Nhạc sóng não không chỉ giúp thư giãn, nâng cao sức khỏe tinh thần mà còn kích thích não bộ hoạt động một cách tối ưu nhất. Chính vì thế mà các âm thanh này ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi hơn. Hãy cùng Phúc Gia tìm hiểu về khái niệm sóng não, khám phá các loại sóng não phổ biến, tác dụng và các lưu ý khi sử dụng nhạc sóng não trong bài viết dưới đây nhé!
1. Sóng não là gì? Nhạc sóng não là gì?
Não bộ của con người có cấu tạo rất phức tạp do được hình thành từ hàng tỷ nơron (neuron) thần kinh liên kết với nhau bằng điện từ. Khi sự liên kết này gửi tín hiệu đi trong cùng một thời điểm tạo nên một dòng điện nhất định trong não bộ, hoạt động này được hiển thị dưới dạng sóng não. Năng lượng này khi phát ra được đo bằng thiết bị y tế có tên gọi là Điện não đồ – Electroencephalography (EEG).
Sóng não là gì?
Sóng não (Brainwaves) được phân loại dựa trên tần số của chúng và đo bằng đơn vị Hertz (Hz). Tần số sóng không chỉ cho biết trạng thái hoạt động của não mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng, giấc ngủ và sức khỏe của con người. Ví dụ như khi sóng não thấp thì sẽ cảm thấy mơ màng, mệt mỏi, buồn ngủ, còn nếu tần số sóng não cao thì sẽ cảm thấy tỉnh táo, phấn chấn. Sóng não có thể điều chỉnh bằng nhiều phương pháp khác nhau, chẳng hạn như kết hợp giữa nghe nhạc sóng não và thiền. Đặc biệt âm nhạc có thể giúp kích thích trí não cho nhiều mục đích khác nhau từ thư giãn, giúp tập trung đến phát triển trí não ở trẻ em,…
Sóng não được được chia thành 05 loại dựa trên tần số của chúng, gồm “Beta, Alpha, Theta, Delta, và Gamma” có các công dụng khác nhau. Tại 1 thời điểm, chỉ có một loại sóng não được sinh ra, não sẽ không sản sinh hai loại sóng não cùng một lúc, nên sẽ không được nghe 2 loại sóng cùng một lúc ở phía trên.
Nhạc sóng não – Công cụ điều chỉnh sóng não
Nhạc sóng não (Brainwave music) được hiểu đơn giản là một loại nhạc được tạo ra dựa trên quy luật của sóng não. Nó sử dụng các tần số âm thanh cụ thể để kích thích các hoạt động sóng não nhất định. Đây là công cụ đơn giản mà mạnh mẽ để điều chỉnh sóng não, giúp giảm stress, cải thiện giấc ngủ, tăng cường sự tập trung và thậm chí cả trong quá trình học tập và làm việc,…
Nhạc sóng não không phải là một khái niệm mới mẻ. Từ thời đại đồ đồng, nó đã được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo để cân bằng và làm dịu đi tâm trạng của con người. Tuy nhiên mãi đến những năm của thập niên 70 thì nhạc sóng não mới phát triển mạnh mẽ khi sóng âm được mã hóa trên nền kỹ thuật số. Cho đến hiện nay, nhạc sóng não phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của công nghệ số, mang lại những giá trị sử dụng trong giải trí, y học và tâm lý học như điều trị các rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm và giúp cải thiện giấc ngủ,…
2. Tác dụng của âm nhạc với trí não
Lợi ích của âm nhạc với não bộ đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng âm nhạc giúp kích thích trí não mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển của trí não và sức khỏe tinh thần. Có thể kể đến những công dụng nổi bật của âm nhạc như:
- Âm nhạc giúp trị liệu: Ngoài điều chỉnh cảm xúc âm nhạc còn có tác dụng giảm lo lắng, căng thẳng, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn thần kinh, bệnh Alzheimer…
- Kích thích trí não giúp giảm đau: Một số nghiên cứu đã chỉ ra âm thanh có thể kích hoạt các hormone có tác dụng giảm đau tự nhiên trong cơ thể.
- Điều chỉnh cảm xúc, giảm căng thẳng, giúp thư giãn tinh thần: Nhờ các tần số âm thanh phù hợp, lượng hormone cortisol trong cơ thể sẽ được tiết ra nhiều hơn. Điều này giúp người nghe giảm căng thẳng mà không cần dùng thuốc đặc trị.
- Tốt cho trí nhớ, tăng khả năng tập trung và đem lại sự tỉnh táo: Các nhà khoa học cũng tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy âm nhạc có thể giúp não bộ cải thiện khả năng tập trung, phân tích và dự đoán. Từ đầu thế kỷ 20, âm nhạc đã được dùng như liệu pháp để cải thiện khả năng ghi nhớ.
- Tăng khả năng tư duy logic: Theo các nghiên cứu, âm thứ trong âm nhạc có thể kích thích não phải, âm trưởng có thể kích thích não trái. Vì vậy, nghe nhạc đúng cách giúp cải thiện khả năng tư duy logic của người nghe.
