Tình Hình Quản Lý Về Mức Hấp Thụ Riêng (SAR) Trên Thế Giới

Từ khi những khái niệm và những tiêu chuẩn về mức hấp thụ riêng SAR (Specific Absorption Rate) được giới thiệu, việc áp dụng nó trên toàn cầu đã thu hút sự chú ý của cả người tiêu dùng và các nhà sản xuất thiết bị di động. SAR đánh giá mức độ hấp thụ năng lượng RF (Radio Frequency) từ điện thoại di động vào cơ thể con người. Điều này là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và sức khỏe công cộng. Cùng với xu hướng này, Việt Nam cũng thể hiện sự quan tâm bằng việc đưa ra dự thảo QCVN 134:2024/BTTTT, tạo ra một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo an toàn điện từ và bảo vệ sức khỏe của người dùng ở mức độ quốc gia. Hãy cùng Phúc Gia khám phá sự phát triển và tình hình quản lý mức hấp thụ riêng (SAR) trên toàn cầu. 

1. Tình hình chung về mức hấp thụ riêng của một số quốc gia trên thế giới

Vào năm 2020, tiêu chuẩn IEC/IEEE 62209-1528:2020 được ban hành nhằm đồng bộ phương pháp đo của hai tiêu chuẩn do IEC và IEEE công bố để áp dụng thống nhất cho thử nghiệm SAR. Đây cũng là tiêu chuẩn được các quốc gia châu Âu, Mỹ, Canada, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia sử dụng cho phương pháp thử nghiệm SAR.

Qua nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm của 52 nước trên thế giới thuộc các  khu vực châu Âu, châu Mỹ, khu vực ASEAN/châu Á, châu Úc, châu Phi cho thấy: (1) Có 43 nước khảo sát bắt buộc quản lý SAR (Trong đó, khu vực ASEAN có 09/10 nước đã bắt buộc quản lý SAR), (2) Có 09 nước khảo sát, mặc dù Đơn vị dự thảo đã cố gắng tìm hiểu thông tin nhưng vẫn chưa xác định rõ có bắt buộc quản lý SAR hay không. Trong 43 nước bắt buộc quản lý SAR, có quy định như sau:

  • Về mức giới hạn SAR: Tất cả 43 nước đều áp dụng mức giới hạn là 4 W/kg (đối với các chi) và 0,08 W/kg (đối với toàn bộ cơ thể). Mức giới hạn đối với vùng đầu và thân có khác nhau: 39 nước áp dụng mức giới hạn là 2 W/kg, 4 nước (Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Ấn Độ) áp dụng mức giới hạn 1,6 W/kg (theo giới hạn của Ủy ban truyền thông liên bang Hoa Kỳ – FCC).
  • Về đối tượng quản lý: Thông thường là các thiết bị vô tuyến điện sử dụng gần với cơ thể con người, nhất là ở khoảng cách dưới 20 cm5. Tất cả 43 nước đều quản lý điện thoại di động, một số nước áp dụng quản lý thêm với các thiết bị như: Bộ đàm, máy tính bảng, máy tính xách tay, bộ phát WIFI di động, đồng hồ thông minh,… Một số nước áp dụng quy định miễn trừ đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát thấp

(1) 43 nước gồm: Châu Âu (17 nước: Anh, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Bulgaria, Croatia, Czech, Đức, Pháp, Hy Lạp, Ireland, Ý, Na Uy, Nga, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ); Châu Á (17 nước: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nepal, Nhật Bản, Qatar, Brunei, Campuchia, Lào, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Phillipines, Singapore, Thái Lan); Châu Mỹ (06 nước: Mexico, Brazil, Canada, Chi Lê, Mỹ, Uruguay); châu Phi (02 nước: Nam Phi, Ai Cập); Châu Úc (01 nước: Úc).

(2) 09 nước gồm: Peru, Oman, Kuwait, Colombia, Costa Rica, Argentina, Ả rập Xê út, New Zealand và Iran.

