Ngày 29 tháng 11 năm 2023 Bộ Thông tin và Truyền Thông ban hành Thông Tư Số 16/2023/TT-BTTTT kèm theo QCVN 111:2023/BTTTT về thiết bị trạm lặp thông tin di động E-UTRA FDD – Phần truy nhập vô tuyến. Văn bản này có hiệu lực từ tháng 07 năm 2024, yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức liên quan phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quy chuẩn này trước khi lưu thông sản phẩm này ra thị trường.
Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia
I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Thông Tư Số 16/2023/TT-BTTTT ban hành kèm theo QCVN 111:2023/BTTTT áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị lặp (trạm lặp) thông tin di động E-UTRA FDD có thể hoạt động trong toàn bộ băng tần hoặc một phần băng tần thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.
II. NỘI DUNG THÔNG TƯ SỐ 16/2023/TT-BTTTT
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Bộ TT&TT ban hành Thông tư Số 16/2023/TT-BTTTT kèm theo QCVN 111:2023/BTTTT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm lặp thông tin di động E-UTRA FDD – Phần truy nhập vô tuyến. Thông Tư này thay thế Thông tư số 25/2017/TT-BTTTT từ ngày 01 tháng 07 năm 2024.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
III. NỘI DUNG QCVN 111:2023/BTTTT
QCVN 111:2023/BTTTT do Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư Số 16/2023/TT-BTTTT thay thế QCVN 111:2017/BTTTT.
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị lặp (trạm lặp) thông tin di động E-UTRA FDD có thể hoạt động trong toàn bộ băng tần hoặc một phần băng tần được quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 – Các băng tần của thiết bị lặp thông tin di động E-UTRA FDD
Băng tần E-UTRA FDD | Hướng truyền | Băng tần thiết bị lặp E-UTRA FDD |
1 | Phát | 2 110 MHz đến 2 170 MHz |
Thu | 1 920 MHz đến 1 980 MHz | |
3 | Phát | 1805 MHz đến 1880 MHz |
Thu | 1710 MHz đến 1785 MHz | |
5 | Phát | 869 MHz đến 880 MHz |
Thu | 824 MHz đến 835 MHz | |
8 | Phát | 925 MHz đến 960 MHz |
Thu | 880 MHz đến 915 MHz | |
28 | Phát | 758 MHz đến 803 MHz |
Thu | 703 MHz đến 748 MHz |
2. Quy định kỹ thuật
Các yêu cầu kỹ thuật của QCVN 111:2023/BTTTT áp dụng trong điều kiện môi trường hoạt động của thiết bị do nhà cung cấp khai báo. Thiết bị phải hoàn toàn tuân thủ tất cả các yêu cầu kỹ thuật của quy chuẩn này khi hoạt động trong các giới hạn biên của điều kiện môi trường hoạt động đã khai báo.
Căn cứ phụ lục B của quy chuẩn này nhà cung cấp khai báo các điều kiện về Áp lực của không khí, Nhiệt độ, Độ ẩm tương đối (2 điều kiên này đo mức thấp nhất và cao nhất) và Nguồn điện (giới hạn trên và dưới của điện áp) cho cho môi trường đo kiểm bình thường và môi trường đo kiểm tới hạn. Khi các điều kiện về độ rung được chỉ định cho một đo kiểm, đo kiểm phải được thực hiện khi thiết bị được rung theo một trình tự được xác định theo khai báo của nhà sản xuất cho thiết bị đo kiểm (tuân thủ TCVN 7699-2-6 và các điều kiện môi trường khác trong quy chuẩn này).
QCVN 111:2023/BTTTT quy định 8 yêu cầu kỹ thuật, bao gồm Phát xạ không mong muốn băng tần hoạt động; Phát xạ giả; Công suất ra cực đại; Xuyên điều chế đầu vào; Độ tăng ích ngoài băng; Hệ số nén kênh lân cận; Xuyên điều chế đầu ra và Phát xạ bức xạ. Bao gồm các yêu cầu về mức giới hạn, phương pháp đo kiểm cho từng yêu cầu.
Băng tần hoạt động cho thiết bị lặp do nhà sản xuất khai báo. Đối với thiết bị lặp hoạt động trong nhiều băng tần, việc đo kiểm cho mỗi yêu cầu kỹ thuật được thực hiện theo quy định tại phương pháp đo.
