Tổng Hợp Quy Định Pháp Luật Đối Với Sản Xuất Và Nhập Khẩu Điện Thoại Di Động

Quy trình nhập khẩu điện thoại di động và thiết bị đầu cuối thông tin di động thường là một trong những thủ tục phức tạp nhất. Trong thực tế, việc nhập khẩu điện thoại di động thỉnh thoảng gặp phải các vấn đề do sự thay đổi liên tục về chính sách kiểm tra chuyên ngành theo từng giai đoạn. Vì vậy, hãy cùng Phúc Gia cập nhật những thông tin và quy định pháp luật mới nhất đối với việc sản xuất và nhập khẩu điện thoại di động qua bài viết dưới đây.

Xem thêmHồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia

I. ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG LÀ GÌ? CÁCH PHÂN LOẠI?

Điện thại di động là một loại thiết bị đầu cuối thông tin di động có chức năng chính dùng để truyền thoại (cuộc gọi) thông qua hệ thống thông tin di động sử dụng công nghệ GSM, GPRS, WCDMA, UMTS, HSPA, LTE, 4G IMT (LTE advance) và 5G NR. Thông thường điện thoại di động có tích hợp thêm các tính năng như truyền dữ liệu (tin nhắn SMS, tín nhắn đa phương tiện MMS …) và các tính năng kết nối internet khác như WiFi để phục vụ công việc và giải trí.

  • Điện thoại mobile phone cơ bản (feature phone)

Đây là một thiết bị di động đơn giản, thường chỉ có các tính năng cơ bản như gọi điện, nhắn tin và có thể có một số tính năng như máy ảnh hoặc đài FM, chụp ảnh. Với chi phí thấp, dễ sử dụng nhưng có nhiều hạn chế trong kết nối internet, chỉ hỗ trợ mạng di động 2G/3G. Tuy nhiên, sau 01/07/2021 loại điện thoại này buộc phải tích hợp tính năng 4G LTE để tiếp tục được sản xuất hoặc nhập khẩu tại Việt Nam.

  • Điện thoại di động thông minh (smart phone)

Điện thoại thông minh là loại điện thoại tiên tiến nhất trên thị trường. Ngoài việc đáp ứng các chức năng cơ bản để truyền dữ liệu cuộc gọi và tin nhắn SMS qua mạng thông tin di động. Điện thoại thông minh còn là một thiết bị di động có khả năng kết nối internet thông qua mạng di động (2G/3G/4G/5G) hoặc Wifi. Điện thoại này thường có màn hình cảm ứng và hỗ trợ các tính năng như trình duyệt web, email, ứng dụng mạng xã hội và các ứng dụng giải trí khác. Các nhãn hiệu điện thoại thông minh  phổ biến tại Việt Nam bao gồm iPhone, Samsung, Oppo,…

Điện thoại di động

II. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI SẢN XUẤT VÀ NHẬP KHẨU ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

STT Quy Định Bộ Thông tin và Truyền Thông
1 Văn bản pháp luật quy định Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT ngày 29/03/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh mục thiết bị bắt buộc phải Chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy;

Thông tư 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 của Bộ thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy các sản phẩm Bộ TT&TT quản lý (bao gồm các bổ sung và sửa đổi quy định bởi Thông tư 10/2020/TT-BTTTT Thông tư 15/2018/TT-BTTTT)

Thông tư 08/2021/TT-BTTTT quy định danh mục thiết bị vô tuyến được miễn giấy phép tần số (cần đối chiếu mức công suất phát sóng, dài tần số hoạt động của các công nghệ WiFi, NFC, sạc ngược không dây cho các thiết bị khác) 

2 Loại giấy phép cần thực hiện/ Yêu cầu Điện thoại nhập khẩu

  • Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước
  • Thử nghiệm sản phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng
  • Chứng nhận hợp quy (QCVN 54, 55, 65, 96, 117, 127, 129)
  • Công bố hợp quy (QCVN 18, 86, 101, 112)
  • Dán tem ICT lên sản phẩm trước khi lưu hành ra thị trường

Điện thoại sản xuất trong nước

  • Thử nghiệm sản phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng
  • Chứng nhận hợp quy
  • Công bố hợp quy
  • Dán tem ICT lên sản phẩm trước khi lưu hành ra thị trường
3 Kiểu loại Điện thoại di động thuộc phạm vi áp dụng – Máy điện thoại di động mặt đất sử dụng công nghệ E-UTRA (4G) và có thể tích hợp một hoặc nhiều chức năng sau:

  • Đầu cuối thông tin di động W-CDMA FDD (3G);
  • Đầu cuối thông tin di động GSM (2G và 2,5G);
  • Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G);
  • Truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz;
  • Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz;
  • Phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn.

– Máy điện thoại di động mặt đất sử dụng công nghệ thông tin di động thế hệ thứ năm (5G) có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

  • Đầu cuối thông tin di động mặt đất;
  • Truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz;
  • Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz;
  • Phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn.

Mã HS: 8517.13.00 và 8517.14.00

Note: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho điện thoại di động sẽ được xác định căn cứ theo các công nghệ thu phát sóng vô tuyến được áp dụng trên thiết bị ngoại trừ một số trường hợp như điện thoại di động sử dụng trong môi trường dễ cháy nổ như dàn khoan dầu khí, hầm mỏ, môi trường có khí gas.

