Hướng Dẫn Thử Nghiệm An Toàn Đối Với Quạt Điện Theo QCVN 04:2009/BKHCN

Kể từ ngày 01/06/2010, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các thiết bị Quạt điện phải được chứng nhận hợp quy, gắn dấu hợp quy và đăng ký hồ sơ chất lượng theo QCVN 04:2009/BKHCN trước khi lưu thông ra thị trường. Các thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động thử nghiệm này đã được Phúc Gia® tổng hợp trong bài viết dưới đây. Hi vọng các thông tin này sẽ giúp quý khách nắm được các thông tin cần thiết và nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách kỹ lưỡng và nhiệt tình nhất.

1. Khi nào doanh nghiệp bắt buộc phải Thử nghiệm, Chứng nhận hợp quy cho Quạt điện theo QCVN 04:2009/BKHCN?

Thông tư 21/2009/TT-BKHCN – QCVN 04:2009/BKHCN/SĐ01:2016 về An toàn đối với thiết bị điện và điện tử yêu cầu các thiết bị điện và điện tử như “Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời, Dụng cụ điện đun nước và chứa nước nóng, Máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu khác, Ấm đun nước, Nồi cơm điện, Quạt điện” quy định tại Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, gắn dấu hợp quy và đăng ký hồ sơ chất lượng theo quy định kể từ ngày 01 tháng 06 năm 2010

2. Vì sao phải thử nghiệm theo QCVN 04:2009/BKHCN – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử?

Quạt điện là thiết bị làm mát được sử dụng phổ biến không chỉ ở trong gia đình mà còn được nhiều trường học, bệnh viện, công ty,…tin dùng. Đây là mặt hàng có sức tiêu thụ cao, đặc biệt là vào mùa hè – thời điểm nóng nực nhất. Các sản phẩm này rất đa dạng về kiểu dáng, chủng loại cũng như xuất xứ vì vậy việc đảm bảo an toàn cho các thiết bị này rất quan trọng. Do đó, trước khi đưa sản phẩm ra thị trường cần phải thử nghiệm các mẫu quạt điện không gây nguy hiểm cho người sử dụng, không gây hỏng hóc cho thiết bị liên quan và đảm bảo tiết kiệm năng lượng.

Chính vì vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành QCVN 04:2009/BKHCN – Quy chuẩn Quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện – điện tử nhằm đưa ra các yêu cầu cụ thể về an toàn điện, chất lượng vật liệu và tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể cho từng thiết bị (trong đó có quạt điện). Việc tuân thủ quy chuẩn này không chỉ là nghĩa vụ pháp lý của các doanh nghiệp mà còn là biện pháp cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng và tạo niềm tin trong thị trường. Theo đó các thiết bị quạt điện phải thực hiện thử nghiệm QCVN 04 của Bộ KH&CN theo TCVN 5699-2-80:2007 (IEC 60335-2-80:2005).

3. Kiểu quạt điện nào phải áp dụng thực hiện thử nghiệm theo QCVN 04:2009/BKHCN?

Các mẫu quạt dùng trong gia đình và các mục đích tương tự, có điện áp danh định không vượt quá 250V đối với quạt điện một pha và 480V đối với quạt điện khác phải thử nghiệm QCVN 04:2009/BKHCN theo TCVN 5699-2-80:2007 (IEC 60335-2-80:2005). Trong đó:

a) Quạt Điện: Quạt bàn; Quạt sàn; Quạt tường; Quạt cửa sổ; Quạt trần; Quạt mái.

b) Các Quạt đặc biệt khác (Quạt điện dùng trong gia đình và các mục đích tương tự):

– Quạt bàn và quạt dạng hộp:

  • Quạt bàn (kể cả quạt phun sương);
  • Quạt có lắp ắc quy, quạt tích điện sử dụng năng lượng điện và năng lượng mặt trời;
  • Quạt điện làm mát không khí bằng bay hơi nước (Thiết bị làm mát không khí bằng bay hơi nước).

– Quạt có lưới bảo vệ:

  • Quạt treo tường (kể cả quạt phun sương);
  • Quạt đứng (kể cả quạt phun sương);
  • Quạt thông gió dùng điện một pha;
  • Quạt có ống dẫn dùng điện một pha;
  • Quạt điện làm mát bình thường được bố trí thêm sợi dây đốt để sưởi ấm khi có nhu cầu;
  • Quạt sàn.

