Dự Thảo QCVN 135:2024/BTTTT Về Yêu Cầu An Toàn Thông Tin Cơ Bản Cho Camera Giám Sát Sử Dụng Giao Thức Internet

Dự thảo QCVN 135:2024/BTTTT về yêu cầu an toàn thông tin cơ bản cho camera giám sát sử dụng giao thức Internet được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 23/08/2024. Việc ban hành quy chuẩn này không chỉ là cần thiết mà còn cấp bách, nhằm bảo vệ hệ thống thông tin quốc gia, cá nhân và tổ chức khỏi các mối đe dọa an ninh mạng với sự phát triển mạnh mẽ, phức tạp từ các thiết bị camera giám sát.

Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia

Để hoàn thiện nội dung Dự thảo QCVN 135:2024/BTTTT nêu trên đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện, Bộ Thông Tin và Truyền Thông đang lấy ý kiến đóng góp từ các cơ quan, đơn vị có liên quan. Các ý kiến đóng góp có thể gửi trực tiếp đến Bộ Thông tin và Truyền Thông trước ngày 23/10/2024.

Với mục đích chia sẻ rộng rãi và cập nhật những chính sách mới nhất của Chính Phủ, Bộ Ngành… liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu các sản phẩm Điện – Điện tử, chúng tôi kính gửi các Quý cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, đặc biệt là các Đối tác/ Khách hàng của Phúc Gia đang thực hiện tuân thủ các quy định của Chính phủ nói chung và Bộ Thông Tin và Truyền Thông nói riêng được biết và đóng góp ý để các văn bản dự thảo này được hoàn thiện và đảm bảo tính khả thi nhất.

1. Camera sử dụng giao thức Internet (IP Camera) là gì?

IP Camera (Internet Protocol Camera – Camera giám sát sử dụng giao thức Internet) là một loại camera kỹ thuật số có khả năng gửi và nhận dữ liệu qua mạng Internet. Khác với camera analog truyền thống, IP camera không cần đầu ghi hình riêng biệt mà có thể hoạt động độc lập và truyền hình ảnh trực tiếp đến các thiết bị kết nối mạng như điện thoại, máy tính, hoặc máy chủ lưu trữ.

Hệ thống IP camera bao gồm các thành phần sau:

  • IP Camera: Thiết bị ghi hình và gửi dữ liệu hình ảnh qua mạng.
  • Router: Thiết bị chuyển tiếp dữ liệu từ IP camera đến mạng Internet.
  • Switch: Thiết bị kết nối nhiều IP camera trong cùng một hệ thống mạng.
  • Máy chủ lưu trữ/NVR (Network Video Recorder): Thiết bị lưu trữ và quản lý dữ liệu video từ các IP camera.
  • Thiết bị xem (PC, smartphone): Thiết bị nhận và xem dữ liệu hình ảnh từ IP camera.

hệ thống IP camera theo Dự Thảo QCVN 135:2024/BTTTT

2. Tại sao cần ban hành Dự thảo QCVN 135:2024/BTTTT

Camera giám sát sử dụng giao thức Internet (IP Camera) hoạt động độc lập, kết nối trực tiếp với mạng qua địa chỉ IP riêng biệt, không cần thiết bị hay phần mềm phụ trợ. Ngoài ra còn nhiều ưu điểm khác giúp cho thiết bị này ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới cho nhiều mục đích khác nhau.

Dự báo đến năm 2025, thế giới sẽ có hơn 75 tỷ thiết bị IoT kết nối Internet, trong đó có 1 tỷ camera giám sát được sử dụng. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tại Việt Nam đã có trên 16 triệu thiết bị camera giám sát được nhập khẩu và triển khai, sử dụng trên thị trường trong 5 năm gần đây. Ước tính đến năm 2025, Việt Nam sẽ có hơn 20 triệu camera giám sát được sử dụng. 

