt dòng điện chạy qua mâm điện, bếp từ sẽ tự động nhận diện kích thước của nồi và chỉ sinh ra nhiệt đủ với kích thước của nồi nấu. Do đó, khi nấu ăn bằng bếp từ, vô tình tay bạn chạm vào ngoài vùng nấu nhưng không cảm thấy nóng. 

khai-niem-mam-tu-la-gi

Ngoài bộ phận cảm biến nhiệt được gắn liền trên mâm dây thì trong bếp từ còn có một cảm biến nhiệt được gắn vào sò công suất IGBT bắt với tấm tản nhiệt. Nó được gắn chắc trên núm cao su có độ đàn hồi tốt với khả năng hút chặn của mặt kính bếp từ. 

Nó cũng có tác dụng đo nhiệt độ trên mặt kính và thường trực nhiệt độ cho sò công suất IGBT trong bếp từ. Nếu có sự thay đổi nhiệt từ sò công suất, ngay lập tức nó sẽ báo cho bộ phận vi xử lý đưa ra lệnh điều khiển tắt bếp.

Quạt làm mát

Quạt làm mát hay quạt tản nhiệt, quạt thông gió trong bếp từ đảm nhiệm vai trò làm mát, giảm nhiệt các linh kiện trong bếp từ, cân bằng lại nhiệt độ khi bếp hoạt động với công suất quá cao. Điều này sẽ giúp bảo vệ linh kiện và hoạt động của bếp từ luôn ổn định.

Mỗi bếp từ đều được trang bị 1 đến 2 quạt làm mát tùy vào số lượng vùng nấu của bếp và chất lượng quạt. Theo quy tắc thông thường, những loại bếp từ đôi sẽ thiết kế 2 quạt làm mát, cùng có bếp từ chỉ có 1 quạt. Tuy nhiên, số lượng quạt làm mát không quan trọng, quan trọng là bếp từ đang được sử dụng loại tản nhiệt nào để cân bằng được nhiệt độ bếp khi nấu ăn.

Quạt làm mát bếp từ thường có 2 loại:

  • Quạt đồng trục
  • Quạt tuabin

Trong đó, quạt tuabin thường sử dụng cho bếp từ nhập khẩu cao cấp, còn quạt đồng trục thường sử dụng trong các loại bếp từ có giá rẻ hơn. Với loại bếp từ sử dụng quạt tuabin  có hiệu suất làm mát nhanh, bền bỉ thường chỉ cần lắp đặt 1 chiếc là bếp từ có thể làm mát các linh kiện bên trong. Nhưng giá thành của quạt tuabin cũng khá đắt. 

Quạt làm mát ở bếp từ hoạt động với điện áp một chiều 18V. Quạt chỉ hoạt động khi nguồn điện được cắm đúng chiều cộng (+), trừ (-). Trong quá trình sử dụng, quạt thường có dấu hiệu bị hỏng do khô dầu, bong vít và rất ít hỏng phần điện.

Nếu các quạt đồng trục đã sử dụng từ trước muốn nâng cấp và thay đổi sang quạt tuabin là điều khó khăn. Vì cấu tạo của bếp từ đã được thiết kế sẵn, các chip điều khiển của hai loại quạt này cũng khác nhau. Bởi vậy, khi lựa chọn bếp từ bạn nên cân nhắc về linh kiện của hai loại quạt này.

Bo mạch bếp từ

Mỗi thiết bị bếp từ có cấu tạo vi mạch khác nhau. Tuy nhiên, cấu tạo vi mạch  bếp từ thường sẽ có:

  • Nguồn điện và mạch chỉnh lưu
  • Nguồn chuyển mạch ngắt mở, nguồn xung
  • Sò công suất IGBT
  • Tụ điện 
  • Cuộn dây Panel
  • Các cảm biến nhiệt độ
  • Khối vi xử lý MUC
  • Quạt làm mát
  • Cảm biến nhiệt
  • Diode cầu
  • Và một vài linh kiện nhỏ khác trong mạch điện bếp từ.

Với cấu tạo của bếp từ, bo mạch bếp từ là bộ phận có kích thước khá lớn và dễ nhận thấy. Đối với bếp từ đôi thì bo mạch khá phức tạp vì được in hai lớp. 

