Chỉ Số IP Trong Các Đèn LED Chống Nước

/Chỉ Số IP Trong Các Đèn LED Chống Nước

1. Chỉ số IP trong các đèn LED là gì? ý nghĩa của nó như thế nào?

IP (Ingress Protection – bảo vệ xâm nhập) – Đây là thước đo bảo vệ một vật phẩm sẽ có đối với vật rắn (cát, bụi, bụi siêu nhỏ, …) và chất lỏng.

Theo xếp hạng IP sẽ bao gồm 2 số: Số đầu tên được đề cập đến việc bảo vệ chống lại các vật rắn (cát, bụi, bụi siêu nhỏ,…) và số thứ hai được đề cập đến việc chống lại chất lỏng xâm nhập.

Đánh giá chỉ số chống nước (IP) trong các đèn chống LED chống nước là gì?

Mỗi đánh giá IP có hai con số xác định, cả hai đều có thể cung cấp cấp cho bạn đầy đủ về mức độ bảo vệ. Số cao hơn đồng nghĩa với việc đèn LED có khả năng chống vật rắn hay chất lỏng tốt hơn.

  • Số đầu tiên (0 – 6) đề cập đến mức độ bảo vệ với các vật rắn và các bộ phận chuyển động, chẳng hạn như các hạt bụi, mảnh vỡ nhỏ hay các chất rắn khác nhau.
  • Số thứ hai (0 – 8) được đề cập đến mức độ bảo vệ đối với chất lỏng hay độ ẩm.

Cùng xem biểu đồ bên dưới để hiểu rõ hơn các bảo vệ đối với mỗi thông số cụ thể:

2. Khả năng chống bụi, vật rắn và hơi ẩm

2.1 Quy định chung

Mục này quy định các yêu cầu và thử nghiệm đối với đèn điện được phân loại là chống bụi, vật rắn và hơi ẩm, kể cả đèn điện thông thường.

2.2 Thử nghiệm đối với sự xâm nhập của bụi, vật rắn và hơi ẩm

Vỏ ngoài của đèn điện phải có cấp bảo vệ chống sự xâm nhập của bụi, vật rắn và hơi ẩm phù hợp với phân loại của đèn điện và mã IP ghi nhãn trên đèn điện.

Chú thích 1: Các thử nghiệm đối với sự xâm nhập của bụi, vật rắn và hơi ẩm quy định trong tiêu chuẩn này không phải tất cả đều đồng nhất với các thử nghiệm trong TCVN 4255 (IEC 60529) do các đặc tính kỹ thuật của đèn điện. Giải thích về hệ thống mã IP được nêu trong Phụ lục A.

Giải thích mã IP đối với các cấp bảo vệ

Để có mô tả chi tiết đầy đủ, xem TCVN 4255 (IEC 60529) mà đoạn dưới đây trích dẫn.

Loại bảo vệ được đề cập trong hệ thống phân loại này như dưới đây.

a) Bảo vệ con người chống chạm với hoặc tiếp cận với bộ phận mang điện và chống tiếp xúc với bộ phận chuyển động (không phải trục quay nhẵn và tương tự) bên trong vỏ ngoài và bảo vệ thiết bị chống sự xâm nhập của vật thể rắn từ bên ngoài.

b) Bảo vệ thiết bị bên trong vỏ bọc khỏi sự xâm nhập có hại của nước.

Ký hiệu chỉ ra các cấp bảo vệ gồm có các chữ cái đặc trưng IP sau đó là hai chữ số (“chữ số đặc trưng”) chỉ ra sự phù hợp với các điều kiện quy định ở Bảng A.1 và A.2 tương ứng. Chữ số thứ nhất chỉ ra cấp bảo vệ được mô tả ở điểm a) bên trên và chữ số thứ hai chỉ ra cấp bảo vệ được mô tả ở điểm b) bên trên.

