Tìm Hiểu Về Điện Trở

Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia

1. Khái niệm về điện trở

1.1. Điện trở là gì? 

Điện trở (R – Resistance) hiểu một cách đơn giản thì điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn và nếu vật dẫn là vật cách điện thì điện trở vô cùng lớn.

1.2. Điện trở của dây dẫn:

Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của dây dẫn, công thức của điện trở được tính theo công thức sau:

Cong_thuc

Trong đó:

  • p là điện trở xuất phụ thuộc và chất liệu
  • L là chiều dài dây dẫn
  • S thiết diện dây dẫn
  • R là điện trở có đơn vị là Ohm

2. Điện trở trong các thiết bị điện tử

2.1. Hình dáng và ký hiệu

Trong các thiết bị điện tử điện trở là một linh kiện khá quan trọng, điện trở thường được làm từ Cacbon và kim loại tùy theo tỷ lệ pha trộn mà sẽ tạo ra được các loại điện trở khác nhau.

Dien_tro_va_ky_hieu

Hình ảnh điện trở thực tế và ký hiệu điện trở trên mạch điện

2.2. Đơn vị của điện trở

– Điện trở có đơn vị là Ω (Ohm): pΩ, mΩ, Ω, kΩ, MΩ, GΩ, TΩ.

  • 1Ω = 10^6 pΩ = 1000 mΩ
  • 1kΩ = 1000Ω

2.3. Cách ghi trị số của điện trở

  • Nếu các điện trở có kích thước nhỏ  giá trị của điện trở được ghi bằng các vạch màu xác định theo quy ước chung của Thế giới.
  • Nếu các điện trở có kích thước lớn hơn 2W trở lên thì thường được ghi trực tiếp trên thân điện trở. Ví dụ điện trở công suất 10W, 15W, … điện trở sứ

3. Các đọc chỉ số điện trở

Theo quy ước màu Quốc tế

Điện trở thường được ký hiệu bằng 4 vòng màu, điện trở chính xác thì ký hiệu bằng 5 vòng màu và điện trở chính xác cao có 6 vòng màu.

Cach_tinh_mau_dien_tro

3.1. Với điện trở 4 vạch màu

Dien_tro_4_mau

  • Vạch màu thứ nhất: chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở,
  • Vạch màu thứ hai: chỉ trị giá hàng đơn vị trong giá trị điện trở,
  • Vạch màu thứ ba: chỉ hệ số nhân với giá trị mũ 10 dùng nhân với giá trị điện trở,
  • Vạch màu thứ tư: chỉ giá trị sai số của điện trở.

3.2. Với điện trở vạch 5 màu

Dien_tro_5_mau

  • Vạch màu thứ nhất: chỉ giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở,
  • Vạch màu thứ hai: chỉ trị giá hàng chục trong giá trị điện trở,
  • Vạch màu thứ ba: chỉ trị giá hàng đơn vị trong giá trị điện trở,
  • Vạch màu thứ tư: chỉ hệ số nhân với giá trị mũ 10 dùng nhân với giá trị điện trở,
  • Vạch màu thứ năm: chỉ giá trị sai số của điện trở, nhiều trường hợp có chỉ giá trị failure rate (milatary specification – đặc tính trong quân sự).

Ở ví dụ trên: Màu nâu (1), màu vàng (4) màu tím (7) màu đen (x1), màu xanh lá cây (0.5%). Vậy giá trị điện trở là 147Ω với sai số 0.5% (thường được viết là 147Ω 0.5%)

3.3. Đối với điện trở 6 vạch  màu:

Các điện trở có 6 vạch màu luôn luôn được sử dụng cho các điện trở có độ chính xác cao, vạch màu thứ 6 có chức năng hiển thị hệ số nhiệt độ – Temperature coefficient (ppm/K). Vạch màu thứ 6 có màu phổ biến là màu nâu (100 ppm/K) – với ý nghĩa là một nhiệt độ thay đổi 100C thì giá trị của điện trở có thể thay đổi 0.1%. Vạch màu thứ 6 này rất quan trọng với các ứng dụng đặc biệt mà ở đó màu sắc chỉ thị hệ số nhiệt độ then chốt và quyết định hơn màu sắc khác.

Dien_tro_6_mau

Ở ví dụ trên: Màu cam (3), Đỏ (2), Nâu (1), Xanh lá (x10), Nâu (1%), Đỏ (50ppm/K): 3.21KΩ  1% 50 ppm/K.

4. Biến trở, triết áp

Biến trở là điện trở có thể chỉnh để thay đổi giá trị, biến trở được ký hiệu là VR chúng có hình dạng và ký hiệu như sau:

Bien_tro

Hình ảnh biến trở thực tế và ký hiệu biến trở trên mạch điện

Ngoài ra biến trở được lắp ráp trong máy phục vụ cho quá trình sửa chữa, cân chỉnh của kỹ thuật viên, biến trở sẽ có cấu tạo như sau:

Bien_tro_dac_biet

Varible Resistance

Triết áp – nghĩa là triết ra một phần điện áp từ đầu vào tùy theo mức độ tùy chỉnh, cũng giống như biến trở nhưng triết áp có thêm cần chỉnh và thường được bố trí phía trước máy cho người sử dụng có thể tự điều chỉnh. Ví dụ: Triết áp Volume, Bass, …

Triet_ap_va_ky_hieu

Hình ảnh triết áp thực tế và ký hiệu triết áp trên mạch điện

5. Ứng dụng của điện trở

Điện trở là một linh kiện quan trọng và có mặt ở mọi nơi trong thiết bị điện tử, trong mạch điện. Điện trở có những tác dụng quan trong sau:

  • Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp, nếu ta có một bóng đèn 9V, nhưng chỉ có nguồn 12V thì ta có thể đấu nối tiếp bóng đèn với điện trở để sụt áp bớt 3V trên điện trở.
  • Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện áp cho trước.
  • Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động

Phan_cuc

  • Mạch phân cực cho transistor
  • Tham gia vào các hoạt động mạch tạo dao động RC

Dao_dong_RC

  • và nhiều ứng dụng khác nhau trong các mạch điện tử,…

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0981.996.996/ 0982.996.696/ 024 7779 6696
E-mail: lab@phucgia.com.vn                                Website: phucgia.com.vn

2024-04-15T10:58:22+07:00