Tìm Hiểu Về Tiêu Chuẩn Quốc Gia (TCVN)

Những tiêu chuẩn về định lượng, hạn mức cho phép, quy cách chất lượng sản phẩm được quy định như thế nào và tại sao lại có những quy định đó hay các quy định mới trong tương lai? Những tiêu chí xác định thông số kỹ thuật hay những gì liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, quy định đều nằm trong tiêu chuẩn của một Quốc gia. Vậy Tiêu chuẩn Quốc Gia là gì? Làm sao có thể phân biệt TCVN và QCVN. Mời các bạn cùng Phúc Gia tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tiêu chuẩn Quốc gia là gì?

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Như vậy, tiêu chuẩn đưa ra cho các tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm mà không bắt buộc phải áp dụng.

Tieu_chuan_quoc_gia

TCVN là tiêu chuẩn Việt Nam (theo Pháp lệnh chất lượng hàng hóa năm 1999), nhưng đến khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ra đời năm 2006 thì tiêu chuẩn Việt nam được chuyển thành Tiêu chuẩn Quốc gia và lấy ký hiệu là TCVN. Kể từ đó, TCVN cũng được sử dụng làm tiền tố cho các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia của Việt Nam.

Trên thực tế nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa TCVN và QCVN.

TCVN là tiêu chuẩn Việt Nam (theo Pháp lệnh chất lượng hàng hóa năm 1999), nhưng đến khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ra đời năm 2006 thì tiêu chuẩn Việt nam được chuyển thành Tiêu chuẩn Quốc gia và lấy ký hiệu là TCVN. Kể từ đó, TCVN cũng được sử dụng làm tiền tố cho các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia của Việt Nam.

Hệ thống và ký hiệu

  1. Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN)
  2. Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS)

Nguyên tắc và phương pháp áp dụng

  • Được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện là chính
  • Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn trở thành bắt buộc khi được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.

Cơ quan ban hành

  • Bộ trưởng, thủ quản cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia về đề nghị thẩm định, công bố Tiêu chuẩn Quốc gia
  • Bộ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định và dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia và công bố Tiêu chuẩn Quốc gia
  • Các tổ chức xây dựng và dự thảo tiêu chuẩn cơ sở:
    • Tổ chức kinh tế
    • Cơ quan nhà nước
    • Đơn vị sự nghiệp
    • Tổ chức xã hội-nghề nghiệp

Được xây dựng bởi các bên liên quan theo nguyên tắc đồng thuận, các bên liên quan có thể là nhiều dạng tổ chức trong lĩnh vực công hoặc tư nhân. Chứng chỉ quy định đặc tính sản phẩm và yêu cầu kỹ thuật.

Cấu trúc của hệ thống TCVN

Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ 01/01/2007) hệ thống Tiêu chuẩn Quốc gia gồm:

–   Tiêu chuẩn Quốc gia, ký hiệu là TCVN

–   Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS

Tính đến hết năm 2006, tổng số TCVN đã ban hành là hơn 8000. Tuy nhiên, trong số đó nhiều tiêu chuẩn đã huỷ bỏ hoặc được soát xét thay thế, vì vậy hệ thống Tiêu chuẩn Quốc gia hiện hành khoảng 6000 TCVN.

Các TCVN hiện hành được phân loại theo những lĩnh vực/chủ đề của khung phân loại TCVN (hoàn toàn phù hợp với khung phân loại Tiêu chuẩn Quốc tế – ICS) như sau :

Lĩnh vực/ Chủ đề
01  Vấn đề chung. Thuật ngữ. Tiêu chuẩn hoá. Tư liệu
03  Xã hội học. Dịch vụ. Tổ chức và quản lý cơ sở. Hành chính. Vận tải
07  Toán học. Khoa học tự nhiên
11  Chăm sóc sức khoẻ
13  Bảo vệ môi trường và sức khoẻ. An toàn
17  Đo lường và phép đo. Hiện tượng vật lý
19  Thử nghiệm
21  Hệ thống và kết cấu cơ khí. Công dụng chung
23  Hệ thống và kết cấu dẫn chất lỏng. Công dụng chung
25  Chế tạo
27  Năng lượng và truyền nhiệt
29  Điện
31  Điện tử
33  Viễn thông
35  Thông tin. Thiết bị văn phòng
37  Quang học. Chụp ảnh. Điện ảnh. In
39  Cơ khí chính xác. Kim hoàn
43  Đường bộ
45  Đường sắt
47  Đóng tầu và trang bị tầu biển
53  Thiết bị vận chuyển vật liệu
55  Bao gói và phân phối hàng hóa
59  Dệt và da
61  May mặc
65  Nông nghiệp
67  Thực phẩm
71  Hóa chất
73  Khai thác mỏ và khoáng sản
75  Dầu mỏ
77  Luyện kim
79  Gỗ
81  Thủy tinh và gốm
83  Sao su và chất dẻo
85  Giấy
87  Sơn và chất màu
91  Vật liệu xây dựng nhà
93  Xây dựng dân dụng
97  Nội trợ. Thể thao. Giải trí

