Thông Tư 17/2023/TT-BTTTT - QCVN 55:2023/BTTTT Về Thiết Bị Vô Tuyến Cự Ly Ngắn Dải Tần Từ 9 kHz Đến 25 MHz Và Thiết Bị Vòng Từ Hoạt Động Trong Dải Tần Từ 9 kHz Đến 30 MHz

Ngày 27/11/2023 Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư số 17/2023/TT-BTTTT kèm QCVN 55:2023/BTTTT “về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần từ 9 kHz đến 25 MHz và thiết bị vòng từ hoạt động trong dải tần từ 9 kHz đến 30 MHz”. Đây là các thông tin quan trọng mà các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các thiết bị vô tuyến cự ly ngắn (SRD) cần phải nắm bắt nhanh chóng để đảm bảo các thủ tục, quy trình đưa sản phẩm ra thị trường. Phúc Gia kính mời quý khách tham khảo nội dung Thông tư trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG THÔNG TƯ SỐ 17/2023/TT-BTTTT – QCVN 55:2023/BTTTT

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư số 17/2023/TT-BTTTT kèm QCVN 55:2023/BTTTT “về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần từ 9 kHz đến 25 MHz và thiết bị vòng từ hoạt động trong dải tần từ 9 kHz đến 30 MHz” áp dụng cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài trên toàn lãnh thổ Việt Nam có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này. Ngoài tuân thủ theo theo quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp các Doanh nghiệp, tổ chức này phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.

II. NỘI DUNG CHÍNH THÔNG TƯ SỐ 17/2023/TT-BTTTT

Thông tư số 17/2023/TT-BTTTT ban hành kèm theo QCVN 55:2023/BTTTT có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 thay thế quy định tại Khoản 15, Điều 1, Thông tư số 29/2011/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Thông tư số 17 của Bộ TT&TT quy định Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

III. NỘI DUNG CHÍNH QCVN 55:2023/BTTTT

Quy chuẩn này được áp dụng thay thế cho Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 55:2011/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 9 kHz – 25 MHz.

1. Phạm vi điều chỉnh

QCVN 55:2023/BTTTT áp dụng cho các loại thiết bị vô tuyến cự ly ngắn (SRD) sau:

–  Thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dùng cho mục đích chung hoạt động trong dải tần từ 9 kHz đến 25 MHz.

–  Thiết bị vòng từ hoạt động trong dải tần từ 9 kHz đến 30 MHz, gồm: thiết bị nhận dạng vô tuyến điện (RFID), thiết bị sử dụng công nghệ giao tiếp trường gần (NFC), và thiết bị sử dụng trong hệ thống cổng từ an ninh (EAS) hoạt động ở dải tần LF và HF.

–  Quy chuẩn này áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa là thiết bị vô tuyến cự ly ngắn có mã số HS quy định tại Phụ lục J, bao gồm:

  • 8517.62.59 và 8517.62.69 – Thiết bị phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn dùng cho mục đích chung;
  • 8526.92.00 – Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện;
  • 8526.92.00 – Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện;
  • 8517.62.59 – Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện (RFID);
  • 8504.40.19 và 8504.40.90 – Thiết bị vòng từ.

– Tất cả các thiết bị vô tuyến cự ly ngắn quy định trong quy chuẩn này phải tuân thủ các quy định về quy hoạch tần số và phân kênh tần số của Việt Nam. Các loại thiết bị vô tuyến điện liệt kê ở trên hoạt động trong các băng tần từ 9 kHz đến 30 MHz (như quy định trong Bảng 1) cho các trường hợp:

  • Có kết nối đầu ra vô tuyến với ăng ten rời hoặc với ăng ten tích hợp;
  • Sử dụng mọi loại điều chế;
  • Thiết bị cố định, thiết bị di động và thiết bị cầm tay.

Bảng 1 – Các băng tần được phép sử dụng cho thiết bị cự ly ngắn dải tần từ 9 kHz đến 30 MHz