Bảng A.1 – Cấp bảo vệ được ch ra bằng chữ số đặc trưng thứ nhất

Chữ số đặc trưng thứ nhất Cấp bảo vệ
Mô tả tóm tắt Mô tả tóm tắt các vật thể không lọt vào được vỏ bọc
0  Không có bảo vệ  Không có bảo vệ đặc biệt
1  Bảo vệ chống sự xâm nhập của vật rắn lớn hơn 50 mm  Bề mặt lớn của cơ thể, ví dụ bàn tay (nhưng không được bảo vệ chống tiếp xúc có chủ ý). Vật thể rắn có đường kính lớn hơn 50 mm.
2  Bảo vệ chống sự xâm nhập của vật rắn lớn hơn 12,5 mm  Ngón tay hoặc vật thể tương tự có chiều dài không vượt quá 80 mm.Vật thể rắn có đường kính lớn hơn 12 mm.
3  Bảo vệ chống sự xâm nhập của vật rắn lớn hơn 2,5 mm  Dụng cụ, sợi dây, v.v… có đường kính hoặc chiều dày lớn hơn 2,5 mm. Vật thể rắn có đường kính lớn hơn 2,5 mm.
4  Bảo vệ chống sự xâm nhập của vật rắn lớn hơn 1,0 mm  Sợi dây hoặc dải bằng có chiều dày lớn hơn 1,0 mm. Vật thể rắn có đường kính lớn hơn 1,0 mm.
5  Bảo vệ chống bụi  Không ngăn ngừa hoàn toàn sự xâm nhập của bụi nhưng lượng bụi xâm nhập chỉ ở mức vừa phải để thiết bị vẫn làm việc thỏa đáng
6  Kín bụi  Không có bụi xâm nhập

Bảng A.2 – Cấp bảo vệ được chỉ ra bằng chữ số đặc trưng th hai

Chữ số đặc trưng thứ hai Cấp bảo vệ
Mô t tóm tắt Định nghĩa
0  Không có bảo vệ  Không có bảo vệ đặc biệt
1  Bảo vệ chống giọt nước nhỏ giọt  Giọt nước (rơi thẳng đứng) không gây ảnh hưởng có hại
2  Bảo vệ chống giọt nước rơi thẳng khi  vỏ   nghiêng đi 15°  Giọt nước rơi thẳng đứng không gây ảnh hưởng có hại khi vỏ nghiêng một góc 15° về cả   hai phía của phương thẳng đứng
3  Bảo vệ chống tia nước  Nước rơi dưới dạng tia nước ở góc đến 60° cả về hai phía của phương thẳng đứng không   gây ảnh hưởng có hại
4  Bảo vệ chống tóe nước  Nước bắn tóe vào vỏ từ mọi hướng không gây ảnh hưởng có hại
5  Bảo vệ chống phun nước  Nước được phun vào vỏ theo mọi hướng không gây ảnh hưởng có hại
6  Bảo vệ chống phun nước mạnh  Nước được phun dưới dạng luồng mạnh vào vỏ từ mọi hưởng không gây ảnh hưởng có hại
7  Bảo vệ chống ảnh hưởng của ngâm nước  Nước không được xâm nhập vào vỏ ngoài với lượng có hại khi vỏ bị ngâm nước tạm thời   trong điều kiện tiêu chuẩn về áp suất và thời gian
8  Bảo vệ chống lại ảnh hưởng khi chìm trong   nước  Thiết bị thích hợp để ngâm nước liên tục trong điều kiện do nhà chế tạo quy định.

 Chú thích: Bình thường, điều này có nghĩa là thiết bị được hàn kín. Tuy nhiên, với loại thiết bị nhất định, có thể hiểu là nước có thể vào nhưng chỉ theo cách không gây ảnh hưởng có hại.

Kỹ thuật làm sạch đặc biệt không được đề cập trong thông số IP. Khuyến cáo nhà chế tạo nêu thông tin thích hợp liên quan đến kỹ thuật làm sạch, nếu cần. Thông tin này đi kèm với khuyến cáo có trong TCVN 4255 (IEC 60529) đối với kỹ thuật làm sạch đặc biệt.

Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm thích hợp quy định ở các điều trong mục Thử nghiệm từ B.0 đến B.9 và đối với các thông số IP khác, kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm quy định trong TCVN 4255 (IEC 60529).

