QCVN 114:2017/BTTTT kèm theo Thông Tư số 28/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) về “Tương thích điện từ đối với thiết bị truyền dẫn vô tuyên cố định và thiết bị phụ trợ” ban hành ngày 07/11/2017. Phúc Gia đã cập nhập những nội dung quan trọng mà các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh thiết bị này cần lưu ý và tuân thủ theo quy chuẩn này.
Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia
I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Thông Tư số 28/2017/TT-BTTTT kèm QCVN 114:2017/BTTTT áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh và khai thác các thiết bị truyền dẫn vô tuyến cố định và thiết bị phụ trợ trong nghiệp vụ cố định (thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này) trên lãnh thổ Việt Nam.
II. NỘI DUNG CHÍNH THÔNG TƯ SỐ 28/2017/TT-BTTTT
Thông Tư số 28/2017/TT-BTTTT ban hành kèm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị truyền dẫn vô tuyến cố định và thiết bị phụ trợ (QCVN 114:2017/BTTTT) do Bộ trưởng Bộ TT&TT ban hành ngày 07/11/2017.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
III. NỘI DUNG CHÍNH QCVN 114:2017/BTTTT
QCVN 114:2017/BTTTT được xây dựng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-4 V2.2.1 (2015-05) của Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI). Quy chuẩn kỹ thuật này do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ khoa học và Công nghệ thẩm định và trình duyệt, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2017/TT-BTTTT.
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về tương thích điện từ (EMC) đối với thiết bị truyền dẫn vô tuyến cố định và thiết bị phụ trợ trong nghiệp vụ cố định. Không áp dụng quy chuẩn này đối với các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến cổng ăng ten của thiết bị vô tuyến.
2. Quy định kỹ thuật
Quy chuẩn này quy định các điều kiện đo kiểm, đánh giá chỉ tiêu, tiêu chí chất lượng đối với thiết bị truyền dẫn vô tuyến cố định và thiết bị phụ trợ trong nghiệp vụ cố định tương tự và số như các hệ thống điểm – điểm, điểm – đa điểm cố định.
– Phát xạ EMC gồm yêu cầu chung về phát xạ EMC tại các cổng của thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ và điều kiện riêng (quy định tại bảng 1) liên quan đến các phép đo về phát xạ EMC được quy định tại QCVN 18:2022/BTTTT (thay thế QCVN 18:2014/BTTTT) và tại mục điều kiện đo kiểm (2.3), đánh giá chỉ tiêu (2.4) tại quy chuẩn này.
Bảng 1 – Điều kiện riêng cho các phép do phát xạ EMC
Tham chiếu đến các điều trong QCVN 18:2022/BTTTT (thay thế QCVN 18:2014/BTTTT) | Điều kiện liên quan đến sản phẩm riêng, bổ sung hoặc sửa đổi các điều kiện đo kiểm trong điều 2.1 củaQCVN 18:2022/BTTTT (thay thế QCVN 18:2014/BTTTT) |
2.1.3. Giới hạn; Vỏ của thiết bị phụ trợ đo trên cơ sở độc lập | CHÚ THÍCH: Các phát xạ bức xạ từ vỏ của các thiết bị vô tuyến điện phải đáp ứng các yêu cầu như đối với vỏ của thiết bị phụ trợ quy định trong 2.1.3 của QCVN 18:2022/BTTTT |
2.1.4. Giới hạn; Cổng vào/ra nguồn điện DC | CHÚ THÍCH: Các giới hạn phát xạ đối với các cổng nguồn điện DC áp dụng Bảng 3 của QCVN 18:2014/BTTTT (đến ngày 01/05/2023) |
– Miễn nhiễm gồm yêu cầu chung về miễn nhiễm EMC trên các cổng của thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ liên quan và các điều kiện riêng (quy định tại bảng 2) liên quan đến các phương pháp thử khả năng miễn nhiễm và tiêu chí chất lượng quy định tại QCVN 18:2022/BTTTT (thay thế QCVN 18:2014/BTTTT) và Tiêu chí chất lượng (2.5) tại quy chuẩn này.
Bảng 2 – Điều kiện riêng cho các phép đo khả năng miễn nhiễm EMC
Tham chiếu đến các điều trong QCVN 18:2014/BTTTT (thay thế QCVN 18:2014/BTTTT) | Điều kiện liên quan đến sản phẩm riêng, bổ sung hoặc sửa đổi các điều kiện đo kiểm trong điều 2.2 của QCVN 18:2022/BTTTT (thay thế QCVN 18:2014/BTTTT) |
2.2.8: Tiêu chí chất lượng: Sụt áp và ngắt quãng điện áp hay gián đoạn điện áp |
Ngắt quãng điện áp: Đối với ngắt quãng điện áp, mất tạm thời chức năng được cho phép, được cung cấp chức năng tự phục hồi hoặc có thể được phục hồi bằng việc điều khiển. |
– Điều kiện đo kiểm gồm các quy định sau:
- Quy định chung bao gồm: Các điều kiện và cấu hình đo kiểm, Đo kiểm phát xạ, Đo kiểm miễn nhiễm;
- Bố trí tín hiệu đo kiểm áp dụng A.2 Phụ lục A (từ A.2.1 đến A.2.3) của QCVN 18:2022/BTTTT;
- Băng tần loại trừ áp dụng A.2.4 Phụ lục A của QCVN 18:2022/BTTTT.
