Tổng Hợp Quy Định Pháp Luật Đối Với Máy Tính Bảng (Tablet)

Trong thời đại phát triển công nghệ hiện nay Máy tính bảng (Tablet) là một công cụ không thể bỏ qua thế giới kỹ thuật số. Với khả năng di động và tính linh hoạt, sản phẩm này không chỉ là công cụ hữu ích mà còn là nguồn cảm hứng không ngừng cho sự sáng tạo và phát triển trong nhiều lĩnh vực, từ giáo dục đến y tế và thương mại bán lẻ. Để tham gia vào thị trường, Máy tính bảng cần tuân thủ các quy định về kiểm định, chứng nhận về năng lượng và công bố/ chứng nhận hợp quy. Hãy cùng Phúc Gia tìm hiểu về những yêu cầu cụ thể và các bước cần thực hiện để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật. 

Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia

I. MÁY TÍNH BẢNG (TABLET) LÀ GÌ?

Máy tính bảng (Tablet) là một dạng thiết bị điện tử thông minh có khả năng tự động xử lý dữ liệu và điều khiển bằng bút cảm ứng hoặc ngón tay. Thiết bị này có gồm ít nhất một CPU, một bàn phím (có thể là vật lý hoặc ảo) và màn hình cảm ứng từ 6.5 inch đến 17.4 inch. Sản phẩm được thiết kế để di động, có kết nối không dây, sử dụng nguồn năng lượng từ pin bên trong và có thể xách tay.

Với khối lượng không quá 10kg, Máy tính bảng không thuộc phân loại máy tính xách tay. Ngoài ra còn một số sản phẩm như màn hình tương tác (hơn 17,4 inch và hơn 10kg); màn hình dùng cho quảng cáo, chỉ dẫn và Máy tính công nghiệp loại treo (thiết kế cố định, không có pin lithium) đều không phải Tablet nhưng dễ bị các khách hàng nhầm lẫn trong quá trình nhập khẩu.

Máy tính bảng có thể phân loại dựa trên hệ điều hành như Android, iOS (Ipad), hoặc Windows và cũng có thể phân loại theo mục đích sử dụng như làm việc, giải trí, hoặc bán hàng. Hai phương pháp này cung cấp cái nhìn đa chiều về cách Máy tính bảng được sử dụng và tính năng của chúng.

Máy tính bảng

II. THỦ TỤC VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI MÁY TÍNH BẢNG

Để nhập khẩu và đưa các mẫu Máy tính bảng ra thị trường các doanh nghiệp, tổ chức cần tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành sau đây:

STT Quy Định Bộ Công Thương
Bộ Thông tin và Truyền Thông
1 Văn bản pháp luật quy định – Quyết Định số 14/2023/QĐ-TTg ngày 24/05/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới;

Quyết định số 1182/QĐ-BCT ngày 06/04/2021 của Bộ Công thương;

– Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện;

– Thông tư số 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ Công thương quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của bộ công thương;

– Công văn số 7750/BCT-TKNL ngày 03/11/2023 của Bộ Công thương ban hành danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng cho thử nghiệm hiệu suất năng lượng;

Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT ngày 29/03/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Thông tư 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh mục thiết bị vô tuyến được miễn giấy phép tần số (để đối chiếu tần số);

Thông tư số 15/2020/TT-BTTTT (QCVN 101:2020/BTTTT) ngày 09/07/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Pin Lithium cho thiết bị cầm tay;

Thông tư số 10/2020/TT-BTTTT ngày 07/05/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT;

Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT  ngày 15/01/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT;

Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin về truyền thông;

– Thông tư 19/2024/TT-BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức hấp thụ riêng đối với thiết bị vô tuyến cầm tay và đeo trên cơ thể người do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 31/12/2024

2 Loại giấy phép cần thực hiện/ Yêu cầu
  • Thử nghiệm Hiệu suất năng lượng;
  • Công bố Nhãn năng lượng.

=> Gắn tem nhãn năng lượng trước khi lưu thông trên thị  trường.

