Để đưa các thiết bị Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời (cụ thể là bình nóng lạnh trực tiếp) ra thị trường và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng việc tuân thủ các tiêu chuẩn pháp luật không chỉ là quy định bắt buộc mà còn là cam kết với sự an toàn và hiệu suất của sản phẩm. Trong đó việc thử nghiệm và chứng nhận cho thiết bị này theo QVCN 9:2012/BKHCN – “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự” cực kỳ quan trọng và yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, nhập khẩu các thiết bị này bắt buộc phải tuân thủ.
Phúc Gia đã tổng hợp và phân tích kỹ lưỡng các yêu cầu thử nghiệm theo QVCN 9:2012/BKHCN và các bản sửa đổi, bổ sung liên quan đến tương thích điện tử cho các sản phẩm điện – điện tử nói chung và dụng cụ điện đun nước nóng tức thời (cụ thể là bình nóng lạnh trực tiếp) nói riêng. Chúng tôi cam kết cung cấp thông tin hữu ích và đáp ứng dịch vụ trọn gói (thử nghiệm – chứng nhận) cho các thiết bị có yêu cầu kỹ thuật theo quy chuẩn này.
Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia
I. TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ
1. Tương thích điện từ (EMC) là gì?
QVCN 9:2012/BKHCN quy định “tương thích điện từ (EMC) là khả năng hoạt động thoả đáng của thiết bị hoặc hệ thống trong môi trường điện từ và không tạo ra nhiễu điện từ quá mức làm ảnh hưởng đến hoạt động đúng của thiết bị khác trong môi trường đó”. Nếu không kiểm soát chất lượng, các sản phẩm điện – điện tử có thể gây ra nhiễu điện từ/ tương thích điện từ, từ đó có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động bình thường ở các thiết bị điện và điện tử khác. Thử nghiệm Tương thích điện từ (EMC – Electro Magnetic Compatibilty) thường được chia thành hai loại, bao gồm: Nhiễu điện từ (EMI) và Miễn nhiễm/ Nhạy cảm điện từ (EMS).
Xem thêm: Ý Nghĩa Của Các Tiêu Chuẩn EMC, EMI và EMS
2. Vì sao phải thử nghiệm tương thích điện từ?
Nếu không kiểm soát chất lượng kỹ càng, các thiết bị điện – điện tử này có thể gây ra nhiễu điện từ/ tương thích điện từ không chỉ làm ảnh hưởng đến các thiết bị khác (gây ra các vấn đề như sai lệch kết quả của máy đo huyết áp, trục trặc trong hoạt động của các thiết bị điện tử,…) mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người (rối loạn chức năng hệ thần kinh, hệ thống miễn dịch, sức khỏe sinh sản và tăng nguy cơ ung thư). Do vậy, để đảm bảo các sản phẩm này hoạt động ổn định và hạn chế gây nhiễu điện từ không mong muốn, việc thử nghiệm khả năng tương thích điện từ (EMC) là bắt buộc và được quy định trong QCVN 9:2012/BKHCN. Đây là tiêu chuẩn kỹ thuật và quản lý đối với giới hạn phát xạ nhiễu điện từ cho các thiết bị điện tử và điện gia dụng.
QCVN 9:2012/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 09:2012/BKHCN quy định cho các sản phẩm điện và điện tử gia dụng và mục đích tương tự, bao gồm các thiết bị sau: Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời (bình nóng lạnh trực tiếp); Máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ điện; Máy hút bụi; Máy giặt gia dụng; Tủ lạnh, tủ đá, tủ lạnh thương mại; Điều hòa không khí; Bóng đèn có balat lắp liền; Máy sấy tóc; Máy xay sinh tố; Máy xay thịt; Máy ép trái cây; Máy đánh trứng; Bếp điện (bao gồm bếp điện từ); Lò vi sóng (kể cả loại kết hợp).
