QCVN 131:2022/BTTTT được ban hành kèm Thông Tư 17/2022/TT-BTTTT về thiết bị đầu cuối IoT băng hẹp E-UTRA – Phần truy nhập vô tuyến do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2022. Các tổ chức nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các thiết bị này phải đáp ứng các yêu cầu trong quy chuẩn này trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia
I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Thông Tư 17/2022/TT-BTTTT – QCVN 131:2022/BTTTT áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị đầu cuối IoT băng hẹp E-UTRA hoạt động trên một hoặc nhiều băng tần quy định trong văn bản này trên lãnh thổ Việt Nam.
II. NỘI DUNG THÔNG TƯ 17/2022/TT-BTTTT
Thông Tư 17/2022/TT-BTTTT được ban hành theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối IoT băng hẹp E-UTRA – Phần truy nhập vô tuyến. Thông tư này bao gồm các nội dung về hiệu lực thi hành, trách nhiệm của các tổ chức – cá nhân có liên quan và nội dung của QCVN 131:2022/BTTTT.
III. NỘI DUNG QCVN 131:2022/BTTTT
QCVN 131:2022/BTTTT về thiết bị đầu cuối IoT băng hẹp E-UTRA – Phần truy nhập vô tuyến. Quy chuẩn này được Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số 17/TT-BTTTT ngày 29 tháng 11 năm 2022.
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật phần truy nhập vô tuyến của các thiết bị đầu cuối IoT băng hẹp E-UTRA có mã HS là 8517.14.00 (thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ IoT băng hẹp), hoạt động trên một hoặc nhiều băng tần quy định trong bảng dưới đất và các băng tần được quy hoạch của Việt Nam. Cụ thể như sau:
Băng tần E-UTRA | Hướng truyền của UE | Băng tần hoạt động thiết bị đầu cuối IoT băng hẹp E-UTRA |
1 | Phát | 1 920 MHz – 1 980 MHz |
Thu | 2 110 MHz – 2 170 MHz | |
3 | Phát | 1 710 MHz – 1 785 MHz |
Thu | 1 805 MHz – 1 880 MHz | |
5 | Phát | 824 MHz – 835 MHz |
Thu | 869 MHz – 880 MHz | |
8 | Phát | 880 MHz – 915 MHz |
Thu | 925 MHz – 960 MHz | |
28 | Phát | 703 MHz – 733 MHz |
Thu | 758 MHz – 788 MHz |
Các yêu cầu kỹ thuật trong QCVN 131:2022/BTTTT áp dụng trong điều kiện môi trường hoạt động của thiết bị và phải được công bố bởi nhà sản xuất. Thiết bị phải tuân thủ mọi yêu cầu kỹ thuật của quy chuẩn này khi hoạt động trong các giới hạn biên của điều kiện môi trường hoạt động đã công bố.
Quy chuẩn nay đưa ra các thông số chi tiết cho từng yêu yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng trong việc thử nghiệm, kiểm định, chứng nhận. Các yêu cầu kỹ thuật bao gồm:
- Chỉ số về công suất ra cực đại và cực tiểu, mặt nạ phổ phát xạ, phát xạ giả và tỉ số công suất rò kênh lân cận của máy phát;
- Chỉ số về độ độ chọn lọc kênh lân cận, đặc tính chặn, đáp ứng giả và đặc tính xuyên điều chế của máy thu. Cũng như phát xạ giả, độ nhạy tham chiếu và độ nhạy bức xạ tổng máy thu;
- Các chỉ số khác như công suất bức xạ tổng, phát xạ bức xạ và chức năng điều khiển và giám sát
QCVN 131:2022/BTTTT quy định việc đo kiểm được thực hiện tại các điểm giới hạn đại diện trong môi trường hoạt động công bố trong hồ sơ. Các bài đo phải được thực hiện trong đầy đủ các điều kiện môi trường khác nhau (trong giới hạn công bố về môi trường hoạt động của thiết bị) để xác định sự tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật.
Các kết quả đo được ghi trong báo cáo phải đảm bảo ghi đầy đủ các giá trị được yêu cầu trong quy chuẩn này. Phương pháp đo trong QCVN 131:2022/BTTTT được quy định chi tiết từ điều kiện ban đầu cho đến thủ tục đo cho từng yêu cầu kỹ thuật ở trên. Theo đó các phương tiện, thiết bị đo cần phải tuân thủ các quy định pháp luật về đo lường.
IV. HIỆU LỰC THI HÀNH
Thông Tư 17/2022/TT-BTTTT – QCVN 131:2022/BTTTT yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy các thiết bị đầu cuối IoT băng hẹp E-UTRA và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2023.
Theo đó Cục Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức triển khai hướng dẫn và quản lý các thiết bị đầu cuối IoT băng hẹp E-UTRA theo quy chuẩn này. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn này, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các tổ chức và cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Khoa học và Công nghệ) để được hướng dẫn, giải quyết.
Vui lòng chờ vài giây để loading Thông Tư 17/2022/TT-BTTTT – QCVN 131:2022/BTTTT
Ấn vào đây để download Thông Tư 17/2022/TT-BTTTT – QCVN 131:2022/BTTTT
Xem thêm các bài viết sau:
- Bộ Thông Tin và Truyền Thông Chỉ Định Phúc Gia Lab Thử Nghiệm Pin Lithium và An Toàn Điện Cho Thiết Bị Đầu Cuối Viễn Thông Và Công Nghệ Thông Tin
- Thông Tư Số 20/2023/TT-BTTTT – QCVN 117:2023/BTTTT Về Thiết Bị Đầu Cuối Thông Tin Di Động Mặt Đất – Phần Truy Nhập Vô Tuyến
- Thông Tư Số 16/2023/TT-BTTTT – QCVN 111:2023/BTTTT Về Thiết Bị Trạm Lặp Thông Tin Di Động E-UTRA FDD – Phần Truy Nhập Vô Tuyến
- Thông Tư Số 15/2023/TT-BTTTT – QCVN 110:2023/BTTTT Về Thiết Bị Trạm Gốc Thông Tin Di Động E-UTRA – Phần Truy Nhập Vô Tuyến
- QCVN 111:2017/BTTTT Về Thiết Bị Lặp Thông Tin Di Động E-UTRA FDD
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0981.996.996/ 0982.996.696/ 024.7779.6696
E-mail: [email protected] Website: phucgia.com.vn