SỰ KHÁC BIỆT GIỮA QCVN 132:2022/BTTTT VÀ IEC 62368-1:2018

Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia

Chất lượng của hệ thống thông tin liên lạc phụ thuộc chính vào chất lượng của các thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin. Bộ Thông tin và Truyền thông đã nỗ lực nghiên cứu và ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật để áp dụng và đảm bảo chất lượng cho các loại thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sử dụng thực tế và thúc đẩy sự phát triển của công nghệ. Cùng với yếu tố chất lượng tính năng kỹ thuật, yếu tố an toàn của thiết bị cũng được Bộ Thông tin và Truyền thông quan tâm và xem xét. 

Ngày 30/11/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 24/2022/TT-BTTTT ban hành kèm theo thông tư này là QCVN 132:2022/BTTTT – Quy chuẩn về an toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin. Đối tượng quản lý của quy chuẩn kỹ thuật QCVN 132:2022/BTTTT là các thiết bị đầu cuối viễn thông phổ biến ở Việt Nam thuộc Danh mục các sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng QCVN 132:2022/BTTTT dựa trên những yêu cầu của phiên bản thứ 3 IEC 62368-1:2018 (phiên bản mới nhất của thế giới tại thời điểm xây dựng) với hầu hết các nội dung tập trung chủ yếu vào các yêu cầu về An toàn cho thiết bị viễn thông. Vì vậy, trong QCVN 132:2022/BTTTT các yêu cầu về hóa chất, chấn thương do bỏng nhiệt, bức xạ, bức xạ UV… sẽ được lược bỏ so với phiên bản IEC 62368-1:2018. Bên cạnh đó các điều khoản thử nghiệm cũng như các điều kiện áp dụng cụ thể trong từng chỉ tiêu thử nghiệm cũng được sửa đổi để phù hợp với Việt Nam.

Xem thêm:

Vậy, chi tiết sự khác biệt về chỉ tiêu thử nghiệm được quy định giữa QCVN 132:2022/BTTTT và tiêu chuẩn IEC 62368-1:2018 là gì? Chúng ta hãy so sánh nhanh để có cái nhìn tổng quan về những khác biệt giữa QCVN 132:2022/BTTTT và tiêu chuẩn IEC 62368-1:2018.

Bao_gia_132_San+Pham

1. Sự khác nhau về các hạng mục thử nghiệm giữa IEC 62368-1:2018 và QCVN 132:2022/BTTTT?

Các hạng mục thử nghiệm được quy định trong IEC 62368-1:2018 nhưng được lược bỏ trong QCVN 132:2022/BTTTT:

  • Mục 7 – IEC 62368-1:2018 – Liên quan đến Hóa chất;
  • Mục 8 – IEC 62368-1:2018 – Liên quan đến Tác nhân vật lý ;
  • Mục 9 – IEC 62368-1:2018 – Liên quan đến Bỏng nhiệt;
  • Mục 10 – IEC 62368-1:2018 – Liên quan đến Bức xạ;
  • Phụ lục A – IEC 62368-1:2018 – Đã được nêu trong Mục phạm vi áp dụng của Quy chuẩn;
  • Phụ lục C – IEC 62368-1:2018 – Liên quan đến Bức xạ UV;
  • Phụ lục F – IEC 62368-1:2018 – Liên quan đến tem nhãn và các ký hiệu;
  • Phụ lục M – IEC 62368-1:2018 – Liên quan đến Pin (Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành QCVN 101:2020/BTTTT);
  • Phụ lục S – IEC 62368-1:2018 – Liên quan đến Khả năng chịu nhiệt và chịu cháy;
  • Phụ lục U – IEC 62368-1:2018 – Liên quan đến sức bền của màn hình CRT và khả năng bảo vệ chống lại tác động của nổ;
  • Phụ lục W – IEC 62368-1:2018 – Nội dung liên quan so sánh từ ngữ giữa IEC 62368-1 và IEC 60664-1.

Các điều kiện đo ở mục 4, 5, 6 cũng được thay đổi đáng kể để phù hợp với điều kiện ở Việt Nam ví dụ như một vài thông tin ở Bảng 4, Bảng 5, Bảng 13, Mục 4.1.4 (2.1.1.4), Bảng 31, Phụ lục B, D, G…

Quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về sự khác biệt này.

2. Sự khác nhau về các sản phẩm thuộc phạm vi của tiêu chuẩn IEC 62368-1:2018 và QCVN 132:2022/BTTTT?

a) Những sản phẩm thuộc phạm vi của IEC 62368-1 gồm những gì?

