Ngày 04/05/2025, Ban chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW (Nghị quyết số 68) của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Một trong những mục tiêu trọng tâm đến năm 2030 là Việt Nam phấn đấu có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.
Xem thêm:
- Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia
- Phúc Gia – Báo giá thử nghiệm chứng nhận mới nhất năm 2025
Nghị quyết nêu rõ sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước. Căn cứ theo tình hình hiện tại, Bộ Chính trị yêu cầu tập trung quán triệt, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nội dung cụ thể tại Nghị quyết số 68-NQ/TW.
I. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2030 VÀ 2045
Căn cứ theo Mục 2 của Nghị quyết số 68-NQ/TW năm 2025, Bộ Chính trị đã đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân theo từng giai đoạn như sau:
1. Đến năm 2030
– Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị và các chủ trương, đường lối khác của Đảng.
– Phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân. Có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
– Tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10-12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; đóng góp khoảng 55-58% GDP, khoảng 35-40% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 84-85% tổng số lao động; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5-9,5%/năm.
– Trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.
2. Tầm nhìn đến năm 2045
Kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.
II- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 68-NQ/TW
Căn cứ Mục 3 của Nghị quyết số 68-NQ/TW năm 2025, Bộ Chính trị đã xác định 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân, bao gồm:
1. Đổi mới tư duy, thống nhất cao về nhận thức và hành động, khơi dậy niềm tin, khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân
2. Đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách, bảo đảm và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng của kinh tế tư nhân và bảo đảm thực thi hợp đồng của kinh tế tư nhân
- Đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách
- Bảo đảm và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản, quyền cạnh tranh bình đẳng và bảo đảm thực thi hợp đồng của kinh tế tư nhân
- Tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự; giữa pháp nhân và cá nhân trong xử lý vi phạm
3. Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực về đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao
- Tăng cường cơ hội tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh cho kinh tế tư nhân
- Đẩy mạnh và đa dạng hoá nguồn vốn cho kinh tế tư nhân
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho kinh tế tư nhân
4. Thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững trong kinh tế tư nhân
5. Tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI
6. Hình thành và phát triển nhanh các doanh nghiệp lớn và vừa, các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu
7. Hỗ trợ thực chất, hiệu quả doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh
8. Đề cao đạo đức kinh doanh, phát huy trách nhiệm xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nhân tham gia quản trị đất nước
Xem TOÀN VĂN Nghị quyết 68-NQ/TW 2025
Vui lòng chờ vài giây để loading Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân
Ấn vào đây để download Nghị quyết số 68-NQ/TW (pdf)
Xem thêm các bài viết khác:
- Nghị Quyết 10-NQ/TW Năm 2017 Về Phát Triển Kinh Tế Tư Nhân Trở Thành Một Động Lực Quan Trọng Của Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa
- Ưu Đãi Thuế Cho Doanh Nghiệp Công Nghệ Cao
- Quyết định số 14/2023/QĐ-TTg đã và sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đối với Doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất thiết bị điện gia dụng và văn phòng
- Mẫu Báo Cáo Định Kỳ Của Doanh Nghiệp Sản Xuất, Nhập Khẩu, Phương Tiện, Thiết Bị Dán Nhãn Năng Lượng
- Dịch Vụ Thủ Tục Cho Doanh Nghiệp Việt Nam Hiện Nay
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0981.996.996/ 0982.996.696/ 024.7779.6696
E-mail: lab@phucgia.com.vn
Website: phucgia.com.vn
Thời gian làm việc: Thứ Hai đến Thứ Sáu 8:00 – 18:30; Thứ Bảy 8:00 – 12:00