Có Nên Dùng Đèn LED? Bóng Đèn LED Có Hại Cho Mắt Không?

Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia

Bóng đèn LED hiện nay rất được ưa chuộng ở các gia đình, các công trình lớn, …  công cộng khác nhau với những ưu điểm vượt trội như là tiết kiệm điện, tuổi thọ cao, ánh sáng chất lượng,… Thế nhưng vừa qua với nghiên cứu về tác hại của bóng đèn LED tại một trường Đại học của Tây Ban Nha đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Đồng thời điều này cũng đã thu về hai nguồn ý kiến trái chiều. Người nhận định bóng định có hại cho mắt chúng ta, người lại phủ định ý kiến này. Vậy bóng Có nên dùng đèn LED? Bóng đèn LED có hại cho mắt không? Các bạn hãy cùng Phúc Gia tìm hiểu thông tin theo bài viết dưới đây nhé!

1. Đèn LED là gì?

LED (Light Emitting Diode) là các diode (điốt) có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Cũng giống như điốt, LED được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại P ghép với một khối bán dẫn loại N.

Cau_tao_cua_den_LED

Chip LED được gắn lại với nhau nhằm nâng cao khả năng phát ánh sáng. Ba loại tổ hợp phổ biến hiện nay là: DIP, SMD và COB

Den_LED_la_gi

Cấu tạo của đèn LED Bulb

Trong ứng dụng làm thiết bị chiếu sáng, các chip LED được lắp ráp với nhau thành một nguồn phát ánh sáng nằm bên trong  các sản phẩm có hình dạng như: bóng tròn, tuýp dài, hình nến, hình cầu, downlight… được gọi là đèn LED.

Chip_LED

Các loại CHIP LED phổ biến hiện nay

2. Tính năng và đặc điểm của đèn LED

Đèn LED có tuổi thọ và hiệu suất lớn hơn nhiều lần đèn sợi đốt và hiệu quả hơn so với hầu hết các loại đèn huỳnh quang. Một số chip có khả năng phát ra hơn 300 lumen / watt.

Không giống như hầu hết các bóng đèn huỳnh quang (huỳnh quang compact hoặc đèn CFL), LED phát sáng hoàn toàn mà không cần thời gian khởi động. Do vậy tuổi thọ của chúng cao hơn đèn huỳnh quang. Chi phí ban đầu để mua đèn LED thường cao hơn loại sợi đốt hay huỳnh quang, tuy nhiên xét về mức độ tiết kiệm điện năng và tuổi thọ thì chúng được đánh giá tiết kiệm chi phí hơn.

Hiện nay hầu hết các sản phẩm được thiết kế theo đui tiêu chuẩn có thể thay thế trực tiếp cho bóng đèn sợi đốt hoặc huỳnh quang. Trên bao bì thường ghi rõ lumen (Lm), công suất watt, nhiệt độ màu, phạm vi nhiệt độ hoạt động. Chúng không phát ra ánh sáng theo mọi hướng, và các đặc tính hướng của chúng ảnh hưởng đến việc thiết kế, mặc dù ngày nay đã có không ít những thiết kế có góc chiếu sáng 360 độ.

Giống như hầu hết các thiết bị chiếu sáng khác, LED bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao, mặc dù chúng phát ra rất ít nhiệt khi hoạt động. Nhưng phần nhiệt độ này cũng đủ để gây ra những tổn hại như giảm Lumen, giảm tuổi thọ. Do đó, trong thiết kế thường  có thêm bộ phận tản nhiệt, làm mát. Tuổi thọ của đèn LED phụ thuộc lớn vào chất lượng của bộ tản nhiệt.

Để hoạt động, chip LED đòi hỏi phải chuyển đổi dòng điện từ xoay chiều sang dòng điện một chiều bằng một thiết bị biến áp và chuyển đổi gọi là driver. Đèn LED đi kèm một driver chất lượng có thể đảm bảo tuổi thọ dài cho và cung cấp các tính năng điều khiển ánh sáng. Nó có thể được đặt bên trong bóng đèn (loại tích hợp) hoặc được đặt bên ngoài (loại độc lập). Tùy theo ứng dụng chiếu sáng mà được áp dụng driver khác nhau (ví dụ: như trình driver ngoài trời cho ánh sáng đường phố, driver điểm cho chiếu sáng trong nhà và driver tuyến tính cho các đèn quảng cáo).

