Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia
Căn cứ vào thông tư số 08/2019/TT-BKHCN; Quyết định số: 1383/QĐ-BKHCN và Quy chuẩn QCVN 19:2019/BKHCN – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn và tương thích điện từ đối với sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED, từ thời điểm 01/01/2022, các sản phẩm chiếu sáng LED tại Phụ lục của QCVN 19:2019/BKHCN phải nằm trong nhóm miễn trừ (Exempt group) không có nguy cơ về quang sinh học hoặc nhóm 1 (Risk group 1) không có nguy cơ về quang sinh học với sử dụng thông thường khi thử nghiệm, đánh giá, phân loại theo IEC 62471:2006 Photobiological safety of lamps and lamp systems (An toàn quang sinh học đối với bóng đèn và hệ thống bóng đèn).
Ngày 30/07/2021, Cục Bản quyền Tác giả – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho bài viết: “Giải mã Kết quả thử nghiệm An Toàn Quang Sinh Học cho Đèn LED theo IEC 62471” của Tác giả Mai Thị Vân – Giám đốc Công ty Cổ phần Phòng thử nghiệm Phúc Gia, số: 5652/2021/QTG.
Nội dung đầy đủ bài viết tại: https://phucgia.com.vn/giai-ma-ket-qua-thu-nghiem-an-toan-quang-sinh-hoc-cho-den-led-theo-iec-62471-phuc-gia-lab.html
Ngày 25/12/2020, Phòng thử nghiệm Phúc Gia được Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp quyết định về việc Chỉ định Tổ chức thử nghiệm theo Quyết định số 2483/QĐ-TĐC;
Ngày 28/10/2021, Phòng thử nghiệm Phúc Gia được Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp quyết định về việc Chỉ định Tổ chức thử nghiệm theo Quyết định số 1951/QĐ-TĐC. Theo đó Phòng thử nghiệm Phúc Gia được thực hiện việc thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật về:
- An toàn điện (ES)
- Giới hạn nhiễu điện từ (EMI)
- Miễn nhiễm tương thích điện từ (EMS)
- An toàn quang sinh học (PBS)
đối với sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2019/KHNCN và các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Nội dung đầy đủ bài viết tại: https://phucgia.com.vn/bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-chi-dinh-phuc-gia-lab-thu-nghiem-den-led-theo-qcvn-19-2019-bkhcn.html
Để đo kiểm về an toàn quang sinh học cho các sản phẩm chiếu sáng, Phòng thử nghiệm Phúc Gia đã trang bị hệ thống An Toàn Quang Sinh Học đạt chuẩn IEC 62778 VÀ IEC 62471.
Hệ thống Kiểm tra Bức xạ Quang học của Phòng thử nghiệm Phúc Gia được sản xuất và thiết kế bởi EVERFINE – một thương hiệu lớn trong lĩnh vực sản xuất thiết bị thử nghiệm về đèn.
Hệ thống Kiểm tra Bức xạ Quang học của Phòng thử nghiệm Phúc Gia được thiết kế để kiểm tra và đánh giá độ an toàn quang sinh học của đèn và hệ thống đèn với khả năng tự động hóa cao, độ lặp lại và độ chính xác cao. Ngoài ra, hệ thống có thể tự động phân loại các nguồn sáng và đèn đã được thử nghiệm thành nhiều nhóm theo các giá trị nguy cơ quang sinh học.
Hệ thống Kiểm tra An toàn Quang sinh học của Phòng thử nghiệm Phúc Gia đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế mới nhất, chẳng hạn như GB/T 20145-2006/CIE S 009/E: 2002, IEC62471:2006/ EN62471-2008, IEC 60598-1-2012, IEC/TR 62471-2:2009, IEC/TR 62778, IEC/EN 60432, IEC 60335-2-27, IEC 60335-2-59, 2005/32 / EC…, được sử dụng rộng rãi để kiểm tra sự phân bố công suất quang phổ, bức xạ, bức xạ, tiếp xúc bức xạ, cụ thể công suất cực tím bức xạ hiệu quả (mW/klm), độ rọi, kích thước của nguồn biểu kiến, nhiệt độ màu, tọa độ màu, chỉ số thể hiện màu, SDCM và các thông số khác của LED, module LED, đèn LED, bộ đèn LED, đèn huỳnh quang, Đèn HID, đèn halogen cho cả dịch vụ chiếu sáng chung, nguồn sáng đặc biệt (chẳng hạn như được sử dụng trong ô tô, điều trị y tế, thẩm mỹ, v.v.).