4 Thời điểm bắt buộc áp dụng Hiệu lực thi hành từ ngày: 15/08/2011.
5 Quy chuẩn/ Tiêu chuẩn thử nghiệm Tùy vào các thông số kỹ thuật, các công nghệ và tần số thu phát sóng vô tuyến ứng dụng, một model điện thoại di động sẽ phải đo kiểm, thử nghiệm theo những Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành được nêu dưới đây:

Phát xạ sóng vô tuyến

(Thiết bị có tích hợp Wifi – STT 2.3 – Phụ lục I – Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT)

(Thiết bị dùng sim – STT 1.1.1, 1.1.2 –Phụ lục I – Thông tư số 02/2022/TT-BTTTT)

(Thiết bị kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn –  NFC – STT 2.2 – Phụ lục I – Thông tư số 02/2022/TT-BTTTT)

Tương thích điện tử

(Thiết bị có tích hợp Wifi)

(Thiết bị dùng sim)

(Thiết bị kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn)

An toàn

6 Lưu ý quan trọng trong chính sách nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN được áp dụng sẽ căn cứ theo các công nghệ thu phát sóng vô tuyến điện mà điện thoại tích hợp do Bộ TT&TT ban hành;

Tại thời điểm này, Việt Nam chưa áp dụng quy định về mức an toàn hấp thụ sóng điện từ (SAR) đối với điện thoại di động;

Dự kiến QCVN 134:2024/BTTTT về mức hấp thụ sóng điện từ (SAR) áp dụng cho điện thoại di động nhập khẩu và sản xuất trong nước có hiệu lực từ ngày 01/07/2025;

Điện thoại di động thuộc diện bắt buộc phải đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, và dán tem hợp quy ICT (loại có mã số quản lý – CODE) trước khi lưu hành ra thị trường.

7  Thủ tục thực hiện chi tiết trước khi lưu hành sản phẩm ra thị trường

Điện thoại nhập khẩu

(1) Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước cho điện thoại di động;
(2) Truyền tờ khai hàng hóa nhập khẩu cùng giấy đăng ký kiểm tra chất lượng;
(3) Làm thủ tục thông quan cho sản phẩm nhập khẩu và lấy hàng về kho;
(4) Thử nghiệm sản phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng;
(5) Chứng nhận hợp quy cho điện thoại di động, thiết bị đầu cuối;
(6) Công bố hợp quy cho thiết bị;
(7) Dán tem hợp quy ICT lên sản phẩm trước khi lưu hành ra thị trường.

Trong trường hợp doanh nghiệp đã có sẵn giấy chứng nhận hợp quy và kết quả thử nghiệm cần thiết, doanh nghiệp có thể làm thủ tục công bố hợp quy (tự đánh giá sự phù hợp cho lô hàng nhập khẩu ngay sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước)

Điện thoại sản xuất trong nước

(1) Thử nghiệm điện thoại cầm tay, thiết bị đầu cuối theo Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng;
(2) Chứng nhận hợp quy cho điện thoại, thiết bị đầu cuối sản xuất trong nước;
(3)Công bố hợp quy cho sản phẩm sản xuất trong nước tại Cục Viễn thông;
(4) Dán tem hợp quy ICT lên sản phẩm trước khi lưu hành ra thị trường;

Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, kể từ ngày 01/07/2021 cá nhận và doanh nghiệp không được phép sản xuất, nhập khẩu điện thoại di động mà không có tính năng 4G LTE.

 

III. TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM PHÚC GIA CUNG CẤP NHỮNG DỊCH VỤ GÌ ĐỐI VỚI ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

STT NĂNG LỰC CỦA  PHÚC GIA® BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
1

 Năng lực thử nghiệm

 (Chứng nhận/ Chỉ định…)

Phúc Gia đã được chỉ định và còn hiệu lực (Xem chi tiết)

Các quy chuẩn Phúc Gia sẽ hoàn thiện chỉ định vào tháng 9/2024:

  • QCVN 54:2020/BTTTT (Wifi 2.4 GHz);
  • QCVN 65:2021/BTTTT (Wifi 5 GHz);
  • QCVN 112:2017/BTTTT (Phát xạ EMC, Miễn Nhiễm – EMS của Module Wifi);
  • QCVN 118:2018/BTTTT (EMI);
  • QCVN 117:2020/BTTTT (2G/3G/4G/LTE)
  • QCVN 127:2021/BTTTT (5G NR SA)
  • QCVN 129:2021/BTTTT (5G NR NSA)
  • QCVN 18:2022/BTTTT (5G NR NSA, SA)
  • QCVN 55:2011/BTTTT (NFC, sạc ngược)
  • QCVN 86:2019/BTTTT (2G/3G/4G/LTE)
  • QCVN 96:2015/BTTTT (NFC)
2  Chi phí Báo giá được niêm yết tại đây
3  Thời gian thử nghiệm Từ 14 – 21 ngày
4 Cơ quan xử lý/ tiếp nhận  – Thử nghiệm: Phúc Gia
 – Công bố: Cục Viễn thông
5  Hỗ trợ  – Support tư vấn miễn phí 24/24;
 – Tư vấn để nâng cao chất lượng sản phẩm.
6  Liên hệ thử nghiệm Để được hỗ trợ thử nghiệm Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0981 996 996/ 0982 996 696/ 024 7779 6696
E-mail: [email protected]                                Website: phucgia.com.vn
Thời gian làm việc: Thứ Hai đến Thứ Sáu 8:00 – 18:30; Thứ Bảy 8:00 – 12:00

Note: Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia trực tiếp thử nghiệm và chứng nhận hợp quy Điện thoại di động theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Các dịch vụ như Công bố nhãn năng lượng… Phúc Gia có thể hỗ trợ Quý khách nếu Quý khách yêu cầu.

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

2024-06-19T08:29:29+07:00
zalo-icon
facebook-icon
linkin-icon
phone-icon