Cục Kiểm Định Hải Quan

/Cục Kiểm Định Hải Quan

Phúc Gia Cung Cấp Nội Dung Thông Tin Về Cục Kiểm Định Hải Quan Tới Các Đơn Vị, Cá Nhân, Doanh Nghiệp Với Mong Muốn Mang Lại Những Thông Tin Chính Xác Và Hữu Ích Nhất. Hãy Đến Với Phúc Gia Để Nhận Được Sự Tư Vấn Chuyên Sâu Và Dịch Vụ Logistics Trọn Gói Từ A – Z Nhanh Nhất!

Địa chỉ: 162 – Nguyễn Văn Cừ – Long Biên – Hà Nội
Điện thoại: (024) 38 722 634
Fax: (024) 38 723 582
Thư điện tử: ttptpl-mb@customs.gov.vn

Theo Quyết định số 1388/QĐ-BTC ngày 20/6/2016 của Bộ Tài chính, Cục Kiểm định hải quan là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:

1) Vị trí và chức năng:

  • Cục Kiểm định hải quan là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra về tiêu chuẩn, chất lượng, kiểm dịch, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật; công tác kiểm định, phân tích, giám định để hỗ trợ công tác phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
  • Cục Kiểm định hải quan có tư cách pháp nhân, có trụ sở và con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

2) Nhiệm vụ và quyền hạn:

  1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:
  • Văn bản quy phạm pháp luật về kiểm định, phân tích, giám định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Chiến lược, kế hoạch, chương trình và đề án dài hạn, trung hạn và hàng năm về kiểm định, phân tích, giám định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Đề xuất kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến kiểm định, phân tích, giám định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Chủ trương đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để thực hiện công tác kiểm tra chuyên ngành theo chỉ định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành span>đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Giải quyết vướng mắc về thực hiện kiểm định, phân tích, giám định để phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sau kiểm định, phân tích, giám định và kiểm tra chuyên ngành vượt quá thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
  1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:
  • Văn bản hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ, quy trình và quy chế về kiểm định, phân tích, giám định để phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sau kiểm định, phân tích, giám định và kiểm tra chuyên ngành theo chỉ định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Ý kiến đề nghị với các Bộ, ngành về giải quyết vướng mắc liên quan đến kiểm định, phân tích, giám định để phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sau kiểm định, phân tích, giám định và kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm theo yêu cầu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành đối với một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu
  1. Tổ chức thực hiện:
  • Kiểm định, phân tích, giám định để hỗ trợ công tác phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo yêu cầu quản lý, giám sát của cơ quan hải quan;
  • Kiểm định, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện kiểm định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật có liên quan;
  • Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Cục theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
  1. Tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan kiểm tra nhà nước về kiểm định; xây dựng cơ chế, quy chế phối hợp để tham mưu, giúp Tổng cục Hải quan xã hội hóa hoạt động kiểm định.
  2. Thông báo kết quả kiểm định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sau khi kiểm định, phân tích, giám định thuộc phạm vi quản lý của Cục theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
  3. Hướng dẫn, tập huấn, tuyên truyền, đôn đốc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy chế về nghiệp vụ kiểm định, phân tích và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật và của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
  4. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, thống nhất thực hiện công tác kiểm định, phân tích và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc lĩnh vực hải quan.
  5. Chủ trì giải quyết các khiếu nại, xử lý vướng mắc liên quan đến kết quả kiểm định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sau kiểm định, phân tích và giám định trong phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan và quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành.
  6. Phối hợp xây dựng nội dung, chương trình và tham gia giảng dạy, đào tạo về lĩnh vực nghiệp vụ theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
  7. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định của pháp luật.
  8. Thực hiện hợp tác quốc tế trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
  9. Đánh giá, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
  10. Quản lý công chức, viên chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản được giao và theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.
  11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.

3) Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm định hải quan gồm:

  • Phòng Tổng hợp;
  • Phòng Tham mưu xử lý;
  • Phòng Kiểm định;
  • Chi cục Kiểm định hải quan 1 (Trụ sở tại thành phố Hà Nội);
  • Chi cục Kiểm định hải quan 2 (Trụ sở tại thành phố Hải Phòng);
  • Chi cục Kiểm định hải quan 3 (Trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh);
  • Chi cục Kiểm định hải quan 4 (Trụ sở tại thành phố Đà Nẵng);
  • Chi cục Kiểm định hải quan 5 (Trụ sở tại Quảng Ninh);
  • Chi cục Kiểm định hải quan 6 (Trụ sở tại tỉnh Lạng Sơn);
  • Trung tâm Phân tích (đơn vị sự nghiệp).

Chi cục Kiểm định hải quan là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định nhiệm vụ cụ thể của các phòng và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục thuộc Cục Kiểm định hải quan.

Trung tâm Phân tích là đơn vị sự nghiệp công lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng để hoạt động giao dịch theo quy định của pháp luật. Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Phân tích do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định.

Biên chế của Cục Kiểm định hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong tổng số biên chế của Tổng cục Hải quan.

Các Bài Viết Liên Quan Đến Dịch Vụ Logistics Tại Phúc Gia®:
https://phucgia.com.vn/dich-vu-logistics/

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN MINH PHÚC GIA (PGU – Nhấn vào đây để xem thông tin Cty)

Phone: 024777966960982996696
Email: info@phucgia.com.vn

Liên Minh Phúc Gia – Vì cuộc sống tiện nghi”
Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều “GIÁ TRỊ TỐT NHẤT” cho bạn!

2018-03-26T14:08:08+07:00
zalo-icon
facebook-icon
linkin-icon
phone-icon