3. Các quy định pháp luật hiện hành về EMC
Vì những ảnh hưởng đáng lo ngại của nhiễu điện từ, bức xạ điện từ và tương thích điện từ nên Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số 11/2012/TT-BKHCN kèm QCVN 9:2012/BKHCN – “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự”. Theo đó từ ngày 12/04/2012 các sản phẩm được quy định trong bảng dưới đây như phải có nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá; phải thực hiện thử nghiệm và chứng nhận hợp quy theo QCVN 9:2012/BKHCN, mang dấu hợp quy (dấu CR) và chịu sự kiểm tra trên thị trường của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo yêu cầu của QCVN 9:2012/BKHCN.
TT | Các thiết bị điện, điện tử phải phù hợp QCVN 9 | Yêu cầu kỹ thuật | Thời điểm bắt buộc áp dụng |
1 | Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời | TCVN 7492-1 (CISPR 14-1) | 01/06/2013 |
2 | Máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ điện | 01/06/2013 | |
3 | Máy hút bụi | 01/06/2014 | |
4 | Máy giặt | 01/06/2014 | |
5 | Tủ lạnh, tủ đá, tủ lạnh thương mại | 01/06/2014 | |
6 | Điều hòa không khí | 01/06/2014 | |
7 | Bóng đèn có balat lắp liền | TCVN 7186 (CISPR 15) | 01/06/2014 |
– Thông tư số 07/2018/TT-BKHCN ban hành Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành vào ngày 06/06/2018. Bản sửa đổi này có bổ sung thêm 4 nhóm sản phẩm nữa vào danh mục các sản phẩm chịu sự quản lý về tương thích điện từ gồm:
TT | Các thiết bị điện, điện tử phải phù hợp QCVN 9 | Yêu cầu kỹ thuật | Thời điểm bắt buộc áp dụng |
1 | Máy sấy tóc | TCVN 7492-1 (CISPR 14-1) | 01/09/2019 |
2 | Máy xay sinh tố, máy xay thịt, máy ép trái cây, máy đánh trứng | 01/07/2020 | |
4 | Bếp điện (bao gồm bếp điện từ) | 01/07/2021 | |
3 | Lò vi sóng (kể cả loại kết hợp) | TCVN 7492-1 (CISPR 14-1) TCVN 6988 (CISPR 11) |
01/07/2021 |
– Thông tư 01/2022/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 07/2018/TT-BKHCN và 08/2019/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 16/02/2022.
– Quyết định số: 1983/QĐ-TĐC – Quyết định về việc ban hành hướng dẫn chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 9:2012/BKHCN về tương thích điện từ (EMC) đối với các thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 15/10/2014.
II. THỬ NGHIỆM DỤNG CỤ ĐIỆN ĐUN NƯỚC NÓNG TỨC THỜI (BÌNH NÓNG LẠNH TRỰC TIẾP) THEO QCVN 9:2012/BKHCN VÈ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ
1. Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời – Bình nóng lạnh trực tiếp là gì?
Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời là thiết bị được thiết kế để nhanh chóng đun nước nóng mà không cần phải chờ đợi lâu. Các thiết bị này thường hoạt động bằng cách sử dụng điện năng để nhanh chóng nâng cao nhiệt độ của nước, đáp ứng nhu cầu người dùng trong thời gian ngắn. Các sản phẩm cụ thể trong dụng cụ đun nước tức thời này khá đa dạng về chủng loại cũng như mục đích sử dụng, tuy nhiên chỉ thiết bị bình nóng lạnh trực tiếp (trong các dụng cụ đun nước nóng tức thời) phải tuân thủ yêu cầu theo quy chuẩn 9:2012/BKHCN còn các thiết bị còn lại sẽ áp dụng theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng khác,
Bình nóng lạnh trực tiếp là một thiết bị có chức năng đun nóng và làm lạnh nước ngay tại điểm sử dụng, không cần phải lưu trữ trước đó. Thông thường, nước được cung cấp từ đường nước máy, sau đó được bơm vào bình và qua quá trình đun nóng hoặc làm lạnh ngay lập tức khi cần sử dụng. Các thiết bị này được hầu hết các gia đình sử dụng nhằm vệ sinh cá nhân, làm sạch các thiết bị khác. Chúng được ưa chuộng bởi tính tiện lợi giúp tiết kiệm không gian, thời gian chờ đợi; tiết kiệm năng lượng; đa dạng chức năng (khả năng điều chỉnh nhiệt độ, chức năng tự động tắt, và các tính năng an toàn khác). Tuy nhiên phần lớn các thiết bị này không được khuyến khích để uống do không đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe.