3. Lựa chọn loại nhạc sóng não phù hợp với nhu cầu
Hiện nay, có 5 loại sóng não khác nhau từ tần số thấp đến tần số cao: Delta, Theta, Alpha, Beta và Gamma. Mỗi trạng thái của não đều tương ứng với một tần số nhất định vì vậy cần lựa chọn loại nhạc sóng phù hợp cho từng nhu cầu của mình. Dưới đây là các thông tin chi tiết giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu của mình.
3.1. Sóng nhạc Delta – Ngủ ngon và sâu giấc hơn
Sóng Delta tuy là loại sóng có tần số thấp nhất từ 0 đến 4 Hz, nhưng lại có biên độ dao động sóng cao nhất. Sóng này xuất hiện khi con người ở trạng thái ngủ sâu, không mộng mị, là giấc ngủ êm ái hàng đêm. Chính vì vậy, loại nhạc sóng này được áp dụng để chữa trị cho những người bị mất ngủ kinh niên. Với mức tần số của mình, nhạc sóng Delta đem lại một giấc ngủ sâu, tiết các hormone giúp cân bằng hoạt động sinh học của cơ thể, như điều hoà nhịp tim, tiêu hóa, hơi thở,… Đặc biệt còn có thể làm chậm quá trình lão quá bởi chúng làm giảm các lượng hormone cortisol trong cơ thể.
Lưu ý khi nghe sóng nhạc Delta: Lạm dụng việc nghe sóng nhạc Delta sẽ khiến bạn gặp hội chứng rối loạn giảm chú ý.
3.2. Sóng nhạc Theta – Giúp tâm trí tỉnh táo
Sóng Theta có tần số từ 4 đến 8 Hz xuất hiện khi cơ thể đang ở trạng thái thư giãn sâu hoặc đang thiền định, yoga hay ở quá trình ngủ nông hoặc mơ tỉnh, bao gồm cả trạng thái động mắt nhanh (ngủ REM). Vì vậy, nếu tâm lý đang bị nhiễu loạn nhưng cần sự tỉnh táo giải quyết thì việc nghe nhạc sóng Theta sẽ đưa não bộ về trạng thái thiền sâu, ổn định từ trong tiềm thức giúp giải tỏa những cảm xúc căng thẳng, tiêu cực và cân bằng trạng thái tinh thần trở lại. Qua đó, khi não bộ và tinh thần được thoải mái, sự sáng tạo và khả năng học hỏi cũng được nâng cao hơn.
Lưu ý khi nghe sóng nhạc Theta: Lạm dụng nghe sóng nhạc Theta sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái trầm cảm
3.3. Sóng nhạc Alpha – Giảm lo âu, căng thẳng
Có tần số từ 8 đến 13 Hz xuất hiện khi não ở trạng thái nghỉ ngơi thư giãn, hoặc những người có lối sống thong thả nhẹ nhàng, luôn thư thái, ngoài ra nó cũng được sinh ra khi thả óc sáng tạo về một điều gì đó. Vì vậy sóng nhạc Alpha giúp cho tinh thần ở trạng thái đang thư giãn như khi chúng ta ngồi thiền, bình tĩnh, đưa cơ thể về trạng thái nghỉ ngơi. Ngoài ra, nó còn giúp giảm stress, lo lắng, bồn chồn, hỗ trợ điều trị thần kinh,…
Có thể nói, khi não bộ trong trạng thái của sóng Alpha, thì đây là trạng thái tốt nhất để chúng ta tư duy, làm việc, giải quyết những tình huống phức tạp, tiếp thu kiến thức mới, ghi nhớ số liệu,… Những người có trí nhớ tốt, óc tưởng tượng cao là người có tần suất phát sóng Alpha nhiều nhất.
Lưu ý khi nghe sóng nhạc Alpha
- Không nên lạm dụng việc nghe nhạc sóng Alpha quá nhiều vì nó có thể sẽ khiến người nghe rơi vào trạng thái lờ đờ, trí não phản ứng chậm.
- Do có khả sự đối ngược đối với sóng Beta, thậm chí là có tính khắc chế nên sóng Alpha được khuyến cáo là “không được sử dụng cùng một lúc với sóng Beta”
3.4. Sóng nhạc Beta – Tăng khả năng tập trung cho não bộ
Sóng nhạc Beta có tần số từ 13 đến 30Hz, đại diện cho ý thức tỉnh táo bình thường của con người. Sóng này được phát ra trong khi con người tỉnh táo, đang tư duy logic hoặc đang tập trung để giải quyết một vấn đề gì đó hay đang thực hiện những hành động này sẽ bắt não phải hoạt động mạnh mẽ về tinh thần và sinh ra sóng Beta. Đây là loại sóng não thực sự cần thiết cho con người trong hoạt động hàng ngày.
Vì vậy, khi đang mất tập trung thì sóng nhạc Beta là một sự lựa chọn lý tưởng. Loại nhạc này như một “chất kích thích” sẽ tác động đến bán cầu não trái giúp tăng khả năng tập trung, ghi nhớ và học hỏi. Một lợi ích khác của loại sóng này là làm tăng sự tập trung, sự nhạy bén của não bộ, giúp con người tư duy logic hơn.