(3) Pháp, Nhật, Úc miễn trừ đối với thiết bị có công suất dưới 20 mW; Mỹ, Canada miễn trừ đối với thiết bị có công suất dưới 10 mW.

Qua trao đổi làm việc trực tiếp với Cục Tần số vô tuyến điện Pháp (ANFR) thì được biết trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa vào năm 2021, cơ quan này đã phát hiện 13/141 điện thoại di động không đạt yêu cầu về mức giới hạn SAR cho phép.

  • Về dải tần hoạt động:

Hầu hết các quốc gia khảo sát đều sử dụng tiêu chuẩn phương pháp đo do IEC ban hành với dải tần đo thấp nhất từ 4 MHz đến cao nhất là 10 GHz, cụ thể như sau:

            + Châu Âu: Áp dụng phương pháp đo theo tiêu chuẩn IEC 62209-1 và IEC 62209-2 (hiện 02 tiêu chuẩn này được thay thế bằng IEC/IEEE 62209-1528:2020). Dải tần đo từ 300 MHz đến 6 GHz.

            + Mỹ: Áp dụng phương pháp đo theo tiêu chuẩn IEEE Std 1528:2013. Hiện nay tiêu chuẩn này được thay thế bằng tiêu chuẩn IEC/IEEE 62209-1528:2020. Dải tần đo từ 300 MHz đến 6 GHz.

            + Canada: Áp dụng phương pháp đo theo tiêu chuẩn IEC 62209-1528:2020. Dải tần đo từ 4 MHz đến 6 GHz.

            + Indonesia: Áp dụng phương pháp đo theo tiêu chuẩn IEC 62209-1528:2020. Dải tần đo từ 300 MHz đến 6 GHz cho thiết bị 3G và LTE băng tần 450 MHz, dải tần đo từ 10 MHz đến 10 GHz cho thiết bị LTE băng tần khác và 5G.

            + Nhật Bản, Hàn Quốc: Áp dụng phương pháp đo theo tiêu chuẩn IEC 62209-1/-2 (hiện nay hai tiêu chuẩn này được IEC thay thế bằng IEC/IEEE 62209-1528:2020). Dải tần đo từ 300 MHz đến 6 GHz (Nhật Bản).

            + Đài Loan: Áp dụng phương pháp đo theo tiêu chuẩn IEC 62209-1 (hiện nay tiêu chuẩn này được IEC thay thế bằng IEC/IEEE 62209-1528:2020). Dải tần đo từ 100 MHz đến 6 GHz.

            + Ấn Độ: Áp dụng phương pháp đo theo tiêu chuẩn IEC 62209-1/-2 (hiện nay hai tiêu chuẩn này được IEC thay thế bằng IEC/IEEE 62209-1528:2020). Dải tần đo từ 100 MHz đến 6 GHz.

            + Malaysia, Singapore: Áp dụng tiêu chuẩn IEC/EN 62209-1 (hiện nay tiêu chuẩn này được IEC thay thế bằng IEC/IEEE 62209-1528:2020). Dải tần đo từ 300 MHz đến 6 GHz.  

(Nguồn: Thuyết minh dự thảo QCVN 134:2024/BTTTT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức hấp thụ riêng đối với điện thoại di động) 

2. Các mức hấp thụ riêng (SAR) của Việt Nam và các nước trên thế giới quy định và khuyến nghị

Bảng 1: Giới hạn giá trị SAR được một số quốc gia khuyến nghị

Quốc Gia

Mức hấp thụ riêng SAR (W/Kg)

Với đầu và thân

Với các chi (chân, tay)

Mỹ và Canada

1.6 W/Kg trên 1 gram

4 W/Kg trên 10 gram

Australia 

2.0 W/Kg trên 10 gram

4 W/Kg trên 10 gram

Châu Âu (EU)

