Dự Thảo Hiệu Suất Năng Lượng Là Gì?

Dự thảo hiệu suất năng lượng là một văn bản pháp lý được lập ra để đề xuất các quy định, tiêu chuẩn và hướng dẫn liên quan đến việc sử dụng và tiết kiệm năng lượng. Mục đích của dự thảo này là cải thiện hiệu suất năng lượng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sinh hoạt đến công nghiệp, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Trong bối cảnh toàn cầu đang ngày càng chú trọng đến việc tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng để bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, hiệu suất năng lượng đã trở thành một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc phát triển và quản lý các thiết bị công nghiệp cũng như tiêu dùng. Trong khuôn khổ đó, dự thảo về Hiệu suất năng lượng đã được xây dựng nhằm mục tiêu định hình các tiêu chuẩn và quy trình kiểm tra, chứng nhận đối với các thiết bị sử dụng năng lượng.

Bài viết dưới đây của Phúc Gia sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về khái niệm hiệu suất năng lượng, mục đích và sự cần thiết của việc ban hành dự thảo Hiệu suất năng lượng, cũng như mối liên quan của dự thảo tiêu chuẩn trong và ngoài nước cùng các quy định hiện hành.

Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia

1. Thuật ngữ và định nghĩa

Dự thảo là bản thảo do cá nhân, tổ chức có quyền trình dự thảo mà mình soạn thảo, chuẩn bị theo từng giai đoạn để một tổ chức có thẩm quyền thông qua, ban hành.

Dự thảo luật là Bản thảo về một đạo luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật mà mình soạn thảo, chuẩn bị theo các giai đoạn của quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ được pháp luật quy định để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua, ban hành.

Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo (khoản 1 Điều 3 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010).

Hiệu suất năng lượng là chỉ số biểu thị khả năng của phương tiện, thiết bị chuyển hoá năng lượng sử dụng thành năng lượng hữu ích (khoản 1 Điều 3 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010).

nhan_nang_luong

2. Mục đích ban hành dự thảo Hiệu suất năng lượng

Để giải quyết những vấn đề về mức tiêu thụ của các thiết bị điện, việc ban hành dự thảo Hiệu suất năng lượng là một bước đi cần thiết. Các dự thảo giúp đánh giá tính khả thi và sự phù hợp của các yêu cầu trước khi áp dụng chính thức, từ đó giảm thiểu rủi ro và khó khăn cho các doanh nghiệp khi thực hiện. Việc công bố các dự thảo Hiệu suất năng lượng giúp các tổ chức chuẩn bị tốt hơn cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn mới và khuyến khích việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng một cách tự nguyện trước khi các quy định chính thức có hiệu lực. 

Hiện nay Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ tại COP 26 về việc giảm phát thải khí nhà kính về không vào năm 2050. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 phê duyệt đề án triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Các Bộ ngành đang thực hiện nhiều biện pháp để đạt được cam kết chung này.

Cop_26

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị cấp cao COP26 ở Glasgow, Vương quốc Anh ngày 1-11

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp quan trọng góp phần giảm thiểu khí nhà kính trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng. Giai đoạn 2 của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030, được phê duyệt theo Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019, đã giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nhiều thiết bị điện và tiết kiệm khoảng 100 triệu kWh.

Để tiếp tục đạt được các mục tiêu trong Chương trình quốc gia, việc mở rộng danh mục các tiêu chuẩn dán nhãn năng lượng là cần thiết. Các thiết bị như máy hút bụi, lò nướng, máy hút mùi, cây nước nóng lạnh và máy sấy quần áo đều cần được nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng. Việc ban hành dự thảo hiệu suất năng lượng không chỉ giúp các bên liên quan có cơ hội đưa ra ý kiến và phản hồi, mà còn đảm bảo rằng các tiêu chuẩn cuối cùng là khả thi và thực tiễn đối với từng thiết bị.

Hiện tại các dự thảo hiệu suất năng lượng được xây dựng trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế IEC và các tài liệu Commission Regulation (EU) của Châu Âu. Các tiêu chuẩn này là cơ sở cho các hoạt động dán nhãn năng lượng tự nguyện, chứng nhận sản phẩm phù hợp, kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu và hoạt động chỉ định/ đăng ký phòng thử nghiệm.

Dự thảo hiệu suất năng lượng là gì

3. Danh mục các sản phẩm, hàng hóa phải thử nghiệm/ đánh giá hiệu suất năng lượng

Theo Quyết định số 14/2023/QĐ-TTg quy định danh mục các thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới, bao gồm:

− Nhóm thiết bị gia dụng: Bóng đèn huỳnh quang compact, balát điện tử dùng cho bóng đèn huỳnh quang, balát điện từ dùng cho bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn huỳnh quang ống thẳng, bình đun nước nóng có dự trữ, bếp hồng ngoại, bếp từ, đèn LED, máy điều hòa không khí không ống gió, máy giặt gia dụng, máy thu hình, nồi cơm điện, quạt điện, tủ mát, tủ lạnh và tủ đông.

− Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại: Màn hình máy tính, máy photocopy, máy in, máy tính xách tay, máy tính để bàn và tủ giữ lạnh thương mại.

− Nhóm thiết bị công nghiệp: Động cơ điện không đồng bộ ba pha roto lồng sóc, máy biến áp phân phối, đèn điện led chiếu sáng đường và phố, nồi hơi trong xí nghiệp công nghiệp.

Trong dự thảo về Hiệu suất năng lượng mới nhất, danh mục các thiết bị phải dán nhãn năng lượng được mở rộng thêm cho nhóm thiết bị gia dụng gồm “Máy hút bụi, lò nướng, máy hút mùi, cây nước nóng lạnh, máy sấy quần áo” và “Máy biến áp phân phối” thuộc nhóm thiết bị công nghiệp.

Ngày 10 tháng 04 năm 2024, Bộ Khoa học và Công Nghệ đã ban hành Quyết định 614/QĐ-BKHCN công bố các tiêu chuẩn quốc gia về Hiệu suất năng lượng cho các thiết bị Máy hút bụi, lò nướng, máy hút mùi, cây nước nóng lạnh và máy sấy quần áo dựa trên các góp ý từ các dự thảo đã công bố trước đây.

Đến tháng 11 năm 2024, Bộ Khoa học và Công Nghệ tiếp tục ban hành dự thảo về Máy lọc không khí, Máy giặt gia dụng, Quạt điện và Quạt làm mát và bộ điều chỉnh dùng trong gia đình và các mục đích tương tự. Nếu có ý kiến đóng góp, vui lòng gửi thông tin tới Viện Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam trước ngày 18/11/2024.

Để được hỗ trợ thử nghiệm vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0981.996.996/ 0982.996.696/ 024.7779.6696
E-mail: [email protected]                                Website: phucgia.com.vn

2024-12-03T16:57:15+07:00
zalo-icon
facebook-icon
linkin-icon
phone-icon