3. Phương pháp đo theo QCVN 111:2023/BTTTT
Các phép đo kiểm được xác định trong QCVN 111:2023/BTTTT này phải được thực hiện tại các điểm tiêu biểu nằm trong các giới hạn biên của điều kiện môi trường hoạt động đã khai báo. Thông thường mọi phép đo kiểm chỉ cần thực hiện trong các điều kiện đo kiểm bình thường nếu không có các quy định khác. Sơ đồ hệ đo quy định cho mỗi phép đo kiểm được mô tả trong Phụ lục C trong quy chuẩn này.
Theo quy chuẩn này, đối với các phương pháp đo kiểm, các giá trị của độ không đảm bảo đo phải được tính toán theo TR 100 028 và phải tương ứng với hệ số mở rộng (hệ số phủ) k = 1,96 (hệ số này quy định mức độ tin cậy là 95 % trong trường hợp những phân bố đặc trưng độ không đảm bảo đo thực tế là chuẩn Gauss).
Đối với các đo kiểm RF, phải chú ý rằng độ không đảm bảo trong bảng này áp dụng cho Hệ đo kiểm hoạt động với tải danh định 50 Ω và không bao gồm các hiệu ứng của hệ vì sự không thích ứng giữa EUT và Hệ đo kiểm.
Nếu Hệ đo kiểm đối với phép đo kiểm có độ không đảm bảo đo lớn hơn mức đã chỉ định trong bảng này, thì thiết bị này có thể vẫn được sử dụng, với điều kiện phải thực hiện điều chỉnh như sau: Bất cứ độ không đảm bảo sinh ra thêm trong Hệ đo kiểm vượt quá độ không đảm bảo đã chỉ định trong bảng này đều phải được sử dụng để siết chặt các Giới hạn – làm cho phép đo kiểm khó được thông qua hơn (với một số đo kiểm, ví dụ các phép đo kiểm ở máy thu, điều này có thể yêu cầu thay đổi các tín hiệu đầu vào tham chiếu).
Đo kiểm các tham số thiết yếu cho phần vô tuyến tương ứng với 8 yêu cầu kỹ thuật đã được nêu ở trên. Bao gồm điều kiện ban đầu (thực hiện theo phụ lục B và phụ lục C) và các Thủ tục đo kiểm (tùy vào từng yêu cầu kỹ thuật sẽ có quy định khác nhau).
4. Quy định về quản lý và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
QCVN 111:2023/BTTTT về thiết bị trạm lặp thông tin di động E-UTRA FDD – Phần truy nhập vô tuyến quy định:
- Các thiết bị lặp thông tin di động E-UTRA FDD thuộc phạm vi điều chỉnh quy định phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong quy chuẩn này;
- Tần số hoạt động của thiết bị phải tuân thủ quy định về quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện tại Việt Nam;
- Phương tiện, thiết bị đo phải tuân thủ các quy định pháp luật về đo lường.
Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về chứng nhận và công bố hợp quy các thiết bị thuộc phạm vi của quy chuẩn này và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.
IV. HIỆU LỰC THI HÀNH
Thông Tư Số 16/2023/TT-BTTTT ban hành kèm theo QCVN 111:2023/BTTTT về thiết bị trạm lặp thông tin di động E-UTRA FDD – Phần truy nhập vô tuyến có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2024 thay thế Thông tư số 25/2017/TT-BTTTT (QCVN 111:2017/BTTTT).
Vui lòng chờ vài giây để loading Thông Tư Số 16/2023/TT-BTTTT – QCVN 111:2023/BTTTT
Ấn vào đây để download Thông Tư Số 16/2023/TT-BTTTT – QCVN 111:2023/BTTTT
Xem thêm các bài viết sau:
- Hợp Quy Thiết Bị Trạm Gốc Thông Tin Di Động E-UTRA FDD
- Dịch Vụ Hợp Quy Thiết Bị Lặp Thông Tin Di Động E-UTRA FDD
- Hợp Quy Thiết Bị Đầu Cuối Thông Tin Di Động E-UTRA FDD
- QCVN 110:2017/BTTTT Thiết Bị Trạm Gốc Thông Tin Di Động E-UTRA
- Thông Tư Số 20/2023/TT-BTTTT – QCVN 117:2023/BTTTT Về Thiết Bị Đầu Cuối Thông Tin Di Động Mặt Đất – Phần Truy Nhập Vô Tuyến
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0981.996.996/ 0982.996.696
E-mail: [email protected] Website: phucgia.com.vn