Những ưu điểm chính

Hệ thống TCVN hiện hành có những ưu điểm chủ yếu sau đây:

‒  Hệ thống TCVN đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế xã hội, …

‒  Về cơ bản, Hệ thống TCVN đã được xây dựng và phát triển sát thực các đối tượng cần thiết, được bổ sung kịp thời các tiêu chuẩn thuộc các đối tượng theo yêu cầu quản lý cấp bách,…

‒  Được soát xét kịp thời để loại ra khỏi hệ thống các TCVN đã quá lạc hậu hoặc không còn cần thiết hoặc thuộc các đối tượng có thể quản lý dưới dạng các văn bản khác, hoặc cấp khác.

‒  Số lượng TCVN hoàn toàn phù hợp hoặc tương đương với các tiêu chuẩn Quốc tế, khu vực và nước ngoài ngày một nhiều hơn. Nếu năm 2000 Việt Nam có 1300 TCVN tương đương với TCQT và TCNN, thì đến hết tháng 12/2006 con số này là 2077.

Theo thống kê, đến hết tháng 12/2006 có 2077 TCVN tương đương hoàn toàn với ISO hoặc IEC, CODEX và tiêu chuẩn nước ngoài. Cụ thể như sau: tương đương với ISO: 1429; tương đương với IEC: 136; tương đương với CODEX: 41; tương đương với EN: 19; tương đương với ST SEV: 303; tương đương với tiêu chuẩn nước ngoài (BS, AS, ASTM…): 149. (Danh mục các TCVN tương đương với TCQT và TCNN xem phụ lục )

‒  Tính đồng bộ các nội dung (loại) tiêu chuẩn được chú trọng.

‒  Thủ tục và phương pháp xây dựng TCVN luôn được cải tiến.

Thủ tục xây dựng TCVN đã được cải tiến nhiều lần, lần cuối cùng vào năm 1993 và hiện nay đang áp dụng thủ tục gần giống với thủ tục xây dựng tiêu chuẩn quốc tế ISO.

Từ năm 1994, việc xây dựng tiêu chuẩn được thực hiện theo phương pháp ban kỹ thuật. Phương pháp ban kỹ thuật đem lại những kết quả đáng quan tâm là: thời hạn xây dựng TCVN giảm xuống trung bình còn một năm (trước đây trung bình là 2 năm), chất lượng các TCVN được cải thiện…

Những vấn đề cần khắc phục

Mặc dù có một số ưu điểm đã nêu trên, nhưng hệ thống TCVN hiện nay thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới hiện nay và còn có một số tồn tại như sau:

‒  Hệ thống TCVN thực sự chưa được áp dụng rộng rãi, thực sự chưa phát huy được hiệu quả và hiệu lực cao.

‒  Trình độ khoa học kỹ thuật của nhiều TCVN còn thấp, và lạc hậu cần phải soát xét thay thế.

‒  Số lượng tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận còn chiếm tỷ trọng chưa cao trong hệ thống TCVN.

Căn cứ để xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia

TCVN được xây dựng dựa trên một số căn cứ sau đây:

  1. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài
  2. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật
  3. Kinh nghiệm thực tiễn
  4. Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.

Các loại tiêu chuẩn Quốc gia

TCVN bao gồm các loại tiêu chuẩn sau:

  • Tiêu chuẩn thuật ngữ
  • Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật
  • Tiêu chuẩn phương pháp thử
  • Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

So sánh tiêu chuẩn Quốc gia và QCVN

Giống nhau: Cùng đề cập đến nội dung về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý; cùng đối tượng quản lý