3. Nguyên nhân thật sự dẫn đến những tác hại của  bóng đèn LED

3.1. Nhìn trực tiếp và ánh sáng đèn LED trong thời gian dài

Trên góc độ lý thuyết, khi nhìn trực tiếp vào nguồn sáng LED trong một thời gian dài hoặc quá lâu sẽ gây ra những hậu quả sau, cụ thể:

  • Đẩy nhanh quá trình lão hóa của võng mạc, gây suy giảm thị lực cũng như gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa điểm vàng.
  • Gây rối loạn nhịp sinh học, cụ thể là giấc ngủ đặc biệt là trẻ ở tuổi vị thành niên.
  • Nếu nhìn trực tiếp vào ánh sáng đèn thì dù là đèn huỳnh quang hay đèn LED cũng hại cho mắt. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên người dùng nên sử dụng đúng như tư vấn của nhà bán hàng.

3.2. Lựa chọn đèn LED có cường độ chiếu sáng không phù hợp

Bóng đèn LED không chỉ được sản xuất với một cường độ chiếu sáng duy nhất, cũng như dải màu của chúng cũng vậy. Nên vì thế mà rất nhiều còn có thắc mắc đèn LED vàng có hại mắt không hay tương tự đối với các gam màu khác. Tùy theo không gian và nhu cầu sử dụng mà chúng ta luôn phải lựa chọn cường độ chiếu sáng sao cho thích hợp nhất. Nhưng nhiều người lại thường bỏ qua yếu tố này khi chọn lựa và vì thế mà sử dụng với cường độ chiếu sáng không phù hợp tạo ra những tác động tiêu cực.

3.3. Tiếp xúc lâu dài với đèn LED trên các thiết bị điện tử

Theo các nghiên cứu khoa học mới nhất, ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử, công nghệ mới đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Không chỉ gây ra các bệnh lý về mắt mà còn ảnh hưởng đến tinh thần người sử dụng. Sử dụng ánh sáng xanh trong bóng tối sẽ gây ra bệnh trầm cảm.

3.4. Sử dụng đèn LED chất lượng kém – nhấp nháy

Sử dụng đèn LED kém chất lượng gây ra hiện tượng nhấp nháy trong quá trình dùng sẽ khiến mắt người dùng phải điều tiết liên tục; gây ra tình trạng nhức mỏi mắt và đau đầu. Ngoài ra, các loại đèn giả đèn kém chất lượng không đảm bảo yêu cầu an toàn. Có thể có chứa các chất độc hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng như chì, thủy ngân,…

4. Tác hại của bóng đèn LED khi dùng sai cách

4.1. Ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực

Theo các nghiên cứu, khi nhìn trực tiếp vào bất kỳ nguồn sáng nào trong thời gian dài đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe mắt người.

Cụ thể hơn là khiến thị lực bị suy giảm một cách nhanh chóng, dễ mắc phải các bệnh như loạn thị, viễn thị và cận thị.

4.2. Tăng tốc độ lão hóa, rối loạn nhịp sinh học

Khiến cho tốc độ lão hóa của tế bào võng mạc diễn ra nhanh hơn, gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng. Dễ bị mắc phải các bệnh béo phì, bệnh ung thư và bệnh về tim mạch.

4.3 Tác động tiêu cực nên não bộ

Đây là tác hại khiến rất nhiều người lo lắng, nhưng tác hại tiêu cực lên não bộ này liên quan trực tiếp đến đèn LED ánh sáng xanh. Theo Giáo Sư Gianluca Tosini, ánh sáng từ đèn LED xanh có liên quan trực tiếp đến đồng hồ sinh học của não bộ. Nó ức chế sự tổng hợp của hormone melatonin, có vai trò thúc đẩy giấc ngủ. Theo đó chúng khiến bạn cảm thấy khó ngủ hơn, khiến não không nhận biết và làm thay đổi đồng hồ sinh học về giấc ngủ.

4.4. Tác hại của ánh sáng đèn LED lên da

Theo các chuyên gia, các tia UV được cho là kẻ giết người thầm lặng, nó gây ảnh hưởng, gây tổn thương đến các mô biểu bì của làn da. Gây ra các hiện tượng sạm da, nám da, lão hóa da sớm và thậm chí là gây ra bệnh ung thư da.