Ban-bo-mach-bep-tu_1

Bo mạch điều khiển đóng vai trò quan trọng, nó quyết định toàn bộ quá trình hoạt động của bếp từ. Mạch điện bếp từ sẽ làm nhiệm vụ cung cấp dòng điện có tần số cao cho cuộn cảm bếp từ. Bo mạch điện là bộ phận nhận lệnh thao tác trực tiếp của người dùng thông qua bảng điều khiển các phím bấm trên mặt bếp.

Nhưng so với bo mạch chính thì bo mạch điều khiển có cấu tạo đơn giản hơn rất nhiều. Các linh kiện chủ yếu của bo mạch điều khiển là đèn LED hiển thị và các phím bấm chọn chức năng nấu. 

Mặt kính bếp từ

Kính Ceramic là loại kính được lựa chọn để thiết kế mặt bếp từ vì nó có khả năng chống trầy xước, chịu va đập, chịu lực tốt, chịu nhiệt rất tốt. 

Mặt kính đóng vai trò khá quan trọng trong bếp từ, nó vừa có nhiệm vụ bảo vệ thân bếp và các linh kiện bên trong bếp. Đồng thời sẽ giúp gia tăng đảm thẩm mỹ cho toàn bộ chiếc bếp trở nên sang trọng. 

Mặt kính cao cấp hiện nay mà bạn có thể lựa chọn khi mua bếp từ là kính Schott Ceran của Đức và kính EuroKera của Pháp vì đây là 2 loại kính có chất lượng tốt, khả năng chịu lực cao. Hầu hết các loại bếp từ nhập Việt Nam, bếp từ Tây Ban Nha đều sử dụng loại mặt kính cao cấp này.

Bep_tu

3. Nguyên lý hoạt động của bếp từ

Nguyên lý chính của bếp điện từ là dùng dòng Fuco để làm nóng trực tiếp nồi nấu. Khi cắm điện vào bếp từ mạch dao động điện LC sinh ra 1 từ trường biến thiên trên mặt bếp. Nếu có vật dẫn từ trên mặt bếp thì trong lòng vật dẫn từ có 1 dòng điện chạy nội tại trong nó, dòng điện này có tác dụng sinh nhiệt lớn.

Vì lý do đó, nồi nấu phải được chế tạo bằng vật liệu sắt từ, các nồi thủy tinh hay gốm sứ không dùng trực tiếp trên bếp từ được mà cần có thêm đĩa từ lót ở dưới. Do nồi được làm nóng trực tiếp nên hiệu suất truyền nhiệt rất cao, ít tổn thất nhiệt.

Phần mạch điện bên trong có sử dụng cầu chỉnh lưu AC – DC, mạch dao động tần số cao, IGBT điều khiển công suất, cuộn dây cảm ứng và tất nhiên là phải có MicroController để điều chỉnh và kiểm soát chế độ nấu.

Nguyen ly hoat dong cua bep tu

Do bếp từ sử dụng cảm ứng điện từ nên chỉ sinh nhiệt khi mặt bếp tiếp xúc với vật dụng nấu bằng kim loại cụ thể là sắt thép, inox bị nam châm hút nói chung là những vật nhiễm từ tính. Còn những vật dụng bằng nhôm, inox (loại không hút nam châm), thuỷ tinh, sành sứ đều không sử dụng được do những vật này không thể sinh ra nhiệt khi tiếp xúc với bếp từ. Do đó khi đun nấu với bếp từ âm bạn cần phải chọn cho đúng chủng loại nồi và kích thước nồi cũng phải phù hợp, thường đáy nồi phải chiếm 2/3 vùng nấu thì mới có thể sinh nhiệt được.

Bếp từ có tính năng thông minh là tự nhận biết kích cỡ xoong nồi nấu, đáy nồi tiếp xúc với mặt kính đến đâu thì bếp sẽ sinh nhiệt đến đó. Do đó bếp hoàn toàn không bị nóng ngoài vùng tiếp xúc của mặt bếp từ với diện tích đáy xoong nồi. Những vùng khác không sinh ra nhiệt độ nên rất an toàn cho người nấu và không lo bị bỏng trong quá trình đun nấu. Ngoài ra, do mặt bếp nguội rất nhanh nên sau khi nấu chỉ cần chờ một lúc là người nấu có thể vệ sinh bếp. Việc vệ sinh rất dễ dàng bởi bề mặt bếp được làm từ chất liệu cao cấp nên chỉ cần một chiếc khăn ẩm là đã có thể vệ sinh sạch sẽ bếp. Bếp từ là loại bếp có hiệu suất đun nấu cao nhất, cao hơn nhiều so với bếp ga và bếp điện. Bởi nhiệt lượng sinh ra gần như được hấp thụ hoàn toàn vào nồi nấu trong khi đun nấu bằng bếp ga và bếp điện thì vẫn không tránh khỏi sự thất thoát nhiệt ra môi trường bên ngoài. Dựa trên nguyên lý hoạt động của bếp từ mà chúng ta luôn nhận thấy được sử dụng bếp từ an toàn và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với các loại bếp khác.