– Đánh giá chỉ tiêu bao gồm:
- Yêu cầu tổng quát áp dụng Phụ lục B của QCVN 18:2022/BTTTT;
- Thiết bị có thể cung cấp kết nối thông tin: Việc đánh giá và các tín hiệu đo kiểm như trong điều kiện đo kiểm (mục 2.3 quy chuẩn này) áp dụng cho các thiết bị vô tuyến hoặc thiết bị vô tuyến kết hợp với thiết bị phụ trợ cho phép thiết lập kết nối thông tin;
- Thiết bị không thể cung cấp kết nối thông tin (xem 2.5 về tiêu chí chất lượng) như thiết bị chuyển mạch bảo vệ, hoặc thiết bị phụ trợ được đo kiểm độc lập, (nghĩa là không kết nối với thiết bị vô tuyến), phải làm rõ phương pháp thử nghiệm để xác định mức độ chất lượng hoặc độ suy giảm chất lượng được chấp nhận trong và/hoặc sau quá trình đo kiểm. Ngoài ra phải cung cấp phương pháp để đánh giá độ suy giảm chất lượng của thiết bị;
- Thiết bị phụ trợ áp dụng Phụ lục B.4 của QCVN 18:2022/BTTTT;
- Phân loại thiết bị: Thiết bị kết nối vô tuyến trong quy chuẩn này chỉ được sử dụng cố định và có sử dụng nguồn điện AC hoặc DC. Vì vậy, đo kiểm phát xạ và thử khả năng miễn nhiễm chỉ áp dụng các yêu cầu đối với thiết bị vô tuyến và thiết bị phụ trợ được sử dụng cố (xem thêm ở QCVN 18:2022/BTTTT).
– Tiêu chí chất lượng bao gồm các tiêu chí sau:
- Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng liên tục áp dụng cho máy phát (CT) và máy thu (CR) áp dụng Phụ lục C.1 của QCVN 18:2022/BTTTT;
- Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng đột biến áp dụng cho máy phát (TT) và máy thu (TR) áp dụng Phụ lục C.2 của QCVN 18:2022/BTTTT;
- Tiêu chí chất lượng riêng quy định cho từng loại như Các cổng tín hiệu số, Cổng tín hiệu tần số bằng thoại tương tự, Giao diện Ethernet và dữ liệu gói, Giao diện đồng bộ hóa (gôm tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng liên tục và hiện tượng đột biến), Dịch vụ và bảo trì giao diện; Giao diện cảnh báo từ xa;
- Tiêu chí chất lượng đối với thiết bị phụ trợ được kiểm tra độc lập áp dụng Phụ lục C.4 của QCVN 18:2022/BTTTT.
3. Quy định về quản lý
Các thiết bị truyền dẫn vô tuyến trong nghiệp vụ cố định và thiết bị phụ trợ liên quan thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại phạm vi điều chỉnh (điều 1.1) phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong Quy chuẩn này.
IV. HIỆU LỰC THI HÀNH
Thông Tư số 28/2017/TT-BTTTT kèm QCVN 114:2017/BTTTT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2018.
Vui lòng chờ vài giây để loading Thông tư số 28/2017/TT-BTTTT kèm QCVN 114:2017/BTTTT
Ấn vào đây để download Thông tư số 28/2017/TT-BTTTT – QCVN 114:2017/BTTTT
Xem thêm các bài viết khác:
- Quyết Định 1983 Hướng Dẫn Chứng Nhận Tương Thích Điện Từ (EMC) Đối Với Thiết Bị Điện Và Điện Tử Gia Dụng Và Các Mục Đích Tương Tự Theo QCVN 09:2012/BKHCN
- Thông Tư Số 10/2019/TT-BTTTT – QCVN 86:2019/BTTTT Quy Chuẩn Kỹ Thuật Về Tương Thích Điện Tử Cho Thiết Bị Đầu Cuối Và Phụ Trợ Trong Hệ Thống Thông Tin Di Động
- TCVN 12679:2019 – IEC 61547:2009 Thiết Bị Dùng Cho Mục Đích Chiếu Sáng Chung – Miễn Nhiễm Tương Thích Điện Từ (EMC)
- TCVN 6989-2-1:2010 – CISPR 16-2-1 – Phương Pháp Đo Nhiễu Và Miễn Nhiễm – Đo Nhiễu Dẫn
- TCVN 6989-1-4:2010 – CISPR 16-1-4 – Thiết Bị Đo Nhiễu Và Miễn Nhiễm Tần Số Radio – Anten Và Vị Trí Thử Nghiệm Dùng Để Đo Nhiễu Bức Xạ
- TCVN 6989-2-3:2010 – CISPR 16-2-3 – Phương Pháp Đo Nhiễu Và Miễn Nhiễm – Đo Nhiễu Bức Xạ
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0981 996 996/ 0982 996 696/ 024 7779 6696
E-mail: [email protected] Website: phucgia.com.vn
Thời gian làm việc: Thứ Hai đến Thứ Sáu 8:00 – 18:30; Thứ Bảy 8:00 – 12:00