Vì đây là sản phẩm được sử dụng rộng rãi, thường xuyên và tiếp xúc trực tiếp đến con người nên cần phải được kiểm tra kỹ càng và tuân thủ theo các quy định, tiêu chuẩn hiện hành, đặc biệt cần đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật theo QCVN 9:2012/BKHCN và Thông tư số 07/2018/TT-BKHCN ban hành Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự.
2. Vì sao phải thử nghiệm tương thích điện từ EMC cho bình nóng lạnh trực tiếp theo QCVN 9:2012/BKHCN
Các thiết bị điện – điện tử nói chung và dụng cụ điện đun nước nóng tức thời (cụ thể là bình nóng lạnh trực tiếp) nói riêng khi hoạt động, ngay cả trong điều kiện bình thường đều phát ra các bức xạ điện từ (phát xạ) hay còn gọi là các sóng nhiễu điện từ với các bước sóng và cường độ nhiễu khác nhau. Để phòng tránh và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng yêu cầu các tổ chức nhập khẩu, sản xuất các thiết bị này phải tuân thủ yêu cầu QCVN 9:2012/BKHCN nhằm đảm bảo:
- An toàn cho người tiêu dùng: Không gây ra nhiễu điện từ cho các thiết bị điện tử nhằm đảm bảo không gây ra tình trạng nguy hiểm khi sử dụng.
- Tuân thủ quy định pháp lý: Việc thử nghiệm EMC là một yêu cầu pháp lý trong nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng được đề ra.
- Đảm bảo hiệu suất hoạt động: EMC cũng đảm bảo rằng bình nóng lạnh hoạt động đúng cách trong môi trường có nhiều tín hiệu điện từ khác nhau mà không bị ảnh hưởng và không làm giảm hiệu suất hoạt động.
- Bảo vệ thiết bị khác: Việc đảm bảo rằng bình nóng lạnh không phát ra nhiễu điện từ không chỉ bảo vệ người dùng mà còn bảo vệ các thiết bị điện tử khác trong cùng một môi trường.
Theo đó từ ngày 12/04/2012 bình nóng lạnh trực tiếp phải có nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá, phải thực hiện thử nghiệm và chứng nhận hợp quy theo QCVN 9:2012/BKHCN, mang dấu hợp quy (dấu CR) và chịu sự kiểm tra trên thị trường của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo yêu cầu của quy chuẩn này. Đồng thời thiết bị này phải tuân thủ yêu cầu kỹ thuật TCVN 7492-1 (CISPR 14-1) kể từ ngày 01/06/2014.
3. Các giới hạn nhiễu quy định/ chỉ tiêu thử nghiệm dụng cụ điện đun nước nóng tức thời (bình nóng lạnh trực tiếp)
- Giới hạn điện áp nhiễu tại đầu nối điện lưới;
- Giới hạn công suất nhiễu (30-300MHz);
- Giới hạn nhiễu không liên tục.
4. Tại sao nên thử nghiệm sản phẩm này theo QCVN 9:2012/BKHCN tại Phúc Gia?
Ngày 16 tháng 07 năm 2021, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Giấy chứng nhận Hoạt động thử nghiệm Tương thích điện tử (EMC) cho các sản phẩm điện – điện tử gia dụng và mục đích tương tự theo QCVN 9:2012/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN cho Trung tâm thử nghiệm Phúc Gia với danh mục các sản phẩm được quy định chi tiết trong phụ lục đính kèm Giấy chứng nhận số 2242/TĐC-HCHQ bao gồm các thiết bị như: Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời (bình nóng lạnh trực tiếp); Máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ điện, Máy hút bụi, Máy giặt, Tủ lạnh, tủ đá, Điều hòa không khí, Máy sấy tóc, Máy xay sinh tố, máy xay thịt, máy ép trái cây, máy đánh trứng, Bếp điện (bao gồm bếp điện từ).