Trước khi thử nghiệm đối với con số đặc trưng thứ hai, trừ IP8, đèn điện có đầy đủ (các) bóng đèn phải được đóng điện và đưa về nhiệt độ làm việc ổn định ở điện áp danh định.

Nước dùng cho các thử nghiệm này phải có nhiệt độ là 15 °C ± 10 °C.

Đèn điện phải được lắp đặt và đi dây như trong sử dụng bình thường và được đặt ở tư thế bất lợi nhất, đã lắp hoàn chỉnh nắp bằng thủy tinh trong mờ bảo vệ, nếu có, để thực hiện các thử nghiệm ở các điều từ B.0 đến B.9 (Trong Phụ Lục B).

Trong trường hợp thực hiện đấu nối bằng phích cắm hoặc cơ cấu tương tự, thì cơ cấu này phải được xem là một phần của đèn điện hoàn chỉnh và phải có trong các thử nghiệm và cũng giống như vậy đối với tất cả các bộ điều khiển riêng rẽ.

Đối với các thử nghiệm ở các điều từ B.3 đến B.9, đèn điện cố định được thiết kế để khi lắp đặt, thân của nó tiếp xúc với bề mặt phải thử nghiệm với tấm đệm bằng tấm kim loại dát và kéo thành mắt lưới đặt giữa đèn điện và bề mặt lắp đặt. Miếng đệm này ít nhất phải có kích thước bằng với kích thước bao ngoài theo hình chiếu của đèn điện, và có kích thước như sau:

Chiều dài của mắt lưới 10 mm đến 20 mm
Chiều ngắn của mắt lưới 4 mm đến 7 mm
Chiều rộng của sợi lưới 1.5 mm đến 2 mm
Chiều dày của sợi lưới 0.3 mm đến 0.5 mm
Chiều dày tổng thể 1.8 mm đến 3 mm

Đèn điện có lỗ để xả nước phải được lắp đặt với lỗ xả thấp nhất được mở ra, trừ khi có quy định khác trong hướng dẫn lắp đặt của nhà chế tạo.

Nếu hướng dẫn lắp đặt chỉ ra rằng đèn điện loại chống nước nhỏ giọt dùng để lắp trên trần hoặc bên dưới mái che thì đèn điện phải được gắn vào phía dưới một bảng hoặc một tấm phẳng có kích thước nhô ra khỏi chu vi của phần đèn điện tiếp xúc với bề mặt lắp đặt là 10 mm.

Đối với đèn điện lắp chìm, các bộ phận ở trong hốc và bộ phận nhô ra khỏi hốc phải được thử nghiệm theo phân loại IP của chúng như chỉ ra trong hướng dẫn lắp đặt của nhà chế tạo. Có thể cần có hộp bao bọc bộ phận bên trong hốc đối với các thử nghiệm ở các điều từ B.4 đến B.9 (Trong Phụ Lục B)

B.0 Thử nghiệm

Đèn điện chống sự xâm nhập của vật rắn (chữ số IP đặc trưng thứ nhất là 2) phải được thử nghiệm với đầu dò thử nghiệm tiêu chuẩn quy định trong TCVN 4255 (IEC 60529) theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Chú thích: Không yêu cầu thử nghiệm đèn điện có chữ số IP đặc trưng thứ 2 bằng viên bi như quy định ở TCVN 4255 (IEC 60529).

Đèn điện chống sự xâm nhập của vật rắn (chữ số IP đặc trưng thứ nhất là 3 và 4) phải được thử nghiệm ở tất cả các điểm có thể (trừ miếng đệm) bằng đầu dò phù hợp với đầu dò thử nghiệm C hoặc D của IEC 61032, đặt với lực như chỉ ra trong Bảng B

Bảng B: Thử nghiệm đèn điện chống sự xâm nhập của vật rắn

  Đu dò thử nghiệm theo IEC 61032

Đường kính sợi dây dò mm

Lực đặt N

Chữ số IP thứ nhất là 3 C 3 ± 10%
Chữ số IP thứ nhất là 4 D 1 ± 10%

Đầu của sợi dây dò phải được cắt vuông góc với chiều dài của nó và không có bavia.