 Máy tính bảng nhập khẩu

(1) Đăng ký kiểm tra chất lượng;
(2) Thử nghiệm hợp quy;
(3) Chứng nhận hợp quy (QCVN 18, 54, 55, 65, 86, 117, 127, 129, 134);
(4) Công bố hợp quy (tự đánh giá sự phù hợp – QCVN 96, 101, 118, 112, 132, 134);
(5) Dán tem hợp quy ICT.

Máy tính bảng sản xuất trong nước

(1) Thử nghiệm hợp quy;
(2) Chứng nhận hợp quy;
(3) Công bố hợp quy (tự đánh giá sự phù hợp);
(4) Dán tem hợp quy ICT.

3 Kiểu loại máy tính bảng thuộc phạm vi áp dụng – Tất cả các Máy tính bảng đều thuộc phạm vi áp dụng, có thể phân loại theo mẫu pin thường được sử dụng:

  • Pin Lithium-ion (Li-ion)
  • Pin Lithium Polymer (Li-Po)
  • Pin Nickel Metal Hydride (NiMH)
  • Pin Lithium Iron Phosphate (LiFePO4)

– Mã HS: 8471.30.90

– Máy xử lý dữ liệu tự động loại xách tay, có trọng lượng không quá 10 kg, gồm ít nhất một đơn vị xử lý dữ liệu trung tâm, một bàn phím và một màn hình (trừ máy tính xách tay, notebook, subnotebook) có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều chức năng:

  • Đầu cuối thông tin di động mặt đất
  • Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G)
  • Truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz
  • Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz
  • Thu phát vô tuyến cự ly ngắn

– Mã số HS: 8471.30.90

4 Thời điểm bắt buộc áp dụng Thông tư 42/2016/TT-BTTTT (Áp dụng từ 01/04/2018)
5 Quy chuẩn/ Tiêu chuẩn thử nghiệm Hiệu suất năng lượng theo tiêu chuẩn sau:

a. Phát xạ sóng vô tuyến RF

(Thiết bị dùng sim – STT 1.1.1, 1.1.2 –Phụ lục I – Thông tư số 02/2022/TT-BTTTT)

(Thiết bị có tích hợp Wifi – STT 2.3 – Phụ lục I – Thông tư số 02/2022/TT-BTTTT)

(Thiết bị kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn –  NFC – STT 2.2 – Phụ lục I – Thông tư số 02/2022/TT-BTTTT)

b. Tương thích điện từ (EMC)

(Thiết bị dùng sim)

(Thiết bị có tích hợp Wifi)

(Thiết bị kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn)

(Thiết bị tương thích điện từ)

c. An toàn điện cho thiết bị đầu cuối viễn thông và CNTT

d. An toàn cho Pin Lithium

e. Quy định mức hấp thụ riêng (SAR)

6 Lưu ý quan trọng trong chính sách nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh – Máy tính bảng không áp dụng Thông tư số 36/2016/TT-BCT về quy định dán nhãn năng lượng, khi thuộc kiểu hàng hóa:

  • Tạm nhập, quá cảnh, chuyển khẩu;
  • Sản xuất, gia công phục vụ xuất khẩu (không tiêu thụ trong nước);
  • Thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia, an toàn bức xạ hạt nhân;
  • Nhập khẩu phi thương mại không nhằm mục đích kinh doanh theo quy định của pháp Luật (hành lý cá nhân; hàng hóa biếu – tặng; hàng hóa tham dự triển lãm – hội trợ;…).

– Nhãn năng lượng có thể được thay đổi kích thước tăng, giảm theo tỉ lệ của nhãn để phù hợp với phương tiện, thiết bị nhưng không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp Luật (điều 6, Thông tư số 36/2016/TT-BCT).