a) Thực hiện trọn gói dịch vụ thử nghiệm và chứng nhận
Khi lựa chọn Phúc Gia để thực hiện việc đo tương thích điện từ (EMC) cho sản phẩm của mình, khách hàng sẽ nhận được sự hỗ trợ toàn diện từ một đối tác có uy tín và kinh nghiệm. Công Ty Cổ Phần Phòng Thử Nghiệm Phúc Gia không chỉ được Bộ KH&CN cấp phép thực hiện thử nghiệm EMC theo QCVN 09:2012/BKHCN, mà còn là Trung Tâm Chứng Nhận được chỉ định chứng nhận sản phẩm, hàng hoá thuộc QCVN 9:2012/BKHCN. Điều này đem đến sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian, công sức cho khách hàng nhờ dịch vụ trọn gói cả 2 giai đoạn này của chúng tôi. Đây là điều mà ít các bên khác có thể cạnh tranh được với Phúc Gia.
Xem thông tin chi tiết Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Hoạt Động Thử Nghiệm – Chứng Nhận:
- Bộ Khoa Học Và Công Nghệ Chỉ Định Phúc Gia Lab Thử Nghiệm EMC Theo QCVN 09:2012/BKHCN
- Trung Tâm Chứng Nhận Phúc Gia – Công Ty Cổ Phần Phòng Thử Nghiệm Phúc Gia Được Chỉ Định Chứng Nhận Sản Phẩm, Hàng Hoá Thuộc QCVN 9:2012/BKHCN Và QCVN 19:2019/BKHCN
b) Trang thiết bị thử nghiệm theo QCVN 09:2012/BKHCN
Với các trang thiết bị hiện đại, xuất xứ từ Đức, Ý, Thụy sĩ, Anh…cùng các thiết bị được sản xuất thuộc khối liên minh Châu Âu cùng với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, Trung tâm thử nghiệm Phúc Gia tự hào là một trong các trung tâm thử nghiệm hiện đại, đem đến kết quả chính xác nhất trong việc thử nghiệm tương thích điện từ cho các thiết bị điện – điện từ nói chung và bình nóng lạnh tức thời nói riêng.
c) Chi phí và thời gian thử nghiệm dụng cụ điện đun nước nóng tức thời theo QCVN 9:2012/BKHCN
Sau đây, Công ty Cổ Phần Phòng Thử Nghiệm Phúc Gia xin được gửi tới quý khách hàng Bảng báo giá Thử nghiệm tương tích điện tử theo QCVN 9:2012/BKHCN cho các thiết bị điện – điện tử nói chung và bình nước nóng tức thời nói riêng. Trong đó thời gian thực hiện thử nghiệm cho thiết bị này vào khoảng từ 01-03 ngày/ model (bao gồm cả ngày cuối tuần, ngày lễ do Phúc Gia bố trí tăng cường nhân sự tăng ca để phục vụ đo kiểm tối đa).
Ấn vào đây để xem báo giá chi tiết: Phúc Gia – Báo giá thử nghiệm chứng nhận mới nhất
d) Các lưu ý thử nghiệm bình nóng lạnh tức thời theo QCVN 9:2012/BKHCN Tại Phúc Gia
- Số lượng mẫu yêu cầu: 01 mẫu
- Sau khi thử nghiệm: Phòng thử nghiệm sẽ trả lại mẫu cho khách hàng (Mẫu có thể bị cắt dây để đấu nối vào hệ thống kẹp hấp thụ để thử nghiệm bài Công suất nhiễu).
- Tham khảo mẫu phiếu thử nghiệm – chứng nhận Tương thích điện từ theo QCVN 9:2012/BKHCN cho bình nóng lạnh tại đây.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0981.996.996/ 0982.996.696/ 024.7779.6696
E-mail: [email protected] Website: phucgia.com.vn
Xem thêm các bài viết khác: