Hướng Dẫn Thử Nghiệm An Toàn Đối Với Máy Sấy Tóc
Theo QCVN 04:2009/BKHCN

Phúc Gia® – Cung Cấp Bài Viết Hướng Dẫn Thử Nghiệm An Toàn Cho Máy Sấy Tóc Theo Tiêu Chuẩn QCVN 04:2009/BKHCN Tới Các Đơn Vị Và Các Doanh Nghiệp Trong Nước Và Quốc Tế. Dưới Đây Là Những Thông Tin Quan Trọng Liên Quan Đến Việc Thử Nghiệm Và Áp Dụng QCVN 04:2009/BKHCN. Hãy Cùng Tham Khảo Nhé!

Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia

1) Khi nào doanh nghiệp bắt buộc phải Thử nghiệm An toàn đối với Máy sấy tóc theo QCVN 04:2009/BKHCN?

Căn cứ theo Thông tư 21/2009/TT-BKHCN – QCVN 04:2009/BKHCN/SĐ01:2016 về An toàn đối với thiết bị điện và điện tử

  • Kể từ ngày 01/06/2010, các thiết bị điện và điện tử từ số 1 đến số 6 quy định tại Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, gắn dấu hợp quy và đăng ký hồ sơ chất lượng theo quy định.
  • Trong đó, máy sấy tóc là thiết bị điện số thứ tự 3 trong Phục lục của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử.

=> Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh máy sấy tóc bắt buộc thử nghiệm an toàn đối với máy sấy tóc theo QCVN 04:2009/BKHCN từ ngày 01/06/2010.

2) Vì sao doanh nghiệp bắt buộc phải Thử nghiệm An toàn đối với Máy sấy tóc theo QCVN 04:2009/BKHCN?

Doanh nghiệp buộc phải thử nghiệm an toàn đối với máy sấy tóc theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2009/BKHCN vì mục đích đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm. Việc thử nghiệm này giúp đánh giá xem máy sấy tóc có đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cần thiết không, từ đó đảm bảo rằng sản phẩm không gây nguy hiểm cho người sử dụng hoặc gây hỏng hóc cho tài sản.

Quy chuẩn này có thể đề cập đến nhiều yếu tố, bao gồm an toàn điện, chất lượng vật liệu, tiêu chuẩn về nhiệt độ và độ bền của máy, cũng như các yêu cầu khác đối với sản phẩm. Việc tuân thủ quy chuẩn này không chỉ là nghĩa vụ pháp lý của các doanh nghiệp mà còn là biện pháp cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng và tạo niềm tin trong thị trường.

3) Bộ Khoa học và Công nghệ có đưa ra tiêu chuẩn thực hiện Thử nghiệm An toàn đối với Máy sấy tóc không?

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN ngày 30/09/2009 về việc ban hành và thực hiện QCVN 04:2009/BKHCN “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử”. Trong đó bao gồm Quy định chung, Yêu cầu về an toàn, Yêu cầu về quản lý, Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, Tổ chức thực hiện và Phụ lục để hướng dẫn việc Thử nghiệm an toàn nói chung và với Máy sấy tóc nói riêng. Và Máy sấy tóc được thử nghiệm và đánh giá phù hợp theo TCVN 5699-2-23:2013 (IEC 60335-2-23:2012), thay thế cho TCVN 5699-2-23:2007 (IEC 60335-2-23:2005).

4) Kiểu loại sản phẩm bắt buộc phải Thử nghiệm An toàn theo QCVN 04:2009/BKHCN?

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn đối với thiết bị điện dùng để chăm sóc da hoặc tóc người hoặc da hoặc lông động vật, dùng trong gia đình và các mục đích tương tự, có điện áp danh định không lớn hơn 250 V.

Chú thíchCác ví dụ về thiết bị thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này là:
– Lược uốn tóc;
– Lẹp uốn tóc;
– Lô uốn tóc có thiết bị gia nhiệt tách rời;
– Xông hơi vùng mặt;
– Máy sấy tóc;
– Máy hơ tay;
– Thiết bị gia nhiệt dùng cho phương tiện uốn tóc tháo rời được;
– Thiết bị tạo nếp tóc lâu dài.

Máy sấy tóc

5) Các yêu cầu kỹ thuật khi Thử nghiệm An toàn Máy sấy tóc theo QCVN 04:2009/BKHCN?

Các thiết bị điện và điện tử phải bảo đảm an toàn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tương ứng được quy định trong QCVN 04:2009/BKHCN.

Theo QCVN 04:2009/BKHCN, Mục 2: Yêu cầu về an toàn nêu rõ:
2.3: Máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu khác phải tuân thủ quy định tại TCVN 5699-2-23:2013 (IEC 60335-2-23:2012), thay thế cho TCVN 5699-2-23:2007 (IEC 60335-2-23:2005), về Thiết bị gia dụng và thiết bị điện tượng tự, An toàn, Phần 2-23: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị dùng để chăm sóc da hoặc tóc.

6) Phúc Gia có thể hỗ trợ gì cho bạn trong quá trình chứng nhận hợp quy (QCVN 04) cho Máy sấy tóc?

Phúc Gia® Thực Hiện:

a) Tư vấn miễn phí thủ tục pháp lý

  • Tư vấn về những quy định, thủ tục trong việc xin giấy Chứng nhận Hợp Quy;
  • Tư vấn về vấn đề thử nghiệm: mẫu điển hình, về chỉ tiêu kiểm nghiệm đối với từng sản phẩm cụ thể;
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ đăng ký Hợp Quy;
  • Tư vấn câu hỏi thắc mắc về vấn đề pháp lý khác liên quan.

b) Đánh giá tính pháp lý của hồ sơ

  • Đội ngũ chuyên gia cùng luật sư sẽ phân tích hồ sơ đánh giá sự phù hợp về tính pháp lý (sắp xếp gặp mặt luật sư nếu khách hàng có yêu cầu);
  • Hỗ trợ dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.

c) Phúc Gia® đại diện khách hàng hoàn tất thủ tục xin Chứng nhận Hợp Quy

  • Tiến hành chuẩn bị soạn thảo hồ sơ;
  • Đại diện nộp hồ sơ tại Bộ Khoa học và Công nghệ;
  • Có trách nhiệm theo dõi hồ sơ, nhận kết quả hoặc xử lý những phản hồi từ cơ quan chuyên ngành.

7) Hồ sơ chứng nhận hợp quy theo QCVN 04 đối với Máy sấy tóc yêu cầu những giấy tờ gì?

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Hồ sơ Hải quan gồm: Sale Contract, Invoice, Packing List, Bill of Lading/ Airway Bill…;
  • Biên bản bàn giao Cont của doanh nghiệp với hãng tàu (Đối với hàng nguyên cont);
  • Kết quả thử nghiệm.

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0981 996 996/ 0982 996 696/ 024 7779 6696
E-mail: lab@phucgia.com.vn                                Website: phucgia.com.vn

2024-06-13T09:25:58+07:00
zalo-icon
facebook-icon
linkin-icon
phone-icon