Hội Nghị Khoa Học Chiếu Sáng Toàn Quốc Năm 2022

Ngày 14.06.2022 tại Hà Nội, Hội Chiếu sáng Việt Nam phối hợp với Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB và Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây Dựng đã tổ chức Hội nghị khoa học Chiếu sáng toàn quốc năm 2022, với chủ đề: “Chiếu sáng vì sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường hướng tới phát thải dòng bằng “0” ở Việt Nam”

Toan_canh_hoi_nghi

Toàn cảnh hội nghị

Hội nghị đã thu hút trên 200 đại biểu đến từ các Bộ, Ngành, Tổ chức và các Doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực chiếu sáng trong và ngoài nước. Hội nghị được tổ chức cả offline và online.

Toan_canh_hoi_nghi_1

Toan_canh_hoi_nghi_2

Tham dự Hội nghị có:

  • Đại diện Bộ Xây dựng: TS. Mai Liên Hương – Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Bộ Xây dựng,
  • Đại diện Ngân hàng ADB Bà Hyunjung Lee – GĐ- Dự án chiếu sáng đô thị thông minh và hiệu quả năng lượng nhằm phát thải ròng bằng “0“ tại VN;
  • Đại diện Bộ Kinh tế thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), Ngài Tasuku Niinuma;
  • Đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất Thiết bị Chiếu sáng Nhật Bản (JLMA) Ngài Tsuyoshi Maeki, Tổng hội XDVN;
  • Về phía Hội Chiếu sáng Việt Nam (HCSVN) PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến – Chủ tịch Hội CSVN, các Phó Chủ tịch Hội và toàn bộ các UV BCH Hội;
  • Đại diện Công ty Cổ phần Phòng thử nghiệm Phúc Gia, Ông Lê Thụ Phúc Gia – Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Bà Mai Thị Vân – Tổng Giám đốc, Ông Nguyễn Văn Nam – Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm và Kiểm định Phúc Gia;
  • Các Nhà Khoa học, đại diện các Bộ, ngành địa phương, các cơ quan báo chí Trung ương và địa  phương đến tham dự và đưa tin.,…
Dai_bieu_hoi_nghi_chieu_sang

Các đại biểu về dự chụp ảnh cùng lãnh đạo Hội chiếu sáng Việt Nam

Phát biểu đề dẫn tại Hội Nghị Chủ tịch Hội CSVN Nguyễn Hồng Tiến cho biết:

Cùng với tiến trình đô thị hóa, công tác phát triển đô thị được thúc đẩy nhanh hơn. Nhiều thành phố hiện đại hơn kéo theo các loại ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Vấn đề ô nhiễm ánh sáng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nước. Sử dụng ánh sáng trang trí quá mức, lạm dụng ánh sáng thiếu kiểm soát tại các tòa nhà cao tầng, các trung tâm thương mại dịch vụ, các tấm biển quảng cáo, tại các khu vực công cộng hoặc ngay trên đường phố…. khiến cho bầu trời ban đêm quá sáng, mang lại cảm giác khó chịu và chói mắt, nhiễu loạn thị giác làm cho khả năng phân biệt các thông tin quan trọng bị giảm sút dẫn đến tai nạn, mất an ninh, an toàn, lãng phí điện năng, nguy cơ cháy nổ…. .

Ngoài ánh nắng mặt trời, nhiều thiết bị như  đèn LED, tivi, điện thoại… cũng có thể tạo ra ánh sáng xanh. Lượng ánh sáng xanh mà các thiết bị điện tử phát ra chỉ là một phần nhỏ so với ánh sáng từ mặt trời, nhưng lượng thời gian mọi người sử dụng các thiết bị này và khoảng cách giữa màn hình với mắt của người dùng khiến nhiều bác sĩ lo ngại về những ảnh hưởng lâu dài của ánh sáng xanh đối với sức khỏe.

Theo TS Nguyễn Hồng Tiến, ngoài ảnh hưởng của ô nhiễm ánh sáng, các phát thải từ việc thu gom, xử lý các vật tư, thiết bị và sản phẩm chiếu sáng thải bỏ cũng là vấn đề phải được quan tâm. Vấn đề thu gom, phân loại ra sao, tái chế, tái xử dụng như thế nào đặc biệt công nghệ xử lý nào sẽ được áp dụng cần có những giải pháp thật cụ thể. Việt Nam đang là quốc gia đang phát triển, quá trình đô thị gia tăng rất nhanh, kéo theo việc phát triển hạ tầng chiếu sang đô thị nói riêng và chiếu sáng trong các lĩnh vực xã hội, có thể nói có tốc độ phát triển chóng mặt, nóng, kéo theo nhiều hệ lụy không có lợi cho xã hội. Vấn đề đặt ra là chiếu sáng như thế nào để đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Hay nói cách khách là phải lấy con người là trung tâm để điều hành mọi hành vi, theo hướng bảo vệ sức khỏe con người. Đây là xu hướng tất yếu của xã hội hiện nay.