Băng tần/ tần số Ứng dụng
Phát và Thu 9 kHz ÷ 90 kHz Thiết bị cảm ứng, dùng cho mục đích chung
90 kHz ÷ 119 kHz Thiết bị cảm ứng, dùng cho mục đích chung
119 kHz ÷ 140 kHz Thiết bị cảm ứng, dùng cho mục đích chung
140 kHz ÷ 148,5 kHz Thiết bị cảm ứng, dùng cho mục đích chung
148,5 kHz ÷ 190 kHz Thiết bị cảm ứng, dùng cho mục đích chung
3 155 kHz ÷ 3 400 kHz Thiết bị cảm ứng, dùng cho mục đích chung
3 234 kHz ÷ 5 234 kHz Thiết bị cảm ứng, dùng trong giao thông
6 765 kHz ÷ 6 795 kHz Thiết bị cảm ứng, dùng cho mục đích chung
10,200 MHz ÷ 11,000 MHz Thiết bị cảm ứng, dùng cho mục đích chung
13,553 MHz ÷ 13,567 MHz Thiết bị cảm ứng, dùng cho mục đích chung
26,957 MHz ÷ 27,283 MHz Thiết bị cảm ứng, dùng cho mục đích chung

2. Quy định kỹ thuật QCVN 55:2023/BTTTT

QCVN 55:2023/BTTTT “về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần từ 9 kHz đến 25 MHz và thiết bị vòng từ hoạt động trong dải tần từ 9 kHz đến 30 MHz” đưa ra các các yêu cầu kỹ thuật sau:

Yêu cầu Kỹ thuật: Yêu cầu chung (Các yêu cầu kiểm tra sự phù hợp của máy thu được xác định trong Bảng 2 tại quy chuẩn và các yêu cầu về tiêu chí chất lượng), thiết bị đo kiểm, thiết kế cơ và điện, công bố thông tin sản phẩm, thiết bị đo kiểm phụ trợ và giải thích kết quả đo.

Yêu cầu về Điều kiện đo kiểm, nguồn điện và nhiệt độ môi trường bao gồm các điều kiện về môi trường, nguồn điện đo kiểm, đo kiểm bình thường và đo kiểm tới hạn.

Yêu cầu Các điều kiện chung như các tín hiệu đo kiểm bình thường và điều chế đo kiểm, Ăng ten giả, bộ ghép đo, vị trí đo kiểm và sơ đồ đo chung đối với các phép đo bức xạ, chế độ hoạt động của máy phát và máy thu đo.

Yêu cầu đối với máy phát gồm cách phân loại máy phát, trường H (bức xạ), dòng sóng mang RF, trường E bức xạ, dải tần được cho phép hoạt động, dải tần hoạt động, băng thông điều chế, phát xạ giả dẫn của máy phát, phát xạ giả miền bức xạ của máy phát (loại < 30 MHz và > 30 MHz), Độ ổn định tần số máy phát.

Yêu cầu đối với máy thu gồm độ chọn lọc kênh lân cận, đặc tính chặn hay mức giảm độ nhạy thu đối với tín hiệu không mong muốn, Phát xạ giả của máy thu.

Yêu cầu độ không đảm bảo đo quy định việc giải thích các kết quả được ghi lại trong một báo cáo đo cho các phép đo được mô tả trong Quy chuẩn này. Trong đó, Giá trị được ghi lại của độ không đảm bảo đo phải là, đối với mỗi phép đo, bằng hoặc nhỏ hơn các số liệu trong Bảng 12. Hệ số mở rộng cụ thể được sử dụng để đánh giá độ không đảm bảo đo phải được nêu rõ.

3. Quy định về quản lý

  • Các thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần từ 9 kHz đến 25 MHz và thiết bị vòng từ hoạt động trong dải tần từ 9 kHz đến 30 MHz thuộc phạm vi điều chỉnh tại mục 1 phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong quy chuẩn này.
  • Tần số hoạt động của thiết bị: tuân thủ quy định về quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện tại Việt Nam.
  • Phương tiện, thiết bị đo: tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về đo lường.

IV. HIỆU LỰC THI HÀNH

Thông tư 17/2023/TT-BTTTT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần từ 9 kHz đến 25 MHz và thiết bị vòng từ hoạt động trong dải tần từ 9 kHz đến 30 MHz” (QCVN 55:2023/BTTTT) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2024. Đồng thời Thông tư này thay thế cho Khoản 15, Điều 1 Thông tư số 29/2011/TT-BTTTT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông.

Vui lòng chờ vài giây để loading Thông Tư Thông tư số 17/2023/TT-BTTTT kèm QCVN 55:2023/BTTTT

Ấn vào đây để download Thông tư số 17/2023/TT-BTTTT – QCVN 55:2023/BTTTT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0981 996 996/ 0982 996 696/ 024 7779 6696
E-mail: lab@phucgia.com.vn                                 Website: phucgia.com.vn
Thời gian làm việc: Thứ Hai đến Thứ Sáu 8:00 – 18:30; Thứ Bảy 8:00 – 12:00

2024-07-02T15:16:08+07:00
zalo-icon
facebook-icon
linkin-icon
phone-icon