Lao_Hoa_Nhanh_Do_Den_LED

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, đèn LED chất lượng tốt được thì an toàn cho da, ngược lại những đèn LED có chất lượng kém lại có thể gây ra nhiều nguy cơ có hại.

4.5. Đèn kém chất lượng gây nổ, không an toàn

Khi sử dụng đèn LED kém chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. Trong quá trình sử dụng có thể sẽ gây cháy nổ, các mảnh vỡ bắn ra có khả năng gây sát thương người sử dụng.

5. Tư vấn sử dụng đèn LED đúng

5.1. Chọn công suất đèn LED

Không phải đèn có công suất càng cao thì càng tốt. Mỗi một không gian sẽ yêu cầu công suất của bóng đèn là không giống nhau. Để lựa chọn được bóng đèn có công suất phù hợp cần phải chú ý đến diện tích không gian chiếu sáng và mục đích chiếu sáng.

Cong_suat_den_LED

5.2. Đánh giá chất lượng đèn LED

Tiêu chí khách quan mà khách hàng có thể cân nhắc để đánh giá chất lượng đèn LED là giá thành và thương hiệu đèn LED.

Thông thường, giá thành của đèn LED sẽ bị ảnh hưởng bởi chất lượng linh kiện sử dụng. Do vậy, đèn LED có giá thành cao sẽ chất lượng hơn đèn có giá thành thấp hơn.

Thương hiệu đèn LED là yếu tố thứ 2 mà khách hàng có thể tin tưởng bởi thương hiệu được xây dựng dựa trên sự trải nghiệm và đánh giá chân thực từ khách hàng. Thương hiệu có tiếng sẽ tạo ra yên tâm chất lượng hơn là thương hiệu vô danh.

5.3. Lắp đặt đúng kỹ thuật

Tính toán khoảng cách treo đèn và khoảng cách giữa các đèn hợp lý. Tuyệt đối không treo đèn ngay trên đầu người, không treo đèn có góc chiếu rọi thẳng vào mắt.

Chính vì vậy, Để ngăn ngừa những tác động quang sinh học có hại đến sức khỏe con người, Bộ Khoa học & Công nghệ đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED – QCVN 19:2019/BKHCN, trong đó quy định về các giới hạn phơi nhiễm an toàn cho các thiết bị chiếu sáng LED, đặc biệt là đánh giá nguy cơ quang sinh học đối với bóng đèn và hệ thống bóng đèn.

Anh_Bia_Quang_Sinh_hoc

Phòng thử nghiệm Phúc Gia đã trang bị hệ thống An Toàn Quang Sinh Học đạt chuẩn IEC 62778 VÀ IEC 62471. Hơn nữa Hệ thống Kiểm tra An toàn Quang sinh học của Phòng thử nghiệm Phúc Gia đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế mới nhất, chẳng hạn như GB/T 20145-2006/CIE S 009/E: 2002, IEC62471:2006/ EN62471-2008, IEC 60598-1-2012, IEC/TR 62471-2:2009, IEC/TR 62778, IEC/EN 60432, IEC 60335-2-27, IEC 60335-2-59, 2005/32 / EC…, được sử dụng rộng rãi để kiểm tra sự phân bố công suất quang phổ, bức xạ, bức xạ, tiếp xúc bức xạ, cụ thể công suất cực tím bức xạ hiệu quả (mW/klm), độ rọi, kích thước của nguồn biểu kiến, nhiệt độ màu, tọa độ màu, chỉ số thể hiện màu, SDCM và các thông số khác của LED, module LED, đèn LED, bộ đèn LED, đèn huỳnh quang, Đèn HID, đèn Halogen cho cả dịch vụ chiếu sáng chung, nguồn sáng đặc biệt (chẳng hạn như được sử dụng trong ô tô, điều trị y tế, thẩm mỹ, v.v.).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0981.996.996/ 0982.996.696/ 024 7779 6696
E-mail: [email protected]                                Website: phucgia.com.vn

2023-10-16T09:58:39+07:00
zalo-icon
facebook-icon
linkin-icon
phone-icon