B.1 Đèn điện chống bụi (chữ số IP đặc trưng thứ nhất là 5) phải được thử nghiệm trong tủ bụi tương tự như chỉ ra, trong đó bột tan được duy trì ở dạng lơ lửng trong luồng không khí. Tủ này phải chứa 2 kg bột tan trong mỗi mét khối thể tích của nó. Bột tan sử dụng phải có khả năng lọt qua sàng có mắt lưới hình vuông có đường kính sợi dây danh nghĩa là 50 µm và khoảng cách tự do danh nghĩa giữa các sợi dây là 75 µm. Không được sử dụng sàng này quá 20 lần thử nghiệm.

Thử nghiệm phải được tiến hành như sau:

a) Đèn điện được treo bên ngoài tủ bụi và làm việc ở điện áp nguồn danh định cho đến khi đạt đến nhiệt độ làm việc.

b) Đèn điện, trong khi vẫn hoạt động, được đặt ở vị trí ít bị xáo trộn nhất trong tủ bụi.

c) Cửa tủ bụi được đóng lại.

d) Đóng điện cho quạt/máy thổi để bột tan ở dạng lơ lửng được đóng điện.

e) Sau 1 min, ngắt điện cho đèn điện và để nguội trong 3 h trong khi vẫn duy trì bột tan ở dạng lơ lửng

Chú thích: Khoảng thời gian 1 min giữa đóng điện cho quạt/máy thổi và ngắt điện cho đèn điện để đảm bảo rằng bột tan thực sự ở dạng lơ lửng xung quanh đèn điện trong quá trình làm mát ban đầu, điều này là rất quan trọng đối với đèn điện nhỏ hơn. Ban đầu, cho đèn điện làm việc như điểm a) để đảm bảo tủ thử nghiệm không bị quá nhiệt.

B.2 Đèn điện kín bụi (chữ số IP đặc trưng thứ nhất là 6) được thử nghiệm theo đèn điện chống bụi

B.3 Đèn điện chịu nước nhỏ giọt

B.3.1 Đèn điện chịu nước nhỏ giọt (chữ số IP đặc trưng thứ hai là 1) phải chịu mưa nhân tạo bằng  mm/min trong 10 min, rơi thẳng đứng từ độ cao 200 mm lên phần cao nhất của đèn điện.

B.3.2 Đèn điện chịu nước nhỏ giọt (chữ số IP đặc trưng thứ hai là 2) phải chịu mưa nhân tạo bằng  mm/min trong 10 min, rơi thẳng đứng từ độ cao 200 mm lên phần cao nhất của đèn điện, khi đèn điện được đặt ở tư thế bất lợi nhất và nghiêng một góc bất kỳ đến 15° theo cả hai phía của trục thẳng đứng.

B.4 Đèn điện chịu nước mưa (chữ số IP đặc trưng thứ hai là 3) chịu phun nước trong 10 min bằng thiết bị phun. Bán kính của ống hình bán nguyệt phải càng nhỏ càng tốt và thích hợp với kích cỡ và vị trí của đèn điện.

Ống phải được khoan lỗ sao cho tia nước hướng trực tiếp vào tâm của vòng tròn và lưu lượng nước ở lối vào của thiết bị phun phải xấp xỉ 0.07 l/min ± 5 % trên mỗi lỗ nhân với số lỗ (xấp xỉ 80 kN/m2).

Ống phải dao động qua góc 120°, mỗi phía 60° so với trục thẳng đứng, thời gian của một dao động hoàn chỉnh (2 x 120°) là khoảng 4 s.

Đèn điện phải được lắp ở trên đường trục của ống sao cho các đầu của đèn điện tiếp nhận đầy đủ các tia nước phun trùm lên. Đèn điện phải được xoay quanh trục thẳng đứng của nó trong khi thử nghiệm với tốc độ bằng 1 r/min.

Sau thời gian 10 min này, ngắt điện cho đèn điện và để nguội tự nhiên trong khi vẫn tiếp tục phun nước trong 10 min nữa.