4. Ưu nhược điểm của bếp từ

Chat_lieu_su_dung_cho_bep_tu

Ưu điểm của bếp từ

Bếp từ vô cùng tiết kiệm điện khi sử dụng: Bếp từ hoạt động với cơ chế truyền nhiệt trực tiếp vào đáy nồi nên hiệu suất đun nấu của bếp đạt đến 90%, điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian nấu nướng và điện năng tiêu thụ cho gia đình bạn. Bếp từ hoạt động không có nhiệt thoát ra bên ngoài và không có ngọn lửa nên khi sử dụng đun nấu sẽ không tạo ra hơi nóng, bạn có thể vừa nấu và bật quạt mà không lo ảnh hưởng đến nhiệt của bếp. 

An toàn tuyệt đối cho người dùng: Bếp từ không thải ra những khí độc hại như CO2, không có bức xạ nên bạn hoàn toàn tin tưởng sử dụng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tính thẩm mỹ của bếp từ hiện đại: Sử dụng bếp từ giúp cho việc lau chùi vệ sinh được dễ dàng hơn vì mặt bếp không bám bẩn, bạn có thể vệ sinh ngay sau khi đun nấu xong. Không chỉ đơn giản là thiết bị bếp dùng để đun nấu, mà bếp từ còn góp phần làm không gian bếp của bạn thêm sang trọng.

Tính năng ưu việt của bếp từ: Bếp từ sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng vì mỗi thiết kế của bếp đều được lắp đặt các chức năng về hẹn giờ, khóa bàn phím, chức năng báo nhiệt, tự động tắt khi không có nồi, … điều này sẽ giúp bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm.

Nhược điểm của bếp từ

Sử dụng bếp từ sẽ kén xoong nồi, chỉ sử dụng được 1 loại nồi duy nhất có đáy nhiễm từ.

Chi phí đầu tư ban đầu cao vì ngoài chi phí chi trả cho bếp, bạn còn phải bỏ ra một khoản chi phí chi trả để mua bộ nồi dùng cho bếp. 

Nếu gia đình có người sử dụng các thiết bị điện tử y học ví dụ như máy trợ tim thì không nên sử dụng bếp từ vì từ trường của bếp không tốt cho các thiết bị đó.

4. Các loại bếp từ

Bếp từ đơn

Bếp từ đơn là loại bếp từ nhỏ gọn, chỉ có một vùng nấu, có thể di chuyển dễ dàng và công suất tối đa thường từ 1800-2200W tùy vào từng thiết kế cụ thể. Bếp từ đơn rất thích hợp với các bạn sinh viên, những người độc thân hay những người ít khi nấu cơm tại nhà.

Bep_tu_don

Bếp từ đôi

Bếp từ đôi là thiết bị nấu ăn với 2 vùng nấu chuyên dụng. Thiết bị này có 2 vùng nấu ăn đều là bếp từ sẽ giúp việc nấu ăn của bạn nhanh hơn và tiết kiệm thời gian so với những loại thiết bị bếp nấu ăn khác.

Trong nhiều năm gần đây bếp từ đôi dần trở lên quen thuộc và đa số các hộ gia đình hiện nay sử dụng bếp đôi không chỉ vì sự bài trí mà bếp từ đôi cũng được xem là dòng bếp có nhiều mẫu mã, thiết kế phong phú nhất.

Bếp từ 3 vùng nấu trở lên

Bep_tu_tren_3_vung_nau

Với thiết kế bếp từ 3 vùng nấu trở lên, đây là dòng thiết bị mới đã giúp người nội trợ cải thiện công việc nấu ăn hơn trước rất nhiều. Giúp tăng công suất, giải quyết bài toán khó về việc nấu ăn với tần suất lớn, rút ngắn thời gian nấu ăn xuống còn một nửa. Đây chính là điểm sáng mà thiết bị bếp từ 3 vùng nấu mang lại rõ nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

2023-06-09T15:59:53+07:00