Các đặc điểm chính:
Hệ thống kiểm tra bức xạ quang học của Phòng thử nghiệm Phúc Gia có thể đo bức xạ có trọng số nguy cơ của tia cực tím, bức xạ tia cực tím gần, bức xạ có trọng số nguy cơ của ánh sáng xanh, nguy cơ nhiệt võng mạc, bức xạ hồng ngoại, bức xạ khả kiến và tia hồng ngoại,… thử nghiệm đèn và hệ thống đèn có thể được phân loại thành nhiều nhóm theo giá trị nguy cơ quang sinh học.
➢ Bằng sáng chế công nghệ được cấp: Nhiều hạng mục của bằng sáng chế công nghệ được cấp, và công nghệ tổng quan hàng đầu thế giới.
➢ Có thể tự động tìm kiếm hướng với bức xạ tối đa.
➢ Đo toàn bộ dải bước sóng với độ chính xác cao: bao quát toàn bộ dải bước sóng 200 ~ 1650 nm hoặc 200 ~ 3000 nm (tùy chọn). Dựa vào đơn sắc kép, ánh sáng phân tán của dải UV có thể đạt tới 10-8
➢ Thiết bị hiệu chuẩn tiêu chuẩn được trang bị có thể được truy xuất trực tiếp đến NIST hoặc NIM, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn IEC, tiêu chuẩn CIE và tiêu chuẩn quốc gia.
Lưu ý: Hệ thống Kiểm tra Bức xạ Quang học tại Phòng thử nghiệm Phúc Gia được áp dụng cho phép đo an toàn bức xạ cho bất kỳ đèn và hệ thống đèn không dùng tia laser.
Vậy nhóm miễn trừ (Exempt group) không có nguy cơ về quang sinh học hoặc nhóm 1 (Risk group 1) không có nguy cơ về quang sinh học là gì? Cùng Phòng thử nghiệm Phúc Gia tìm hiểu rõ vấn đề này thông qua cách phân loại đèn theo IEC 62471 nhé!
Để phân loại mức độ rủi ro khi đánh giá nguy cơ quang sinh học do bức xạ đèn, theo các chuyên gia, Đèn LED được chia ra thành 2 nhóm: Đèn sóng liên tục và đèn xung.
1. Đèn sóng liên tục/ Continuous wave lamps
Ủy Ban Kỹ Thuật Điện Quốc Tế (IEC) đã phát triển một tiêu chuẩn để đánh giá về an toàn quang sinh học, được phân thành 4 nhóm Risk (rủi ro) (0 = không rủi ro, 3 = rủi ro cao).
– Risk Group 0 (Nhóm miễn trừ/ Exempt group): là nhóm đèn không gây ra bất kỳ nguy cơ quang sinh nào ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
– Risk Group 1 (Nhóm rủi ro 1 – Rủi ro thấp): là nhóm đèn không gây nguy hiểm quang học trong giới hạn của hành vi bình thường.
– Risk Group 2 (Nhóm rủi ro 2 – Rủi ro trung bình): là nhóm đèn không gây nguy hiểm do phản ứng không mong muốn với nguồn sáng quá chói hoặc nhiệt độ khó chịu.
– Risk Group 3 (Nhóm rủi ro 3 – Rủi ro cao): là nhóm đèn có thể gây nguy hiểm ngay cả khi tiếp xúc tạm thời hoặc trong thời gian ngắn. Các đèn vượt quá giới hạn quy định cho Nhóm rủi ro 2 (Mức độ trung bình) thì nằm trong Nhóm rủi ro 3 (Mức độ rủi ro cao ).