Chú thích: Ở Nhật, chấp nhận thử nghiệm ống dao động và thử nghiệm miệng phun như mô tả trong TCVN 4255 (IEC 60529).

B.5 Đèn điện chịu nước bắn tóe (chữ số IP đặc trưng thứ hai là 4) được phun nước từ mọi hướng trong 10 min bằng thiết bị phun và được mô tả ở B.4. Đèn điện phải được lắp dưới đường trục của ống sao cho các đầu của đèn điện được bao phủ đủ các tia nước.

Ống phải dao động xung quanh góc xấp xỉ 360°, 180° ở hai phía của trục thẳng đứng, thời gian của một dao động hoàn chỉnh (2 x 360°) là khoảng 12 s. Đèn điện phải được xoay quanh trục thẳng đứng của nó trong khi thử nghiệm với tốc độ bằng 1 r/min.

Vật đỡ thiết bị cần thử nghiệm phải ở dạng lưới để tránh đóng vai trò là màng ngăn. Sau thời gian 10 min này, ngắt điện cho đèn điện và để nguội tự nhiên trong khi vẫn tiếp tục phun nước trong 10 min nữa.

Chú thích: Ở Nhật, chấp nhận thử nghiệm ống dao động và thử nghiệm miệng phun như mô tả trong TCVN 4255 (IEC 60529).

B.6 Đèn điện chịu nước phun (chữ số IP đặc trưng thứ hai là 5) được ngắt điện và ngay sau đó, chịu nước phun trong 15 min từ mọi hướng bằng một vòi phun có miệng phun. Nóng phun phải được giữ cách mẫu 3 m.

Áp suất nước tại miệng phun phải được điều chỉnh để đạt được tốc độ nước phun ra bằng 12.5 l/min ± 5 % (xấp xỉ 30 kN/m2).

B.7 Đèn điện chịu nước phun mạnh (chữ số IP đặc trưng thứ hai là 6) được ngắt điện và ngay sau đó, chịu nước phun trong 3 min từ mọi hướng bằng một vòi phun có miệng phun. Nóng phun phải được giữ cách mẫu 3 m.

Áp suất nước tại miệng phun phải được điều chỉnh để đạt được tốc độ nước phun ra bằng 100 l/min ± 5 % (xấp xỉ 100 kN/m2).

B.8 Đèn điện kín nước (chữ số IP đặc trưng thứ hai là 7) được ngắt điện và ngay sau đó, ngâm vào nước trong 30 min sao cho điểm cao nhất của đèn điện thấp hơn bề mặt nước tối thiểu là 150 mm và phần thấp nhất của đèn điện phải chịu chiều cao cột nước tối thiểu là 1 m. Đèn điện phải được giữ đúng vị trí bằng phương tiện cố định bình thường của nó. Đèn điện dùng các bóng đèn huỳnh quang dạng ống phải được đặt ở tư thế nằm ngang, dưới bề mặt nước 1 m, với bộ khuếch tán hướng lên.

Chú thích: Cách xử lý này chưa đủ khắc nghiệt đối với đèn điện làm việc dưới nước.

B.9 Đèn điện kín nước có áp suất (chữ số IP đặc trưng thứ hai là 8) được gia nhiệt bằng cách đóng điện cho bóng đèn hoặc bằng phương pháp thích hợp khác, sao cho nhiệt độ của vỏ đèn điện cao hơn nhiệt độ của nước trong thùng thử nghiệm từ 5 °C đến 10 °C.

Sau đó, đèn điện phải được ngắt điện và chịu áp suất nước bằng 1,3 lần áp suất tương ứng với độ sâu ngâm lớn nhất danh định trong thời gian 30 min.

Đối với đèn điện IP2X, vỏ ngoài nghĩa là bộ phận của đèn điện có chứa phần chính không phải là bóng đèn và bộ điều khiển quang.

Chú thích 2: Vì đèn điện không có bộ phận chuyển động nguy hiểm nên mức an toàn quy định trong TCVN 4255 (IEC 60529) là đã đạt được.