– Quạt loại khác (không có lưới bảo vệ):

  • Quạt trần;
  • Quạt đứng (kể cả quạt phun sương);
  • Quạt treo tường (kể cả quạt phun sương);
  • Quạt thông gió dùng điện một pha;
  • Quạt có ống dẫn dùng điện một pha;
  • Quạt sàn;
  • Quạt tháp (dạng hình tháp);
  • Quạt không cánh (bên ngoài).

Các sản phẩm Quạt điện

4. Yêu cầu kỹ thuật thử nghiệm quạt điện theo QCVN 04:2009/BKHCN

QCVN 04:2009/BKHCN quy định các thiết bị Quạt điện “phải phù hợp với tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5699-2-80:2007 (IEC 60335-2-80:2005) về thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự – an toàn – Phần 2-80: yêu cầu cụ thể đối với quạt điện. Tiêu chuẩn này “quy định về an toàn đối với quạt điện dùng trong gia đình và các mục đích tương tự, có điện áp danh định không vượt quá 250V đối với quạt điện một pha và 480V đối với quạt điện khác”. Ngoài ra một số yêu cầu kỹ thuật của quạt điện áp dụng theo cả TCVN 5699-1 (IEC 60335-1) – Phần 1 – Yêu cầu chung.

TCVN 5699-2-80:2007 (IEC 60335-2-80:2005) và TCVN 5699-1 (IEC 60335-1) đều yêu cầu các thiệt bị Quạt điện “phải có kết cấu để hoạt động an toàn trong sử dụng bình thường mà không gây nguy hiểm cho con người hoặc các vật xung quanh, ngay cả khi thiếu cẩn thận có thể xảy ra trong sử dụng bình thường”. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu như phân loại theo các cấp chống bảo vệ điện giật và điều kiện về khí hậu; các yêu cầu liên quan đến mức nhiệt và dòng điện của các thiết bị; sự ổn định và nguy hiểm cơ học – hóa chất – bức xạ; độ bền của thiết vị và các linh kiện liên quan; chống ẩm, chống gỉ;…

5. Phúc Gia có thể hỗ trợ gì cho khách hàng trong việc thử nghiệm – chứng nhận theo QCVN 04:2009/BKHCN

Phúc Gia sẽ hỗ trợ khách hàng các mục sau:

a) Đăng ký kiểm tra Nhà nước về chứng nhận hợp quy cho sản phẩm

– Đánh giá tính pháp lý của hồ sơ: Đội ngũ chuyên gia sẽ phân tích hồ sơ đánh giá sự phù hợp về tính pháp lý.

– Phúc Gia® đại diện khách hàng hoàn tất thủ tục đăng ký online:

  • Tiến hành chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ;
  • Đăng ký kiểm tra Nhà nước về chứng nhận hợp quy sản phẩm;

b) Thử nghiệm an toàn điện để chứng nhận hợp quy

Chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp liên hệ với các phòng thử nghiệm được chỉ định để lấy mẫu, thử nghiệm theo TCVN 5699-2-15:2013 (IEC 60335-2-15:2012)

c) Chứng nhận hợp quy (QCVN 04:2009/BKHCN) tại Bộ Khoa học và Công nghệ

–  Tư vấn chi tiết thủ tục pháp lý:

  • Tư vấn về những quy định, thủ tục trong việc xin giấy Chứng nhận Hợp Quy;
  • Tư vấn về vấn đề thử nghiệm: mẫu điển hình, về chỉ tiêu kiểm nghiệm đối với từng sản phẩm cụ thể;
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ đăng ký Hợp Quy;
  • Tư vấn câu hỏi thắc mắc về vấn đề pháp lý khác liên quan.

–  Đánh giá tính pháp lý của hồ sơ:

  • Đội ngũ chuyên gia cùng luật sư sẽ phân tích hồ sơ đánh giá sự phù hợp về tính pháp lý (sắp xếp gặp mặt luật sư nếu khách hàng có yêu cầu);
  • Hỗ trợ dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.

– Phúc Gia® đại diện khách hàng hoàn tất thủ tục xin Chứng nhận Hợp Quy:

  • Tiến hành chuẩn bị soạn thảo hồ sơ;
  • Đại diện nộp hồ sơ tại Bộ Khoa học và Công nghệ;
  • Có trách nhiệm theo dõi hồ sơ, nhận kết quả hoặc xử lý những phản hồi từ cơ quan chuyên ngành.

Để biết chi phí cho từng bước thử nghiệm – chứng nhận và các thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia để được hỗ trợ chi tiết bởi đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm.

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0981 996 996/ 0982 996 696/ 024 7779 6696
E-mail: [email protected]                                Website: phucgia.com.vn

2024-06-13T18:17:58+07:00
zalo-icon
facebook-icon
linkin-icon
phone-icon