NHỮNG SẢN PHẨM THUỘC PHẠM VI CỦA IEC 62368-1
STT Loại sản phẩm Ví dụ cụ thể về loại sản phẩm
1 Thiết bị ngân hàng Máy xử lý tiền tệ bao gồm máy rút tiền tự động (ATM)
2 Thiết bị điện tử tiêu dùng (bao gồm thiết bị âm thanh, video và nhạc cụ chuyên nghiệp) Tiếp nhận thiết bị và bộ khuếch đại âm thanh và/hoặc hình ảnh, cung cấp thiết bị nhằm cung cấp các thiết bị khác thuộc phạm vi của tài liệu này, nhạc cụ điện tử và các phụ kiện điện tử như bộ tạo nhịp, bộ tạo âm, bộ chỉnh nhạc và các thiết bị tương tự để sử dụng với thiết bị điện tử. hoặc nhạc cụ phi điện tử, thiết bị giáo dục âm thanh và/hoặc video, máy chiếu video, máy quay video và màn hình video, camera giám sát mạng, trò chơi điện tử, hộp máy hát tự động, máy ghi âm và đĩa quang, máy ghi băng và đĩa quang, bộ chuyển đổi tín hiệu ăng-ten và bộ khuếch đại, bộ định vị ăng-ten, thiết bị Citizen’s Band, thiết bị hình ảnh, thiết bị hiệu ứng ánh sáng điện tử, thiết bị liên lạc sử dụng nguồn điện hạ thế làm phương tiện truyền dẫn, máy thu đầu cuối cáp, thiết bị đa phương tiện, thiết bị flash điện tử
3 Máy xử lý dữ liệu, văn bản và các thiết bị liên quan Thiết bị chuẩn bị dữ liệu, thiết bị xử lý dữ liệu, thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại thông minh, thiết bị đeo, máy vẽ, máy in (kể cả máy in 3D), máy quét, thiết bị xử lý văn bản, thiết bị hiển thị hình ảnh
4 Thiết bị mạng  Cầu nối, thiết bị đầu cuối mạch dữ liệu, thiết bị đầu cuối dữ liệu, bộ định tuyến
5 Thiết bị bán lẻ điện, điện tử  Máy tính tiền, thiết bị đầu cuối điểm bán hàng bao gồm cả cân điện tử đi kèm
6 Máy văn phòng điện, điện tử Máy tính, máy sao chép, thiết bị đọc chính tả, máy hủy tài liệu, máy sao chép, tẩy, thiết bị văn phòng vi mô, tập tin vận hành bằng động cơ, máy xén giấy (máy đục lỗ, máy cắt, máy tách), máy chạy giấy, gọt bút chì, máy dập ghim, máy đánh chữ
7 Thiết bị công nghệ thông tin khác Thiết bị in ảnh, thiết bị đầu cuối thông tin công cộng, ki-ốt điện tử, thiết bị đa phương tiện
8 Thiết bị bưu chính Máy xử lý thư, máy bưu chính
9 Thiết bị hạ tầng mạng viễn thông Thiết bị thanh toán, bộ ghép kênh, thiết bị cấp nguồn mạng, thiết bị đầu cuối mạng, trạm gốc vô tuyến, bộ lặp, thiết bị truyền dẫn, thiết bị chuyển mạch viễn thông
10 Thiết bị đầu cuối viễn thông Thiết bị fax, hệ thống điện thoại chính, modem, tổng đài, máy nhắn tin, máy trả lời điện thoại, bộ điện thoại (có dây và không dây)

b) Những thiết bị hiện nay đang được áp dụng đối với QCVN 132:2022/BTTTT gồm:

NHỮNG SẢN PHẨM THUỘC PHẠM VI CỦA QCVN 132:2022/BTTTT
TT Tên sản phẩm, hàng hóa Mã số HS Mô tả sản phẩm, hàng hóa
1 Máy tính cá nhân để bàn (Desktop computer)

8471.41.10 Thiết bị được thiết kế chứa trong cùng một vỏ, có ít nhất một đơn vị xử lý trung tâm, một đơn vị nhập và một đơn vị xuất, kết hợp hoặc không kết hợp với nhau, có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều chức năng:
– Thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz;
– Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHZ;
– Đầu cuối thông tin di động W-CDMA FDD;
– Đầu cuối thông tin di động E-UTRAFDD;
– Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G);
– Phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn.
2 Máy tính xách tay (Laptop and portable computer)

laptop_1

8471.30.20 Máy xử lý dữ liệu tự động loại xách tay, có trọng lượng không quá 10 kg, gồm ít nhất một đơn vị xử lý dữ liệu trung tâm, một bàn phím và một màn hình, có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều chức năng:
– Thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phố trong băng tần 2,4 Ghz;
– Truy cập vô tuyến băng tần 5GHz;
– Đầu cuối thông tin di động W-CDMAFDD;
– Đầu cuối thông tin di động E-UTRAFDD;
– Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G);
– Phát, thu – phát vô tuyến cự ly ngắn.
3 Máy tính bảng (Tablet)

tapblet_upweb

8471.30.90 Máy xử lý dữ liệu tự động loại xách tay, có trọng lượng không quá 10 kg, gồm ít nhất một đơn vị xử lý dữ liệu trung tâm, một bàn phím và một màn hình (trừ máy tính xách tay, notebook, subnotebook), có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều chức năng:
– Đầu cuối thông tin di động mặt đất;
– Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G);
– Truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz;
– Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz; Lương – ismart
– Thu phát vô tuyến cự ly ngắn.
4 Thiết bị thu hình có tích hợp chức năng thu tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 (iDTV)

