Vì Sao Cần Ban Hành QCVN 134:2024/BTTTT Về Mức Hấp Thụ Riêng (SAR)?

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành dự thảo QCVN 134:2024/BTTTT, lấy ý kiến người dân nhằm xây dựng một quy chuẩn về “tính an toàn” giúp bảo vệ sức khỏe người dùng khi tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Do Sóng điện từ từ những thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,… nếu được phát ra ở mức độ quá cao, có thể gây nên các tác động tiêu cực đến sức khỏe người dùng như ung thư, rối loạn hormone và tác động đến hệ thần kinh.

I, Giới thiệu chung về QCVN 134:2024/BTTTT

Ngày 08/07/2024 Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Dự thảo lần 2 QCVN 134:2024/BTTTT về an toàn bức xạ vô tuyến điện để lấy ý kiến nhân dân. Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 134:2024/BTTTT là một quy chuẩn về “tính an toàn”, đặt ra các mức giới hạn đối với việc hấp thụ sóng vô tuyến từ các thiết bị vô tuyến cầm tay và đeo trên cơ thể người như: điện thoại di động, laptop, máy tính bảng. Đây là quy chuẩn thứ 2 của Bộ TT&TT về giới hạn an toàn đối với phơi nhiễm sóng điện từ tiếp theo quy chuẩn QCVN 8:2022/BTTTT áp dụng đối với các trạm gốc di động.

Dự kiến Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC) sẽ ban hành QCVN 134:2024/BTTTT với lộ trình áp dụng như sau:

  • Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2026, thiết bị điện thoại phải tuân thủ QCVN 134:2024/BTTTT trước khi lưu thông trên thị trường.
  • Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2026, các thiết bị vô tuyến điện thuộc phạm vi áp dụng QCVN 134:2024/BTTTT phải tuân thủ quy chuẩn này trước khi lưu thông trên thị trường.
  • Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được lựa chọn đo kiểm theo QCVN 134:2024/BTTTT để phục vụ chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2025.

II, Ý nghĩa của SAR trong công nghệ điện tử

Mức hấp thụ riêng (Specific Absorption Rate) hay còn gọi là SAR là chỉ số đo tốc độ năng lượng được hấp thụ bởi đầu, cơ thể hoặc tay chân của người dùng thiết bị di động khi họ tiếp xúc với trường điện từ tần số vô tuyến. Đơn vị đo SAR là W/kg. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sóng điện từ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu mức hấp thụ quá cao.

Xem thêm: SAR Là Gì? Phương Pháp Kiểm Tra Và Các Cập Nhập Mới Nhất

SAR_Ty_Le_Hap_Thu_Rieng

III, Tầm quan trọng của QCVN 134:2024/BTTTT quy định về mức hấp thụ riêng (SAR)

Sự cần thiết của quy chuẩn này được nhấn mạnh bởi nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), vốn đã chỉ ra rằng bức xạ điện từ có thể làm nóng mô tế bào, ảnh hưởng đến hoạt động điện não và các chức năng sinh lý khác.

  • Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization – WHO) đã chỉ ra rằng[1]: Khi con người sử dụng điện thoại di động, các mô trên cơ thể sẽ chịu hiệu ứng tăng nhiệt do ảnh hưởng từ năng lượng sóng vô tuyến điện từ điện thoại di động; trường hợp tiếp xúc liên tục trong thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu cho sức khỏe con người.
  • Liên minh Viễn thông quốc tế (International Telecommunication Union – ITU) có báo cáo[2]: SAR liên quan đến hiện tượng tăng nhiệt trên cơ thể con người do tiếp xúc gần với năng lượng sóng vô tuyến điện từ các thiết bị cầm tay, điển hình là điện thoại di động.

Do SAR có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người nên nhiều tổ chức quốc tế đã quan tâm nghiên cứu để đưa ra các tiêu chuẩn nhằm hạn chế ảnh hưởng của SAR đến sức khỏe con người. Tiêu chuẩn về SAR đầu tiên được ban hành năm 1982 bởi Viện Kỹ thuật Điện và Điện tử (Institute of Electrical and Electronics Engineers – IEEE). Sau đó, Ủy ban quốc tế về Bảo vệ bức xạ không ion hóa (International Commission on Non-Ionizing Radiation Protection – ICNIRP), Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (International Electrotechnical Commission – IEC), ITU,… đều có nghiên cứu ban hành các tài liệu nghiên cứu, các tiêu chuẩn về SAR.