Tuy nhiên IP Camera đang có một số vấn đề bảo mật như: Tấn công DoS (Denial of Service); Tấn công Brute Force; Nghe lén và đánh cắp dữ liệu; Bảo mật yếu,.. Do đó, các thiết bị này thường bị được tin tặc nhắm tới trong các cuộc tấn công và tiềm ẩn nhiều rủi ro bị khai thác, xâm nhập và chiếm quyền điều khiển. Hậu quả là gây rò rỉ thông tin và bị sử dụng cho các mục đích lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức,…

Hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hiện hơn 800 nghìn camera giám sát của Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu hình ảnh công khai và rao bán trên mạng Internet, trong số đó có 360 nghìn camera (chiếm 45%) có nguy cơ, điểm yếu, lỗ hổng dễ bị khai thác tấn công, chiếm quyền điều khiển. Theo thống kê, trong năm 2021, trung bình hàng tháng có khoảng 1 triệu địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng IP botnet, trong đó có 48.690 địa chỉ IP liên quan trực tiếp đến các mã độc từ camera giám sát (chiếm khoảng 5%).

Ngoài ra, phần lớn các hệ thống thông tin sử dụng camera giám sát chưa được triển khai công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng theo cấp độ theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016. Khoảng 90% các hệ thống này chưa được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi đưa vào vận hành khai thác cũng như đánh giá an toàn thông tin mạng định kỳ hàng năm. 

Vì vậy, việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với camera giám sát là vấn đề cấp thiết giúp bảo đảm an toàn thông tin mạng, bảo vệ quyền riêng tư và lợi ích của người sử dụng. Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến hoạt động đánh giá, nghiên cứu, phát triển; đánh giá, lựa chọn và sử dụng các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.

Xem thêm: Bảo Đảm An Toàn Thông Tin Mạng Cho Hệ Thống Camera Giám Sát

3. Phạm vi và đối tượng áp dụng 

Dự thảo QCVN 135:2024/BTTTT quy định các yêu cầu kỹ thuật an toàn thông tin mạng cơ bản cho thiết bị camera giám sát sử dụng giao thức Internet (Thiết bị camera giám sát sử dụng giao thức Internet là camera kỹ thuật số, có thể kết nối qua giao thức Internet thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc giám sát, ghi hình). Mã số HS của thiết bị camera giám sát sử dụng giao thức Internet áp dụng như sau:

TT Tên sản phẩm, hàng hóa theo QCVN Mã số HS Mô tả sản phẩm, hàng hóa
01 Thiết bị camera giám sát sử dụng giao thức Internet 8525.83.10
8525.83.90
8525.89.10
8525.89.90
Camera kỹ thuật số, có thể kết nối qua giao thức Internet, thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc giám sát, ghi hình.

Quy chuẩn áp dụng cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài liên quan đến hoạt động đánh giá, nghiên cứu phát triển, đánh giá lựa chọn và sử dụng các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, khuyến khích cơ quan, tổ chức sử dụng sản phẩm camera được công bố hợp chuẩn hợp quy theo quy định tại Quy chuẩn này để bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình sử dụng.

Thông tư ban hành cùng Dự thảo QCVN 135:2024/BTTTT về yêu cầu an toàn thông tin cơ bản cho camera giám sát sử dụng giao thức Internet quy định hiệu lực thi hành dự kiến kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.

Vào ngày 31/12/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BTTTT kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 135:2024/BTTTT về các yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin cơ bản đổi với thiết bị camera giám sát sử dụng giao thức Internet. Thông tư 19/2024/TT-BTTTT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2025 với lộ trình áp dụng như sau:

  • Kể từ ngày 15/02/2025, QCVN 135:2024/BTTTT được áp dụng tự nguyện trong thử nghiệm, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.
  • Kể từ ngày 01/01/2026, thiết bị camera giám sát sử dụng giao thức Internet nhập khẩu và sản xuất trong nước phải tuân thủ (bắt buộc) QCVN 135:2024/BTTTT trước khi lưu thông trên thị trường.

Vui lòng chờ vài giây để loading Dự thảo QCVN 135:2024/BTTTT về yêu cầu an toàn thông tin cơ bản cho camera giám sát sử dụng giao thức Internet

Ấn vào đây để download Dự thảo QCVN 135:2024/BTTTT

Ấn vào đây để download Thông tư ban hành kèm QCVN 135:2024/BTTTT

Ấn vào đây để download thuyết minh Dự thảo QCVN 135:2024/BTTTT

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0981.996.996/ 0982.996.696/ 024 7779 6696
E-mail: [email protected]                                Website: phucgia.com.vn

2025-01-13T17:02:50+07:00
zalo-icon
facebook-icon
linkin-icon
phone-icon