QCVN 57:2018/BTTTT về phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp hàng hải (EPIRB) hoạt động ở băng tần 406,0 MHz đến 406,1 MHz do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2018 kèm theo Thông tư 21/2018/TT-BTTTT. Theo đó các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm công bố hợp quy cho thiết bị này và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.
Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia
1. Phạm vi áp dụng
QCVN 57:2018/BTTTT về phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp hàng hải (EPIRB) hoạt động ở băng tần 406,0 MHz đến 406,1 MHz quy định các yêu cầu tối thiểu về chất lượng và các đặc tính kỹ thuật cho các loại Phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp (EPIRB) hoạt động trong hệ thống vệ tinh COSPAS-SARSAT để đảm bảo thông tin vô tuyến trong Hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS).
Quy chuẩn này áp dụng cho các EPIRB hoạt động ở băng tần 406,0 MHz đến 406,1 MHz, cùng với thiết bị dẫn đường công suất thấp hoạt động tại tần số 121,5 MHz.
QCVN 57:2018/BTTTT áp dụng cho các EPIRB gắn trong các phương tiện hàng hải và các EPIRB hoạt động thông qua hệ thống thông tin vệ tinh trong khoảng nhiệt độ: -40 °C đến +55 °C (loại 1) và -20 °C đến +55 °C (loại 2) với một cơ cấu tự thả.
2. Đối tượng áp dụng
QCVN 57:2018/BTTTT về phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp hàng hải (EPIRB) hoạt động ở băng tần 406,0 MHz đến 406,1 MHz được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh trong mục 1.1 trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
3. Nội dung chính Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 57:2018/BTTTT
QCVN 57:2018/BTTTT do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ thẩm định và trình duyệt, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TTBTTTT. Quy chuẩn này phù hợp với tiêu chuẩn ETSI EN 300 066 V1.3.1 (2001-01), của Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI) và C/S T.012 (2-2018) của tổ chức Cospas-Sarsat.
Quy chuẩn này bao gồm các nội dung như: quy định chung (phạm vi, đối tượng áp dụng, thuật ngữ, chữ viết tắt), quy định kỹ thuật (các yêu cầu về cấu trúc, công suất, tần số, an toàn, ghi nhãn, điều kiện đo kiểm, thử nghiệm môi trường, và phép đo trường,…), yêu cầu đối với máy phát và máy thu, quy định quản lý, trách nhiệm tổ chức, cá nhân, và tổ chức thực hiện. Ngoài ra, QCVN 57:2018/BTTTT cung cấp các phụ lục quy định chi tiết về thiết bị đo kiểm và mã HS liên quan.
4. Hiệu lực thi hành
Thông tư 21/2018/TT-BTTTT được Bộ Thông tin và truyền thông ban hành kèm QCVN 57:2011/BTTTT phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp hàng hải (EPIRB) hoạt động ở băng tần 406,0 MHz đến 406,1 MHz có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2019 và thay thế QCVN 57:2011/BTTTT.
Vui lòng chờ vài giây để loading QCVN 57:2018/BTTTT về phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp hàng hải (EPIRB) hoạt động ở băng tần 406,0 MHz đến 406,1 MHz
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Thông Tư Số 15/2023/TT-BTTTT – QCVN 110:2023/BTTTT Về Thiết Bị Trạm Gốc Thông Tin Di Động E-UTRA – Phần Truy Nhập Vô Tuyến
- Thông Tư Số 16/2023/TT-BTTTT – QCVN 111:2023/BTTTT Về Thiết Bị Trạm Lặp Thông Tin Di Động E-UTRA FDD – Phần Truy Nhập Vô Tuyến
- QCVN 133:2024/BTTTT Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Thiết Bị Trạm Gốc Thông Tin Di Động Đa Công Nghệ NR Và E-UTRA – Phần Truy Nhập Vô Tuyến
- Trung Tâm Thử Nghiệm Kiểm Định Phúc Gia Đạt Chuẩn ISO/IEC 17025:2017 – VILAS 1212
- Trung Tâm Thử Nghiệm Kiểm Định Phúc Gia Đạt Chuẩn ISO/IEC 17025:2017 – VALAS 009
- Trung Tâm Thử Nghiệm Kiểm Định Phúc Gia Đạt Chuẩn ISO/IEC 17025:2017 – VLAT-1.0388 – Năm 2024
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0981 996 996/ 0982 996 696/ 024 7779 6696
E-mail: [email protected] Website: phucgia.com.vn