Cấu Tạo và Nguyên Lý Hoạt Động Của Quạt Điện

Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia

Để giải quyết nhu cầu làm mát trong những ngày nóng bức kéo dài, quạt điện chính là sự lựa chọn phổ biến và thông dụng nhất với mỗi gia đình người Việt. Nhưng giữa hàng loạt các dòng sản phẩm và thương hiệu quạt điện khác nhau, làm sao để có thể lựa chọn được loại quạt điện phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của bản thân? Hãy cùng với Phúc Gia LAB tìm hiểu Cấu Tạo và Nguyên Lý Hoạt Động Của Quạt Điện và làm sao để sử dụng chúng hiệu quả nhất nhé!

Quat_dien

Các bộ phận chính của quạt điện

Quạt điện là một loại thiết bị dẫn động sử dụng nguồn điện để tạo ra các luồng gió thổi nhằm phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Trong đó, công dụng chủ yếu được nhắm tới của quạt điện là làm mát, thông gió, hạ nhiệt cho không gian xung và tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng.

Cấu Tạo Của Quạt Điện

Động cơ quạt: là bộ phận tạo động lực bằng điện thông qua nguyên lý điện từ. Động cơ chính là con tim tạo nên sức gió cho chiếc quạt. Động cơ quạt điện ngày nay được tạo ra với những tiêu chuẩn khắt khe về hiệu suất của động cơ, độ rung, tiếng ồn khi hoạt động. Chiếc quạt được coi là chất lượng tốt nếu như có độ rung, tiếng động yếu và ít tạo ra sức nóng.

Dong_co_quat

Động cơ của Quạt điện

Loc_quat

Lốc quạt trong động cơ quạt

  • Mô tơ: cuộn dây đồng quấn trên lõi sắt từ (Stator) gồm nhiều tấm Tole Silic mỏng ghép lại với nhau để tránh dòng điện Phu – Cô.
  • Rotor: cũng được làm bằng nhiều lá thép mỏng ghép lại và có phần nhôm đúc nối với cốt thép để gắn cánh quạt và phần đuôi để tạo chuyển động cho bộ chuyển hướng.
  • Tụ điện để tạo ra dòng điện lệch pha.
  • Vỏ nhôm để ghép giữa Rotor và Stator.
  • Bạc thau có ổ giữ dầu bôi trơn để giảm lực ma sát.

Cánh quạt: là bộ phận trực tiếp tạo ra gió, thông qua tác động quay của động cơ làm cánh quạt chuyển động, sự chuyển động này tạo nên sự chênh lệch áp suất giữa phía trước sau và từ đó tạo nên gió. Ngày nay một số mẫu cánh sau: loại 3 hoặc 5 cánh, loại cánh mỏng và cánh dày. Yếu tố tạo nên hiệu quả cho cánh đó là sức gió mạnh khi quạt chạy, thiết kế cánh sẽ quyết định điều này.

Canh_3_ban_to

Cánh quạt 3 cánh loại bản to

Canh_5_ban_nho

Cánh quạt loại 5 cánh

Lồng quạt: là bộ phận đơn giản nhất của quạt nhưng lại có ý nghĩa quan trọng có tác dụng bảo vệ tránh nguy hiểm tới người sử dụng quạt, tránh những va chạm giữa quạt với người sử dụng.

Bảng điều khiển: đây là bộ phận cơ học giúp tắt/ bật quạt, điểu chỉnh tốc độ gió cũng như chuyển hướng gió một cách đối với quạt cơ. Còn ngày nay có nhiều quạt với bảng mạch điện tử thì chúng ta có thể điều khiển bộ phận này bằng Remote một cách chủ động từ khoảng các xa.

Thân quạt: Thân quạt là phần đỡ động cơ và cánh quạt giúp cho quạt đứng được đúng vị trí khi hoạt động. Thân quạt thường được thiết kế động có thể tháo lắp vào hoặc tháo ra khi cần thiết.

Đế mâm quạt: Bộ phận giúp thân quạt đứng vững không khi thân quạt đứng yên hoặc đang hoạt động.

Nguyên Lý Hoạt Động Của Quạt Điện

Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ (hay gọi là phe Silic) được làm bằng Tole Silic mỏng ghép nhiều miếng lại với nhau sẽ tạo ra một lực tác động lên Rotor . do vị trí các cuộn dây (dây chạy và dây đề) đặt lệch nhau và tác dụng làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong lòng Stator các lực hút không cùng phương với nhau. Vì 02 lực hút lệch nhau về thời gian và phương nên sẽ tạo ra trong lòng Stator một từ trường quay làm cho Rotor quay được.
Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số vòng dây chung với cuộn chạy, khi dòng điện tăng lên hoặc giảm đi do thay đổi điện trở của cuộn dây sẽ tạo ra một từ trường mạnh hơn hay yếu hơn sẽ làm quạt chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn.