Khác nhau: Cùng so sánh một số tiêu chí sau để biết cách phân biệt TCVN và QCVN

Tiêu chí TCVN QCVN
 Khái niệm  Quy định về đặc tính kỹ thuật, để phân loại, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.  Quy định về mức giới hạn kỹ thuật. yêu cầu quản lý đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng
 Mục đích sử dụng  Quy định về đặc tính kỹ thuật và sử dụng làm chuẩn để phân loại, đánh giá chất lượng.  Quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu đối tượng bắt buộc phải tuân thủ.
 Nguyên tắc áp dụng  Tự nguyện  Bắt buộc
 Hệ thống ký hiệu  TCVN (Tiêu chuẩn quốc gia);
 TCCS (Tiêu chuẩn cơ sở);
 QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia);
 QCĐP (Quy chuẩn kỹ thuật địa phương);
 Phân loại
  • Tiêu chuẩn cơ bản;
  • Tiêu chuẩn thuật ngữ;
  • Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;
  • Tiêu chuẩn phương pháp thử;
  • Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển;
  • Quy chuẩn kỹ thuật chung;
  • Quy chuẩn kỹ thuật an toàn;
  • Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
  • Quy chuẩn kỹ thuật quá trình;
  • Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ;
 Trong thương mại  Sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn vẫn được phép kinh doanh bình thường.  Sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sẽ không đủ điều kiện để kinh doanh.
 Cơ quan công bố  Cơ quan nhà nước;

 Đơn vị sự nghiệp;

 Tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

 Tổ chức kinh tế;

 Cơ quan nhà nước

 

Điều khác biệt lớn nhất giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn là: Tiêu chuẩn thực chất chỉ mang tính chất khuyến nghị, khuyến cáo, tự nguyện áp dụng. Còn quy chuẩn được cơ quan nhà nước ban hành, bắt buộc các Doanh nghiệp phải áp dụng trong hoạt động sản xuất – kinh doanh và các hoạt động kinh tế – xã hội khác. Tuy nhiên, việc một tiêu chuẩn được công bố và áp dụng cần phải xem xét kỹ về nhiều khía cạnh và có tính thực tiễn để áp dụng, bởi lẽ mục đích của tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đối tượng áp dụng, cũng như nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Rõ ràng, với người dân nói chung, một sản phẩm được quảng cáo trên bao bì là đáp ứng Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) sẽ được tin tưởng hơn sản phẩm không có nhãn mác tương tự. Do đó, nếu tiêu chuẩn đưa ra không sát với thực tiễn và không thực hiện được sẽ vô tình làm giảm giá trị thương hiệu, giảm giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Quy_chuan_viet_nam

Ngoài ra, Tiêu chuẩn Quốc gia cũng là một trong các căn cứ để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật mang tính bắt buộc. Vì vậy, nếu một quy chuẩn được áp dụng dựa trên các tiêu chuẩn không có tính thực tiễn, có thể xóa sổ đối tượng được áp dụng đó, gây nên thiệt hại lớn không chỉ cho nền kinh tế mà còn là vấn đề bản sắc văn hóa, truyền thống Việt Nam, như “nước mắm truyền thống”.

Với những lý do đó, Điều 13 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cũng quy định rõ tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau: Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài; Kết quả nghiên cứu Khoa học và Công nghệ, tiến bộ kỹ thuật; Kinh nghiệm thực tiễn; Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.

Ký hiệu Tiêu chuẩn Quốc gia

Được quy định như sau: số hiệu, năm công bố tiêu chuẩn đứng sau cụm từ viết tắt TCVN và được phân cách bằng dấu hai chấm.

Lấy ví dụ: TCVN 4980:2006 biểu thị Tiêu chuẩn Quốc gia có số hiệu  4980 được ban hành vào năm 2006

Nếu TCVN trùng với tiêu chuẩn quốc tế, thì ký hiệu gồm ký hiệu TCVN và ký hiệu tiêu chuẩn quốc tế được đặt trong dấu ngoặc đơn đặt cách nhau bằng một khoảng trắng.

Lấy ví dụ: TCVN 111:2006 (ISO 15:1998)

Ngoài ra có thể viết trên dưới, trên là TCVN, dưới là tiêu chuẩn quốc tế.

TCVN 111:2006 (ISO 15:1998) có ý nghĩa như sau: ký hiệu của tiêu chuẩn quốc gia có số hiệu 111 được ban hành vào năm 1998 và xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15:1998.

Một số ví dụ khác:

TCVN ISO 14001:2006: ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường và được công bố vào năm 2006.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA (PGL – Nhấn vào đây để xem thông tin Cty)
Phone: 0981 996 996098 299 6696024 7779 6696
Email: [email protected]
Phòng Thử Nghiệm Phúc Gia: “Chính Xác – Khách Quan – Kịp Thời – Tin Cậy”

2022-08-10T14:13:29+07:00
zalo-icon
facebook-icon
linkin-icon
phone-icon