– Căn cứ theo điều 5, Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT Máy tính bảng thuộc mục 1 phụ lục II, có tích hợp với thiết bị cự ly ngắn (mục 2 phụ lục I, mục 4 phụ lục II) và không tích hợp thiết bị phát, thu-phát vô tuyến điện khác đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau:

  • Nhập khẩu để chính tổ chức, cá nhân nhập khẩu sử dụng;
  • Nhập khẩu tối đa 3 (ba) sản phẩm/ loại trong lô hàng;
  • Sản phẩm có băng tần hoạt động và thông số kỹ thuật đáp ứng điều kiện kỹ thuật và khai thác quy định tại Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT.

⇒ Được miễn chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.

– Đồng thời, căn cứ theo điều 5Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT Máy tính bảng (Tablet) đáp ứng đồng thời các yêu cầu:

  • Nhập khẩu tối đa 3 (ba) sản phẩm/ loại trong lô hàng;
  • Có văn bản cam kết sản phẩm tuân thủ một phần/ toàn bộ quy chuẩn kỹ thuật có phép thử phá hủy mẫu và hoàn toàn chịu trách nhiệm về an toàn của sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu.

Được miễn chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đối với QCVN 101:2020/BTTTT, QCVN 132:2022/BTTTT, phần nội dung của quy chuẩn kỹ thuật trong đó có đòi hỏi phép thử phá hủy mẫu.

Theo Điều 3, Thông tư 19/2024/TT-BTTTT máy tính xách tay (laptop) phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2025, QCVN 134:2024/BTTTT được áp dụng tự nguyện trong thử nghiệm, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.
  • Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2027, các sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh QCVN 134:2024/BTTTT phải tuân thủ (áp dụng bắt buộc) theo quy chuẩn này trước khi lưu thông trên thị trường.
7 Thủ tục thực hiện chi tiết trước khi lưu hành sản phẩm ra thị trường – Máy tính bảng nhập khẩu:

(1) Làm giấy đăng ký thử nghiệm hiệu suất năng lượng;
(2) Nộp giấy đăng ký thử nghiệm Tablet cho cơ quan Hải quan;
(3) Doanh nghiệp có thể được thông quan luôn hoặc làm thủ tục và mang hàng về bảo quản;
(4) Thử nghiệm, kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu cho Máy tính bảng;
(5) Nộp kết quả kiểm tra hiệu suất cho cơ quan Hải quan để hoàn thành thủ tục thông quan;
(6) Công bố dán nhãn năng lượng lên Bộ Công thương;
(7) Dán nhãn năng lượng lên Máy tính bảng trước khi lưu hành ra thị trường.

∗ Trong trường hợp doanh nghiệp đã có sẵn kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng hoặc Giấy xác nhận công bố dán nhãn năng lượng, doanh nghiệp có thể nộp ngay cho cơ quan Hải quan để được thông quan luôn.

– Máy tính bảng sản xuất trong nước

(1) Thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu;
(2) Công bố nhãn năng lượng lên Bộ Công thương;
(3) Dán nhãn năng lượng lên sản phẩm trước khi lưu hành ra thị trường.

–  Máy tính bảng nhập khẩu:

(1) Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước cho Máy tính bảng;
(2) Truyền tờ khai hàng hóa nhập khẩu cùng giấy đăng ký kiểm tra chất lượng;
(3) Làm thủ tục thông quan Máy tính bảng tablet và lấy hàng về kho;
(4) Thử nghiệm sản phẩm theo Quy chuẩn và thử nghiệm Pin Lithium và Cell Pin sử dụng cho Máy tính bảng;
(5)  Chứng nhận hợp quy cho Máy tính bảng (tablet)
(6) Công bố hợp quy (tự đánh giá sự phù hợp) cho Máy tính bảng nhập khẩu;
(7) Dán tem hợp quy ICT lên Máy tính bảng trước khi lưu hành ra thị trường.

∗ Trong trường hợp doanh nghiệp đã có sẵn giấy chứng nhận hợp quy và kết quả thử nghiệm cần thiết, doanh nghiệp có thể làm thủ tục công bố hợp quy (tự đánh giá sự phù hợp cho lô hàng nhập khẩu ngay sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước).