2.0 W/Kg trên 10 gram

4 W/Kg trên 10 gram

Nhật Bản

2.0 W/Kg trên 10 gram

4 W/Kg trên 10 gram

Hàn Quốc

1.6 W/Kg trên 1 gram

4 W/Kg trên 10 gram

Ấn Độ

1.6 W/Kg trên 1 gram

4 W/Kg trên 10 gram

Nhìn chung, các nước áp dụng tiêu chuẩn quy định về mức hấp thụ riêng SAR với điện thoại sẽ có hai mức quy định. Quy định giới hạn SAR với đầu và thân thường ở ngưỡng 1.6 W/kg hoặc 2.0 W/kg và với chân, tay là ở ngưỡng 4.0 W/kg (tùy với quy định của từng quốc gia).

SAR cho cơ thể và đầu: Mức SAR cho cơ thể thường được đo trong đơn vị watts trên mỗi kilogram (W/kg). Các mức phổ biến thường nằm trong khoảng từ 0,1 đến 2,0 W/kg

Mức SAR quy định

Ví dụ như:

  • Mỹ quy định tiêu chuẩn SAR ở mức sau: 

Tại Hoa Kỳ, FCC quản lý SAR theo 47 CFR Phần 2, mục 2.1093. Các sản phẩm dành cho mục đích sử dụng thông thường phải đáp ứng giới hạn SAR trung bình là 1,6 W/g trên một gam mô ở bất kỳ bộ phận nào của đầu hoặc cơ thể và 4 W/g tính trung bình trên 10 gam đối với các chi.

Mức SAR quy định tại Mỹ

  • Việt Nam đang dự định tiêu chuẩn SAR ở mức như sau:

Trong dự thảo QCVN 134:2024/BTTTT đưa ra

– Về mức giới hạn SAR: Áp dụng mức giới hạn 1,6 W/kg (đối với vùng đầu và thân), 4 W/kg (đối với các chi) và 0,08 W/kg (đối với toàn bộ cơ thể).

– Về đối tượng quản lý: Thiết bị di động và xách tay dải tần 0,1 MHz đến 2500 MHz.

3. Kết

Trong bối cảnh ngày càng tăng cường sự phát triển và sử dụng các thiết bị truyền thông di động, việc quản lý và đảm bảo an toàn về mức hấp thụ riêng (SAR) trở thành một mối quan tâm hàng đầu trên toàn cầu. Điều này đặc biệt quan trọng khi các nghiên cứu tiếp tục khẳng định có mối liên kết giữa tiếp xúc lâu dài với sóng điện từ và một số vấn đề sức khỏe.

Việc Việt Nam đưa ra dự thảo quy định mới về mức tiêu thụ riêng trong QCVN 134:2024/BTTTT là một bước quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng các thiết bị truyền thông di động. Tuy nhiên, việc này vẫn đang trong quá trình thảo luận và thu thập ý kiến từ cộng đồng và doanh nghiệp, để đảm bảo rằng quy định sẽ phản ánh đúng nhu cầu và yêu cầu của cả người dùng và nhà sản xuất.

Với sự hợp tác và đóng góp tích cực từ mọi bên liên quan, hi vọng rằng QCVN 134:2024/BTTTT sẽ được hoàn thiện và chính thức thông qua trong thời gian tới, mang lại lợi ích lớn cho cả cộng đồng và ngành công nghiệp viễn thông của Việt Nam.

Tài liệu tham khảo: 

  • SAR value – How important and true is it?
  • Regional differences in RF exposure regulation
  • Global Differences in SAR Regulations
  • Electromagnetic fields: Exposure limits for radio-frequency fields 
  • Electromagnetic fields and public health: mobile phones

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0981 996 996/ 0982 996 696/ 024 7779 6696
E-mail: lab@phucgia.com.vn                                Website: phucgia.com.vn

2024-07-29T09:27:14+07:00
zalo-icon
facebook-icon
linkin-icon
phone-icon