So_do_hoat_dong_Quat_dien

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của động cơ Quạt điện

Giải thích ký hiệu sơ đồ cách đấu dây quạt bàn:

  • Nguồn điện: 220V – 50Hz xoay chiều
  • Số 0: Công tắc mặc định (số 0 – quạt không quay)
  • Số 1: Công tắc nấc 1 (số 1 – quạt quay mức nhỏ nhất)
  • Số 2: Công tắc nấc 2 (số 2 – quạt quay mức trung bình)
  • Số 3: Công tắc nấc 3 (số 3 – quạt quay mức mạnh nhất)
  • Cuộn đề: Cuộn dây đề
  • Cuộn số: Các cuộn dây số
  • Cuộn chạy: Cuộn dây chạy
  • Tụ điện: Tụ điện thường trực

Trên sơ đồ quạt điện gồm có 4 cuộn dây, 1 cuộn chạy, 2 cuộn số, 1 cuộn đề được bắt nối tiếp nhau.

  • Khi bấm chuyển số thì có 1 hoặc 2 trong cuộn số sẽ tham gia vào cuộn chạy [hoặc cuộn đề]
  • Khi bấm số 3 quạt chạy mạnh nhất [chỉ có cuộn chạy đấu vào nguồn]
  • Khi bấm số 2 quạt chạy trung bình [cuộn chạy + 1 cuộn số vào nguồn]
  • Khi bấm số 1 quạt chạy yếu [cuộn chạy + 2 cuộn số vào nguồn]
  • Cuộn chạy để tạo lực quay chính, cuộn số dùng giảm dòng tạo lực quay yếu hơn, cuộn đề + tụ đề dùng để khởi động tạo lực đẩy khi mới mở nguồn điện.

Công ty Cổ phần Phòng thử nghiệm Phúc Gia – gọi tắt là Phòng thử nghiệm Phúc Gia (PGL) là Phòng thử nghiệm Điện – Điện tử được các Bộ, Ban, Ngành chỉ định để phục vụ thử nghiệm chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu phục vụ quản lý nhà nước.

Địa chỉ Phòng thử nghiệm: Số 04, phố Đặng Dung, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Công ty Cổ phần Phòng thử nghiệm Phúc Gia thực hiện các hoạt động liên quan đến cung cấp các dịch vụ kỹ thuật theo các lĩnh vực về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phục vụ các yêu cầu về quản lý nhà nước của Bộ, Ban, Ngành; đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của tổ chức và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và tính an toàn của sản phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như Thử nghiệm chất lượng và an toàn sản phẩm hàng hóa.

Công ty Cổ phần Phòng thử nghiệm Phúc Gia luôn chú trọng việc cập nhật, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống phòng thử nghiệm với mục tiêu cung cấp dịch vụ thử nghiệm và phân tích chất lượng sản phẩm có độ tin cậy cao, đáp ứng các điều kiện khắt khe nhất trong tiêu chuẩn áp dụng, phù hợp về năng lực và môi trường thử nghiệm trên hầu hết các lĩnh vực:

                + Hiệu suất năng lượng: Thiết bị gia dụng và văn phòng;
                + An toàn Pin Lithium;
                + An toàn điện: Thiết bị Điện – Điện tử;
                + Tương thích điện từ: Thiết bị Điện – Điện tử;
                + An toàn Quang sinh học…

Với kinh nghiệm qua nhiều năm phát triển, hiện nay năng lực của Phòng thử nghiệm Phúc Gia đã được khẳng định và thừa nhận như:

  • Là thành viên chính thức của Hội các phòng thử nghiệm Việt Nam (Vinalab);
  • Phòng thử nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2017 của cả 3 đơn vị công nhận như BoA, AOSC, VACI.
  • Phòng thử nghiệm được 03 Bộ đánh giá năng lực và Chỉ định: Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ;
  • Phòng thử nghiệm đầu tiên có Hệ thống đo kiểm Quang sinh học tại Việt Nam;
  • Là đơn vị thử nghiệm thực nghiệm được lựa chọn của nhiều Ban nghiên cứu Tiêu chuẩn Việt Nam…

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0981.996.996/ 0982.996.696/ 024 7779 6696
E-mail: lab@phucgia.com.vn                                Website: phucgia.com.vn

2023-10-16T16:22:23+07:00