Đèn điện di động, được đi dây như trong sử dụng bình thường, phải được đặt ở tư thế bất lợi nhất khi sử dụng bình thường.

Các miếng đệm, nếu có, phải được xiết chặt với mômen bằng hai phần ba mômen đặt lên miếng đệm trong Thử nghiệm C.

Vòng đệm bắt ren phải lắp với thanh kim loại hình trụ có đường kính bằng với số nguyên thấp hơn gần nhất tính bằng milimét so với đường kính bên trong của vòng đệm cần đệm kín. Vòng đệm này phải được xiết bằng chìa vặn thích hợp, mômen chỉ ra trong Bảng C.1 được đặt lên chìa vặn trong 1 min.

Bảng C.1 – Thử nghiệm mômen lên miếng đệm

Đường kính thanh thử nghiệm (mm)

Mômen

 Miếng đệm kim loại (Nm)

 Miếng đệm đúc bằng nhựa dẻo (Nm)

 Đến 7 6,25 2,5
 Trên 7 đến 14 6,25 3,25
 Trên 14 đến 20 7,50 5
 Trên 20 10 7,50

Sau thử nghiệm, đèn điện và vòng đệm không có biểu hiện bị hỏng.

Vít cố định nắp đậy, không phải loại vít cố định thao tác bằng tay của nắp thủy tinh, phải được xiết chặt với mômen bằng hai phần ba mômen quy định trong Bảng D

Nắp đậy loại bắt vít phải được xiết chặt với mômen có giá trị tính bằng niutơn mét về con số phải bằng một phần mười đường kính danh nghĩa của ren vít tính bằng milimét. Vít cố định các nắp khác phải được xiết chặt với mômen bằng hai phần ba mômen quy định trong Bảng D.

Bng D – Mômen xoắn đ thử nghiệm vít

Đường kính ren ngoài danh nghĩa của vít (mm)

Mômen xoắn (Nm)

1 2 3
 Đến và bằng 2,8 0.20 0.40 0.4
 Lớn hơn 2,8 đến và bằng 3,0 0.25 0.50 0.5
 Lớn hơn 3,0 đến và bằng 3,2 0.30 0.60 0.5
 Lớn hơn 3,2 đến và bằng 3,6 0.40 0.80 0.6
 Lớn hơn 3,6 đến và bằng 4,1 0.70 1.20 0.6
 Lớn hơn 4,1 đến và bằng 4,7 0.80 1.80 0.9
 Lớn hơn 4,7 đến và bằng 5,3 0.80 2.00 1.0
 Lớn hơn 5,3 đến và bằng 6,0 2.50 1.25
 Lớn hơn 6,0 đến và bằng 8,0 8.00 4.00
 Lớn hơn 8,0 đến và bằng 10,0 17.00 8.50
 Lớn hơn 10,0 đến và bằng 12,0 29.00 14.50
 Lớn hơn 12,0 đến và bằng 14,0 48.00 24.00
 Lớn hơn 14,0 đến và bằng 16,0 114.00 57.00

Sau khi hoàn thành các thử nghiệm, đèn điện phải chịu thử nghiệm độ bền điện quy định và xem xét phải cho thấy:

a) Không lắng đọng bột tan trong đèn điện chống bụi, vì nếu bột này dẫn thì cách điện sẽ không phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

b) Không lắng đọng bột tan bên trong vỏ đối với đèn điện kín bụi;

c) Không có vệt nước trên các mối nối điện, bộ phận mang dòng hoặc trên cách điện mà có thể trở nên nguy hiểm cho người sử dụng hoặc môi trường bao quanh, ví dụ, trong trường hợp có thể làm giảm chiều dài đường rò và khe hở không khí thấp hơn giá trị quy định; chỉ ngoại trừ đối với các dây dẫn SELV trong đó điện áp có tải không vượt quá 12 V giá trị hiệu dụng hoặc 30 V giá trị một chiều không nhấp nhô và trên dây dẫn được bảo vệ chống ăn mòn.

Chú thích 3: Một số khía cạnh bảo vệ chống ăn mòn được quy định.

1) Đối với đèn điện không có lỗ thoát nước, không được có nước lọt vào.

