Mạch Bảo Vệ Pin Là Gì?

Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia

Pin là những vật nhỏ bé hiện hữu trong các thiết bị điện tử, xung quanh cuộc sống của chúng ta. Thông thường bạn nghe về các loại Pin như: Pin tiểu, Pin Điện thoại, Pin Laptop, Pin xe điện, … có hoặc không có mạch bảo vệ. Mạch bảo vệ Pin là gì và tác dụng của chúng như thế nào? Trong bài viết này mời các bạn hãy cùng Phúc Gia LAB tìm hiểu các thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

mach-bao-ve-pin

Mạch Bảo vệ Pin

Mạch bảo vệ Pin là gì?

Mạch bảo vệ Pin là một mạch điện tử không thể thiếu trong mỗi quả Pin có tác dụng bảo vệ Cell chứa trong Pin, giúp bạn không sạc quá đầy và không xả xuống quá thấp, bảo vệ Pin khi phần tải bị đoản mạch. Nó bao gồm các phần có công dụng bảo vệ nhất định như sau:

  • PTC: Có tác dụng chống lại sự tăng nhiệt độ quá định mức, đồng thời nó gián tiếp bảo vệ lại hiện tượng quá dòng, khi đó PTC sẽ tự động cài đặt lại (Reset).
  • CID: Còn được gọi với các tên khác là van nén (Pressure Valve), nó có tác dụng vô hiệu hóa hoạt động của phoi Pin vĩnh viễn trong trường hợp vượt quá ngưỡng cho phép.
  • PCB: Có khả năng bảo vệ cục Pin khỏi hiện tượng xả cạn hay sạc điện quá ngưỡng, dòng xả quá cao thì nó sẽ tự động reset hay khởi động lại khi đặt Pin vào nguồn sạc. Điều này phụ thuộc vào thiết kế của PCB.
Pin_va_mach_bao_ve

Pin và mạch bảo vệ Pin – Phúc Gia LAB

Mạch bảo vệ pin được cấu thành từ nhiều đoạn bảng điện khác nhau. Nó đều có các công dụng nhất định bao gồm bảo vệ Pin tránh tình trạng cạn kiệt hay dòng xả quá mức, mỗi mạch sẽ gồm hai phần quan trọng. Đầu tiên là con chíp điều khiển (controller) màu xanh. Tiếp theo màu đỏ là công tắc đóng bật (connect/disconnect) của Pin.

Protected_Battery_6

Sẽ thế nào nếu Pin không có mạch bảo vệ

Pin không có mạch bảo vệ sẽ không có thành phần PCB, nhưng thường sẽ vẫn có PTC và CID. Mạch PCB được khuyến cáo nên có cho một số Pin Li-ion như Li-CoO2.

Protected_Battery

Đối với mạch bảo vệ pin thì sẽ không thể nhìn thấy được hai thành phần PTC và CID. Bởi lẽ đây là một phần có phoi Pin, còn các bộ phận khác đều hiện hữu rõ ràng. Trường hợp van nén bên trong cục Pin được kích hoạt, nó sẽ ngay lập tức ngắt kết nối ở bên trong ra tới ngoài của Pin một cách nhanh chóng.

Kích thước thực tế của Pin có mạch bảo vệ

Protected_Battery_4

Với mỗi một loại Pin sẽ có những số hiệu mang ý nghĩa riêng biệt. Ví dụ như viên Pin 18650 thì được hiểu là kích thước của nó là đường kính 18mm với chiều dài 65mm. Nhưng trên thực tế không hẳn đúng như vậy, Pin có thể dài hơn và to hơn vài mm. Nguyên nhân chính là nó được trang bị mạch bảo vệ.

Protected_Battery_2

Quan sát một cách kỹ càng bạn sẽ nhận thấy đa số đầu cực dương các loại Pin có một lỗ tròn, đó là chỗ thoát khí thải của van nén. Ngay bên dưới được ẩn đi cái cầu chì nhiệt độ PTC Resistor. Tuy nhiên có một lưu ý dành cho mọi người, đối với nhiều nhà sản xuất đều quảng cáo trang bị mạch bảo vệ Pin.

Nhưng thực chất tiêu chuẩn họ đặt ra chỉ cần có đủ hai bộ phận PTC và CID. Trường hợp này chỉ được xem là có sự bảo vệ battery protected. Những loại Pin đúng chuẩn cần đảm bảo có mạch bảo vệ PCB protection hoặc IC protection.

Protected_Battery_3

Đối với một số loại Pin như Li-ion hoạt động độc lập thì điều này rất quan trọng. Bạn có thể nhận thấy mạch bảo vệ khi quan sát kỹ, ở viên Pin có phần cực âm bằng chất liệu đồng, thêm vào đó được khắc một số ký tự nhất định. Ngoài ra điều này còn nói lên rằng cục Pin thiếu đi tấm thép gia cố và chống sốc.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0981.996.996/ 0982.996.696/ 024 7779 6696
E-mail: [email protected]                                Website: phucgia.com.vn

2023-10-16T16:17:26+07:00
zalo-icon
facebook-icon
linkin-icon
phone-icon