“Ngày 01/11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 diễn ra ở thành phố Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh, nêu bật những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong nỗ lực ứng phó với với biến đổi khí hậu. Thủ tướng đã khẳng định, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Đây chính là một cam kết của Chính phủ, mà Việt Nam sẽ triển khai thực hiện, mà hội thảo hôm nay chúng ta tập trung thảo luận tìm ra những giải pháp thực hiện tốt nhất”. Ông Tiến nhấn mạnh.

Nguyen_hong_tien_phat_bieu

PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến – Chủ tịch Hội Chiếu sáng Việt Nam

Với góc độ cơ quan quản lý, Bà Mai Liên Hương, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng cho biết: “Trong thời gian qua ADB phối hợp với Cục Hạ tầng kĩ thuật tổ chức triển khai thực hiện dự án “Chiếu sáng thông minh và hiệu quả (SELP)” bước đầu kết quả của dự án đã được đánh giá cao tại Bộ Xây dựng và các địa phương tham gia dự án. Ngoài ra Bộ Xây dựng cũng đang tiến hành rà soát các quy định của pháp luật và liên quan đến quản lý hoạt động chiếu sáng trong thời gian tới. Hy vọng Dự án thành công và những quy định quản lý được đổi mới sẽ thúc đẩy ngành Chiếu sáng Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới”.

Mai_Lien_Huong_phat_bieu

Ts. Mai Liên Hương – Cục trưởng Cục HTKT BOLD

“Tôi hy vọng, thông qua trao đổi thảo luận chia sẻ các bài học và kinh nghiệm giúp chúng ta làm rõ hơn thực trạng và đề xuất được các giải pháp có tính khả thi có liên quan đến chủ đề của Hội nghị hôm nay mà phạm vi rộng lớn hơn đối với toàn ngành Chiếu sáng đô thị Việt Nam để cùng nhau phấn đấu thực hiện tốt hơn cam kết của Thủ tướng Chính phủ, TS Mai Liên Hương nhấn mạnh.

Với gần 20 bài tham luận của các diễn giả trong nước và quốc tế, của đại diện từ Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản, Bộ Xây dựng, các Hội nghề nghiệp cùng các nhà khoa học và doanh nghiệp chiếu sáng đầu ngành, tập trung vào 6 nhóm các công nghệ chiếu sáng, kinh nghiệm, giải pháp,… các bài học kinh nghiệm sẽ làm rõ hơn thực trạng và đề xuất được các giải pháp có tính khả thi có liên quan đến chủ đề của Hội nghị, phấn đầu thực hiện tốt hơn cam kết của Thủ tướng Chính phủ hướng tới phát thải dòng bằng “0” ở Việt Nam vào năm 2050.

Hyunjung Lee_Dai_dien_ngan_hang

Đại diện Ngân hàng ADB: Bà Hyunjung Lee – GĐ Dự án chiếu sáng đô thị thông minh và hiệu quả năng lượng nhằm phát thải ròng bằng 0 tại VN

Dai_dien_nhat_ban_hoi_nghi_chieu_sang

Đại diện Hiệp hội chiếu sáng Nhật Bản phát biểu tham luận Online

Dai_dien_phuc_gia_hoi_nghi_chieu_sang

Đại diện Công ty Cổ phần Phòng thử nghiệm Phúc Gia: Ông Lê Thụ Phúc Gia (Chủ tịch Hội đồng Quản trị), bà Mai Thị Vân (Tổng Giám đốc); Ủy viên Ban Chấp hành Hội Chiếu sáng Việt Nam: PGS. TS. Lê Văn Doanh (tác giả của rất nhiều cuốn sách như: Kỹ thuật điện, Điện tử công suất, Bảo dưỡng và thử nghiệm thiết bị trong hệ thống điện…) TS. Lê Hải Hưng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ (IRAT).

Dai_dien_phuc_gia_hoi_nghi_chieu_sang_2

Đại diện Công ty Cổ phần Phòng thử nghiệm Phúc Gia: Ông Lê Thụ Phúc Gia (Chủ tịch Hội đồng Quản trị), Ông Nguyễn Văn Nam (Giám đốc trung tâm thử nghiệm và kiểm định Phúc Gia) cùng đại diện của Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang

Dai_dien_phuc_gia_hoi_nghi_chieu_sang_3

Đại diện Công ty Cổ phần Phòng thử nghiệm Phúc Gia: Bà Mai Thị Vân (Tổng Giám đốc) cùng Đại diện Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang Bà Văn Thị Anh Thư, Giám đốc Marketing B2B của Điện Quang

TS Le Hai Hung_hoi_nghi_chieu_sang

TS. Lê Hải Hưng và bài tham luận Chiếu sáng thông minh hướng tới phát thải ròng bằng 0 tại Việt nam

Ngo van quyen_hoi_nghi_chieu_sang

Ông Ngô Văn Quyền – Trung tâm nghiên cứu tư vấn chiếu sáng với bài tham luận tác động của ánh sáng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

2024-10-28T15:37:12+07:00
zalo-icon
facebook-icon
linkin-icon
phone-icon