Chỉ số IK đại diện cho khả năng chống lại các tác động cơ học từ bên ngoài vào vỏ bảo vệ của các thiết bị điện. Trong bài viết này. Phúc Gia sẽ tập trung phân tích về chỉ số IK – yếu tố quan trọng trong việc đánh giá khả năng chịu va đập và cấp bảo vệ của các thiết bị đèn LED.
Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia
1. Chỉ Số Cấp Bảo Vệ IK Là Gì?
Chỉ số cấp bảo vệ IK là tiêu chuẩn quốc tế thể hiện khả năng chịu lực của thiết bị điện trước các tác động cơ học bên ngoài. Đây là yếu tố quan trọng khi lựa chọn đèn LED, giúp đánh giá khả năng chống chịu ngoại lực trong quá trình vận chuyển, lắp đặt hoặc khi chịu ảnh hưởng từ môi trường.
Tiêu chuẩn Châu Âu BS EN 50102:1995 đã quy định về chỉ số IK đầu tiên. Sau đó nó được sửa đổi vào năm 1998, tới năm 2002, chỉ số cấp bảo vệ IK chính thức được thông qua như là một tiêu chuẩn Quốc tế. Chỉ số cấp bảo vệ được đề cập tới trong Tiêu chuẩn Châu Âu 62262, tương đương với Tiêu chuẩn Quốc tế IEC 62262.
Tiêu chuẩn Châu Âu 62262 quy định cụ thể về:
– Phương pháp kiểm tra khả năng chống va đập
– Các điều kiện khi tiến hành kiểm tra
– Số lần va đập
– Vị trí cần kiểm tra va đập.
– Kích cỡ, kiểu dáng và vật liệu của các loại dụng cụ tạo ra mức năng lượng va đập theo yêu cầu.
2. Cấu trúc và ý nghĩa một số chỉ số IK
Trước khi chỉ số IK được cập nhật, để thể hiện mức độ bảo vệ trước tác động cơ học bên ngoài của vỏ bảo vệ thiết bị điện. Người ta ghi thêm một chữ số sau chỉ số cấp bảo vệ IP.
Ví dụ: IP66 (8)
Chính việc sử dụng không bình thường hệ thống này dẫn đến sự phát triển của tiêu chuẩn này. Giờ đây để biểu thị chỉ số IK, ta cần sử dụng hai mã số riêng biệt, để còn phân biệt nó với các hệ thống đã cũ khác.
Cấu trúc 1 chỉ số IK sẽ là IKxy
Trong đó: xy là hai con số từ 00 đến 10 nhằm xác định khả năng chống va đập tác động của bên ngoài vào thiết bị.
Cấp Bảo Vệ IK và Năng Lượng Va Chạm | |||||||||||
Cấp IK | IK00 | IK01 | IK02 | IK03 | IK04 | IK05 | IK06 | IK07 | IK08 | IK09 | IK10 |
Năng lượng va chạm (jun) | * | 0.15 | 0.2 | 0.35 | 0.5 | 0.7 | 1 | 2 | 5 | 10 | 20 |
Đặc Điểm Kiểm Tra Tác Động | |||||||
Cấp IK | IK00 | IK01 – IK05 | IK06 | IK07 | IK08 | IK09 | IK10 |
Năng lượng va đập (jun) | * | <1 | 1 | 2 | 3 | 10 | 20 |
Bán kính đầu búa va chạm (mm) | * | 10 | 10 | 25 | 25 | 50 | 50 |
Vật liệu búa tạo va chạm | * | Polyamide (1) | Polyamide (1) | Steel (2) | Steel (2) | Steel (2) | Steel (2) |
Trọng lượng búa tạo va chạm (kg) | * | 0.2 | 0.5 | 0.5 | 1.7 | 5.0 | 5.0 |
Kiểu tạo năng lượng va đập: Búa lắc | * | Có | Có | Có | Có | Có | Có |
Kiểu tạo năng lượng va đập: Búa lò xo | * | Có | Có | Có | Không | Không | Không |
Kiểu tạo năng lượng va đập: Búa rơi tự do | * | Không | Không | Có | Có | Có | Có |
(*) Không bảo vệ (1) Độ cứng Rockwell HR100 theo tiêu chuẩn iSO 2039/2 (2) Độ cứng Rockwell HR50 đến HR58 theo tiêu chuẩn iSO 6508 hoặc độ cứng Fe 490-2 theo tiêu chuẩn ISO 1052 |
Minh Họa Phương Pháp Kiểm Tra Sử Dụng Kiểu Tạo Năng Lượng Bằng Búa Lắc | ||
Cấp IK | Năng lượng va chạm (jun) | Tác động tương đương |
IK00 | Không bảo vệ | Không kiêm tra |
IK01 | 0.15 | Búa kiểm tra nặng 200g, độ cao rơi h=7.5cm |
IK02 | 0.2 | Búa kiểm tra nặng 200g, độ cao rơi h=10cm |
IK03 | 0.35 | Búa kiểm tra nặng 200g, độ cao rơi h=17.5cm |
IK04 | 0.5 | Búa kiểm tra nặng 200g, độ cao rơi h=25cm |
IK05 | 0.7 | Búa kiểm tra nặng 200g, độ cao rơi h=35cm |
IK06 | 1 | Búa kiểm tra nặng 500g, độ cao rơi h=20cm |
IK07 | 2 | Búa kiểm tra nặng 500g, độ cao rơi h=40cm |
IK08 | 5 | Búa kiểm tra nặng 1.7kg, độ cao rơi h=29.5cm |
IK09 | 10 | Búa kiểm tra nặng 5kg, độ cao rơi h=20cm |
IK10 | 20 | Búa kiểm tra nặng 5kg, độ cao rơi h=40cm |
3. Hiểu về ý nghĩa chỉ số cấp bảo vệ IK để chọn lựa đèn phù hợp
Trong các môi trường chiếu sáng thông thường, chỉ số IK không có nhiều ý nghĩa.
Song, khi chiếu sáng trong các môi trường đặc thù có độ rung lớn. Ví dụ như công trường, nhà xưởng, các nhà máy công nghiệp nặng hoặc trên các phương tiện giao thông thì IK là một chỉ số rất quan trọng, đặc biệt là các dòng sản phẩm đèn LED. Chúng ta cần phải lựa chọn các loại đèn có khả năng chống rung, chống xóc. Lúc này, chỉ số IK phù hợp sẽ giảm thiểu khả năng hư hỏng cho đèn.
Các Bài Viết Liên Quan Đến Thử Nghiệm – Chứng Nhận:
- TCVN 4255:2008 IEC 60529:2001 – Cấp Bảo Vệ Bằng Vỏ Ngoài (Mã IP)
- Cấp Bảo Vệ Chống Điện Giật Theo IEC 61140
- Hướng Dẫn Thử Nghiệm Hiệu Suất Năng Lượng Đèn LED Từ A-Z
- Quyết Định 367/QĐ-BKHCN Về Việc Sửa Đổi, Bổ Sung Nhóm Sản Phẩm Chiếu Sáng Bằng Công Nghệ LED Tại Quyết Định Số 2711/QĐ-BKHCN
- Giải mã Kết quả thử nghiệm An Toàn Quang Sinh Học cho Đèn LED theo IEC 62471 – Phúc Gia Lab
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0981.996.996/ 0982.996.696/ 024 7779 6696
E-mail: [email protected] Website: phucgia.com.vn