– Máy tính bảng sản xuất trong nước

(1) Thử nghiệm sản phẩm hợp quy theo quy chuẩn và thử nghiệm pin lithium, cell pin;
(2) Chứng nhận hợp quy;
(3) Công bố hợp quy (tự đánh giá sự phù hợp);
(4) Dán tem hợp quy ICT trước khi lưu hành ra thị trường.

 

 

III. TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM PHÚC GIA CUNG CẤP NHỮNG DỊCH VỤ GÌ ĐỐI VỚI MÁY TÍNH BẢNG

STT NĂNG LỰC CỦA  PHÚC GIA® BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
1

 Năng lực thử nghiệm

 (Chứng nhận/ Chỉ định…)

Phúc Gia đã được chỉ định và còn hiệu lực (Xem chi tiết). Phúc Gia đã được chỉ định và còn hiệu lực (Xem chi tiết):

  • QCVN 101:2020/BTTTT
  • QCVN 132:2022/BTTTT

Các quy chuẩn Phúc Gia sẽ hoàn thiện chỉ định vào tháng 9/2024:

  • QCVN 117:2020/BTTTT(2G/3G/4G/LTE)
  • QCVN 127:2021/BTTTT (5G NR SA)
  • QCVN 129:2021/BTTTT (5G NR NSA)
  • QCVN 54:2020/BTTTT (WiFi 2.4GHz)
  • QCVN 65:2021/BTTTT (WiFi 5GHz)
  • QCVN 55:2011/BTTTT (dải tần 9 kHz – 25 MHz)
  • QCVN 18:2022/BTTTT (5G NR NSA, SA)
  • QCVN 86:2019/BTTTT (2G/3G/4G/LTE)
  • QCVN 112:2017/BTTTT (Phát xạ EMC, Miễn Nhiễm – EMS của Module Wifi)
  • QCVN 96:2015/BTTTT (NFC)
  • QCVN 118:2018/BTTTT (EMC)
2  Chi phí Được niêm yết tại đây:

Báo giá thử nghiệm hiệu suất năng lượng (Xem chi tiết).

Được niêm yết tại đây:

  • Báo giá thử nghiệm an toàn điện cho thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin theo QCVN 132:2022/BTTT (Xem chi tiết).
  • Báo Giá Thử Nghiệm Pin Lithium – QCVN 101:2020/BTTTT (Xem chi tiết).
3  Thời gian thử nghiệm 1-2 ngày/ model 8 – 9 ngày/ model
4 Năng lực chứng nhận  – Thử nghiệm: Phúc Gia
 – Công bố NNL: Bộ Công thương
 – Thử nghiệm: Phúc Gia
 – Chứng nhận: Trung tâm đo lường chất lượng viễn thông (Hà Nội, Đà Nẵng, HCM)
 – Công bố: Cục Viễn thông
5  Hỗ trợ  – Support tư vấn miễn phí 24/24;
 – Tư vấn để nâng cao chất lượng sản phẩm.
 – Support tư vấn miễn phí 24/24;
 – Tư vấn để nâng cao chất lượng sản phẩm.
6  Liên hệ thử nghiệm Để được hỗ trợ thử nghiệm Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA

Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường
Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0981 996 996/ 0982 996 696/ 024 7779 6696
E-mail: [email protected]                                Website: phucgia.com.vn
Thời gian làm việc: Thứ Hai đến Thứ Sáu 8:00 – 18:30; Thứ Bảy 8:00 – 12:00

 Note: Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia trực tiếp thử nghiệm hợp quy sản phẩm Máy tính bảng theo quy định của Bộ Công Thương và Bộ Thông tin và Truyền thông. Các dịch vụ như Công bố nhãn năng lượng… Phúc Gia có thể hỗ trợ Quý khách nếu Quý khách yêu cầu.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

2025-01-09T12:02:24+07:00
zalo-icon
facebook-icon
linkin-icon
phone-icon