Chú thích 4: Cần cẩn thận để không nhầm lẫn ngưng tụ với nước lọt vào.

2) Đối với đèn điện có các lỗ thoát nước, cho phép có nước lọt vào kể cả nước ngưng tụ trong quá trình thử nghiệm nếu lỗ có thể xả hiệu quả và với điều kiện nước không làm giảm chiều dài đường rò và khe hở không khí xuống thấp hơn các mức tối thiểu quy định trong tiêu chuẩn này;

d) Không có vệt nước lọt vào trong bất kỳ phần nào của đèn điện kín nước hoặc đèn điện kín nước có áp suất;

e) Không cho phép có tiếp xúc với bộ phận mang điện bằng đầu dò thử nghiệm liên quan đối với chữ số IP đặc trưng thứ nhất là 2;

f) Không thể tiến vào bên trong vỏ đèn điện bằng đầu dò thử nghiệm liên quan đối với chữ số IP đặc trưng thứ nhất là 3 và 4 ;

g) Đối với đèn điện có các lỗ thoát nước phù hợp và đèn điện có các rãnh thông gió để làm mát cưỡng bức thì không cho phép tiếp xúc với bộ phận mang điện qua lỗ thoát nước và rãnh thông gió bằng đầu dò thử nghiệm liên quan đối với chữ số IP đặc trưng thứ nhất là 3 và 4;

h) Không có vệt nước trên bất kỳ bộ phận nào của bóng đèn đòi hỏi bảo vệ khỏi nước bắn tóe như chỉ ra trong mục “thông tin để thiết kế đèn điện” của tiêu chuẩn bóng đèn liên quan ;

i) Không bị hỏng, ví dụ gãy hoặc vỡ che chắn bảo vệ hoặc vỏ thủy tinh gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hoặc đến bảo vệ chống sự xâm nhập của hơi ẩm.

2.3 Thử nghiệm ẩm

Tất cả đèn điện phải chịu được điều kiện ẩm có thể xuất hiện trong sử dụng bình thường.

Kiểm tra sự phù hợp bằng xử lý ẩm, ngay sau các thử nghiệm.

Lối vào cáp, nếu có, phải để mở; nếu có các lỗ đột lửng thì một trong các lỗ đột lửng phải được đột bỏ.

Bộ phận có thể tháo ra bằng tay, ví dụ, phụ kiện điện, vỏ bọc, kính bảo vệ, v.v… phải được tháo ra và nếu cần, phải chịu xử lý ẩm cùng với bộ phận chính.

Đèn điện được đặt ở vị trí bất lợi nhất trong sử dụng bình thường, trong tủ ẩm có chứa không khí có độ ẩm tương đối duy trì ở 91 % đến 95 %. Nhiệt độ của không khí ở mọi nơi đặt mẫu phải duy trì trong phạm vi 1 °C của giá trị thích hợp bất kỳ “t” từ 20 °C đến 30 °C.

Trước khi đặt vào tủ ẩm, mẫu phải được đưa về nhiệt độ từ “t” đến (t + 4) °C. Mẫu phải được giữ trong tủ 48 h.

Chú thích: Đa số các trường hợp, mẫu có thể được đưa về nhiệt độ quy định từ “t” đến (t + 4) °C bằng cách giữ mẫu trong phòng ở nhiệt độ này trong ít nhất 4h trước khi xử lý ẩm.

Để đạt đến điều kiện quy định trong tủ, cần đảm bảo tuần hoàn không khí bên trong tủ là không đổi và thường sử dụng tủ có cách nhiệt.

Sau xử lý này, mẫu không được bị hư hại ảnh hưởng đến sự phù hợp với các yêu cầu trong tiêu chuẩn này.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA (PGL – Nhấn vào đây để xem thông tin Cty)
Phone: 0981 996 9960982 996 696
Email: lab@phucgia.com.vn
“Liên Minh Phúc Gia – Vì cuộc sống tiện nghi”
“Chúng tôi luôn mong muốn: mang lại nhiều GIÁ TRỊ nhất cho bạn!”

2023-06-09T16:06:33+07:00