8528.72.92
8528.72.99
Thiết bị thu dùng trong truyền hình có chức năng giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất sử dụng công nghệ DVB-T2. Có thiết kế để gắn thiết bị video hoặc màn ảnh, có màu, không hoạt động bằng pin và không sử dụng ống đèn hình tia ca-tốt.
5 Thiết bị điên thoại không dây loại kéo dài thuê bao vô tuyến DECT

Lưu ý: Không áp dụng đối với loại thiết bị thông tin phòng nổ.

8517.11.00 Bộ điện thoại hữu tuyến bao gồm một máy mẹ (Base Station) đi kèm với một hoặc vài máy điện thoại không dây kéo dài bằng sóng vô tuyến điện (máy con) sử dụng côg nghệ DECT. Các máy di động cầm tay (máy con) kết nối đến mạng cố định thông qua máy mẹ (Base Station), là một máy điện thoại cố định kết nối cuộc gọi đến mạng cố định.
6 Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set Top Box) trong mạng truyền hình cáp sử dụng kỹ thuật số

8528.71.11
8528.71.19
8528.71.91
8528.71.99
Thiết bị giải mã tín hiệu trong mạng truyền hình cáp sử dụng kỹ thuật số. Thiết bị có thể có hoặc không có chức năng tương tác thông tin với nhà cung cấp dịch vụ.
7 Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set Top Box) trong mạng truyền hình IPTV

8528.71.11
8528.71.19
8528.71.91
8528.71.99
Thiết bị giải mã tín hiệu trong mạng truyền hình IPTV (truyền hình qua đường truyền internet). Thiết bị có thể có hoặc không có chức năng tương tác thông tin với nhà cung cấp dịch vụ.
8 Thiết bị khuếch đại trong hệ thống phân phối truyền hình cáp

Bo_khuech_dai_tin_hieu_truyen_hinh_cap

8517.62.49 Thiết bị có chức năng khuếch đại tín hiệu được sử dụng trong mạng truyền hình cáp (hệ thống hữu tuyến kỹ thuật số).
9 Thiết bị điện thoại không dây (loại kéo dài thuê bao)

8517.11.00 Thiết bị điện thoại không dây loại kéo dài thuê bao vô tuyến, có công suất máy phát đến 25 W khai thác trên mạng điện thoại cố định, dùng để truyền dẫn tín hiệu thoại tương tự và được kết nối với mạng điện thoại cố định qua giao diện tương tự hai dây (trừ thiết bị DECT);

Chỉ áp dụng cho khối trung tâm (còn gọi là trạm gốc hay máy mẹ): được đặt cố định và đầu nối với đôi dây điện thoại của mạng điện thoại công cộng (PSTN); sử dụng ăng ten tích hợp hoặc ăng ten nối ngoài.

 

Như vậy, có 2 điểm khác biệt lớn giữa IEC 62368-1:2018 và QCVN 132:2022/BTTTT là hạng mục thử nghiệm và các sản phẩm thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn/ quy chuẩn như Phúc Gia đã đề cập ở trên. QCVN 132:2022/BTTTT có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024. Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia đã xây dựng và sẵn sàng thử nghiệm phục vụ đo kiểm/ thử nghiệm An toàn điện cho các thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin theo QCVN 132:2022/BTTTT. Để được hỗ trợ hỗ trợ, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Phúc Gia® theo thông tin liên hệ sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0981.996.996/ 0982.996.696/ 024 7779 6696
E-mail: lab@phucgia.com.vn                                Website: phucgia.com.vn

Cách tốt nhất để làm rõ điều này là nói chuyện với một chuyên gia. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nếu bạn có câu hỏi nào.
Phúc Gia® có thể hỗ trợ bạn những công việc sau:
– Tư vấn để bạn hiểu rõ hơn những điều bạn đang thắc mắc về việc thử nghiệm QCVN 132:2022/BTTT…;
– Thử nghiệm QCVN 132:2022/BTTTT;
Thử nghiệm QCVN 101:2020/BTTTT;
Thử nghiệm QCVN 19:2019/BKHCN;
Thử nghiệm QCVN 09:2012/BKHCN;
Chứng nhận QCVN 19:2019/BKHCN;
Chứng nhận QCVN 09:2012/BKHCN;
Thử nghiệm Hiệu suất Năng lượng cho các thiết bị điện gia dụng và văn phòng.

Chúng tôi thực sự khuyên bạn nên bắt đầu quá trình càng sớm càng tốt để xác định và vạch ra chiến lược cho sản phẩm của mình.

2023-12-06T14:53:17+07:00