Lưu ý khi nghe sóng nhạc Beta: Nghe quá lâu hoặc quá nhiều sẽ kích thích adrenaline tăng cao gây cảm giác bồn chồn, bất an.
3.5. Sóng nhạc Gamma – Đánh Thức Tiềm Năng Của Não Bộ Với Nhạc Sóng Não
Sóng nhạc Gamma có tần số từ 30 đến 100+ Hz là loại sóng có tần số cao nhất. Ở trong trạng thái này, người ta có thể trải nghiệm một loạt cảm xúc gia tăng, cái nhìn sâu sắc, xử lý thông tin ở mức cao. Chính vì vậy, loại nhạc sóng này giúp não bộ toàn được kích hoạt một cách toàn diện, kết nối các giác quan đem đến cho não mức độ tri thức cao. Từ đó khai mở tiềm năng não bộ ở mức tốt nhất khiến việc trau dồi, tiếp thu kiến thức được nhanh chóng, hiệu quả. Thậm chí đem lại cảm giác “mình có thể làm được bất cứ thứ gì”
Lưu ý khi nghe sóng nhạc Gamma: Lạm dụng sẽ khiến người nghe dễ bị stress
4. Các lưu ý khi sử dụng nhạc sóng não
Tùy theo tính chất công việc và các sự kiện xảy ra trong cuộc sống hằng ngày mà sóng não của con người có thể thay đổi từ Beta sang Gamma hay Alpha, đôi khi cũng có thể là Theta, lúc ngủ sâu sẽ là Delta, tùy vào tình trạng cơ thể của chúng ta. Do đó, hãy nắm rõ trạng thái của bản thân và sử dụng loại sóng não phù hợp với từng thời điểm nhé!
Ngoài các lưu ý ở trên, khi sử dụng âm thanh (đặc biệt là nhạc sóng não) cần chú ý những điều sau đây để sử dụng một cách hiệu quả nhất:
- Không nên lạm dụng vì sẽ dẫn đến các tác dụng phụ. Thời gian lý tưởng cho một lần nghe là 3–5 phút/ lần để điều chỉnh lại hoạt động của não bộ.
- Nghe bằng tai nghe để giúp nhạc sóng não tác động trực tiếp đến não bộ của bạn. Nếu nghe bằng loa, sóng nhạc sẽ bị nhiễu bởi thanh âm xung quanh và không đạt hiệu quả cao.
- Không nghe nhiều loại nhạc cùng một lúc sẽ gây phản tác dụng, ảnh hưởng đến trí não.
- Nhạc sóng não chỉ dành cho người trên 26 tuổi với não bộ phát triển toàn diện.
- Không sử dụng nhạc sóng não cho trẻ nhỏ vì nếu sử dụng quá sớm sẽ khiến thay đổi cấu trúc não, dẫn đến kết quả không tốt. Nên tham khảo các chuyên gia, bác sĩ khi sử dụng các tần số âm thanh dành trẻ nhỏ.
- Dừng nghe ngay khi cảm thấy bất ổn như chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi,…
- Nên xin các lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý khi bạn chưa hiểu rõ hoặc muốn dùng nhạc để chữa các bệnh tâm lý.
Tóm lại, việc sử dụng nhạc sóng não không chỉ là một trải nghiệm âm nhạc mới mẻ mà còn là một công cụ hữu ích cho sức khỏe tinh thần. Việc tìm hiểu và áp dụng đúng loại, đúng cách các loại sóng não vào từng hoàn cảnh có thể giúp điều trị chứng mất ngủ; một số bệnh tâm lý; điều chỉnh tâm lý (stress, lo âu, tức giận,…); tăng khả năng tập trung và tư duy logic;…Thậm chí còn giúp đánh thức các tiềm năng của não bộ một cách triệt để nhất.
Những thông tin thú vị về sóng não cũng như nhạc sóng não đã được Phúc Gia chia sẻ ở bài viết trên. Hy vọng bạn đã nắm được khái niệm sóng não và biết cách lựa chọn sóng não phù hợp với trạng thái của mình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh, vui vẻ và tích cực!
Xem thêm về Phúc Gia:
- Hồ Sơ Năng Lực Trung Tâm Thử Nghiệm Kiểm Định Và Chứng Nhận Phúc Gia
- Capacity Profile Of Phuc Gia Certification Inspection and Testing Center
- Phúc Gia – Báo giá thử nghiệm chứng nhận mới nhất năm 2024
- Trung Tâm Thử Nghiệm Kiểm Định Phúc Gia Đạt Chuẩn ISO/IEC 17025:2017 – VILAS 1212
- Trung Tâm Thử Nghiệm Kiểm Định Phúc Gia Đạt Chuẩn ISO/IEC 17025:2017 – VALAS 009
- Trung Tâm Thử Nghiệm Kiểm Định Phúc Gia Đạt Chuẩn ISO/IEC 17025:2017 – VLAT-1.0388 – Năm 2024
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0981.996.996/ 0982.996.696/ 024 7779 6696
E-mail: [email protected] Website: phucgia.com.vn