2. Đèn xung/ Pulsed lamps
Tiêu chí đèn xung phải áp dụng cho một xung đơn và cho bất kỳ nhóm xung nào trong vòng 0,25 giây.
Đèn tạo xung phải được đánh giá ở mức tải năng lượng danh định cao nhất theo quy định của nhà chế tạo.
Việc xác định nhóm rủi ro của bóng đèn được thử nghiệm phải được thực hiện như sau:
- Bóng đèn vượt quá giới hạn phơi nhiễm sẽ được phân loại là thuộc Nhóm rủi ro 3 (Rủi ro cao).
- Đối với đèn xung đơn, bóng đèn có mức tiếp xúc bức xạ có trọng số hoặc liều bức xạ có trọng số thấp hơn EL sẽ được phân loại là thuộc Nhóm Miễn trừ.
- Đối với bóng đèn phát xung lặp lại, bóng đèn có mức tiếp xúc bức xạ trọng số hoặc liều bức xạ trọng số thấp hơn EL, phải được đánh giá bằng cách sử dụng tiêu chí rủi ro sóng liên tục được thảo luận trong nhóm đèn Đèn tạo sóng liên tục – , sử dụng các giá trị trung bình theo thời gian của phát xạ xung.
Dưới đây là mẫu phiếu thử nghiệm An toàn quang sinh học của Phòng thử nghiệm Phúc Gia cho bóng đèn thuộc nhóm miễn trừ (Exempt group) không có nguy cơ về quang sinh học:
Vui lòng chờ vài giây để loading Mẫu Kết Quả An Toàn Quang Sinh Học theo IEC 62778 Tại Phòng Thử Nghiệm Phúc Gia
Vui lòng chờ vài giây để loading Mẫu Kết Quả An Toàn Quang Sinh Học theo IEC 62471 Tại Phòng Thử Nghiệm Phúc Gia
=> Tùy thuộc vào các yếu tố sử dụng, thời gian tiếp xúc và ảnh hưởng của đèn điện, những mối nguy tiềm ẩn này có thể trở thành mối nguy thực sự hoặc không thực sự. Theo dõi Phòng thử nghiệm Phúc Gia trong những bài viết tiếp theo để làm rõ các nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng Đèn LED sai cách hoặc sử dụng Đèn LED kém chất lượng nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- An Toàn Quang Sinh Học, Cơ Chế và Nguy Cơ Gây Hại
- Giải mã Kết quả thử nghiệm An Toàn Quang Sinh Học cho Đèn LED theo IEC 62471 – Phúc Gia Lab
- Hướng Dẫn Thử Nghiệm Và Chứng Nhận Hợp Quy Đèn LED Theo QCVN 19:2019/BKHCN
- Kết Quả Thử Nghiệm An Toàn Quang Sinh Học Theo IEC 62471/ IEC 62778 Cho Đèn LED
- Kết Quả Thử Nghiệm Hiệu Suất Năng Lượng Đèn LED
- Kết Quả Thử Nghiệm An Toàn Điện (ES) Đèn LED Tube – QCVN 19:2019/BKHCN
- Kết Quả Thử Nghiệm An Toàn Điện (ES) Đèn LED Bulb – QCVN 19:2019/BKHCN
- Kết Quả Thử Nghiệm An Toàn Điện (ES) Đèn LED Cố Định Lắp Nổi – QCVN 19:2019/BKHCN
- Kết Quả Thử Nghiệm An Toàn Điện (ES) Đèn LED Cố Định Lắp Chìm – QCVN 19:2019/BKHCN
- Kết Quả Thử Nghiệm Giới Hạn Nhiễu Điện Từ (EMI) Đèn LED – QCVN 19:2019/BKHCN
- Báo Giá Thử Nghiệm Hợp Quy Đèn LED Theo QCVN 19/BKHCN (An Toàn Điện, Tương Thích Điện Từ)
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0981.996.996/ 0982.996.696/ 024 7779 6696
E-mail: [email protected] Website: phucgia.com.vn