Ủy ban quốc tế về Bảo vệ bức xạ không ion hóa ICNIRP mới đây vào năm 2020 đã công bố phiên bản cập nhật hướng dẫn áp dụng giới hạn phơi nhiệm trường điện từ dải tần 100 kHz đến 300 GHz đối với các ứng dụng vô tuyến, trong đó bao gồm thiết bị đầu cuối thông tin di động (điện thoại di động). Tháng 12 năm 2021, ITU-T đã ban hành khuyến nghị ITU-T – Supplement 13 về các mức phơi nhiễm trường điện từ gây ra bởi thiết bị di động và cầm tay ở các điều kiện sử dụng khác nhau.

IEC ban hành họ tiêu chuẩn IEC 62209 (IEC 62209-1 về thử nghiệm SAR từ các thiết bị cầm tay và thiết bị gắn trên người sử dụng gần vùng tai hoạt động từ tần số 300 MHz đến 6 GHz; IEC 62209-2 về thử nghiệm SAR từ các thiết bị không dây sử dụng gần cơ thể người hoạt động từ tần số 300 MHz đến 6 GHz ; IEC 62209-3 về đánh giá SAR bằng phương pháp ma trận vector). Tương tự IEC, IEEE cũng ban hành tiêu chuẩn IEEE Std 1528:2013 về thử nghiệm SAR từ các thiết bị không dây đối với vùng đầu của cơ thể người.

Vào năm 2020, tiêu chuẩn IEC/IEEE 62209-1528:2020 được ban hành nhằm đồng bộ phương pháp đo của hai tiêu chuẩn do IEC và IEEE công bố để áp dụng thống nhất cho thử nghiệm SAR. Đây cũng là tiêu chuẩn được các quốc gia châu Âu, Mỹ, Canada, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia sử dụng cho phương pháp thử nghiệm SAR.

Hiện tại, phần lớn các nước tiên tiến trên thế giới như Liên minh Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc và nhiều nước khác đều đã ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật về mức hấp thụ riêng (SAR) để bảo vệ người dùng khi sử dụng các thiết bị thu phát sóng vô tuyến cầm tay và sử dụng gần vùng tai như điện thoại di động, máy bộ đàm. Mỗi một quốc gia có tiêu chuẩn và yêu cầu riêng về mức giới hạn của kết quả thử nghiệm SAR đối với thiết bị không dây.

Xem thêm: Tình Hình Quản Lý Về Mức Hấp Thụ Riêng (SAR) Trên Thế Giới

Vì vậy, việc ban hành QCVN 134:2024/BTTTT này là vô cùng cần thiết, đồng thời cho thấy Việt Nam đồng hành cùng các quốc gia tiên tiến trong việc đảm bảo an toàn cho người dùng thiết bị di động.

Việc ban hành và thực thi QCVN 134:2024/BTTTT không chỉ đảm bảo tính tương thích và an toàn của các thiết bị điện tử trên thị trường Việt Nam mà còn đóng góp vào việc thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực công nghệ viễn thông. Quy chuẩn này cũng giúp củng cố sự tin cậy của người dùng trong việc sử dụng các sản phẩm công nghệ điện tử.

Tại Việt Nam, dự kiến quy định giới hạn đối với mức hấp thụ riêng theo bảng dưới đây:

Tần số từ 30 MHz đến 6 GHz Giới hạn 
Đầu, thân Các chi Toàn cơ thể
Giá trị SAR trung bình 2 W/kg tính trên 1g mô 4 W/kg Không áp dụng giới hạn SAR

(Nguồn: Thuyết minh Dự thảo lần 2 QCVN 134:2024/BTTTT)

IV, Kết luận

Trong bối cảnh mạng lưới viễn thông ngày càng phát triển và quan trọng hơn bao giờ hết, việc ban hành và thực thi QCVN 134:2024/BTTTT là bước đi đúng đắn và cần thiết để đáp ứng những thách thức của thời đại số, đồng thời đảm bảo rằng các công nghệ mới nhất sẽ không gây nguy hại đến sức khỏe của người dùng. QCVN 134:2024/BTTTT cũng là một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người dùng các thiết bị điện tử tại Việt Nam. Quy chuẩn này không chỉ đơn thuần là yêu cầu kỹ thuật mà còn phản ánh cam kết của Việt Nam trong việc bảo vệ sức khỏe công cộng mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghệ thông tin và viễn thông.

Các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức cần tiếp tục theo dõi, hỗ trợ và đóng góp cho dự thảo, để xây dựng quy chuẩn mới phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam nhưng cũng đồng thời đảm bảo sự hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế. Hướng tới mục tiêu xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để đảm bảo sức khỏe, an toàn và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ CNTT-TT, nâng cao vị thế của Việt Nam về chất lượng sản phẩm và dịch vụ CNTT trong khu vực như trong Hội nghị Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng chuyên ngành TT&TT năm 2024 đã đề ra.

Tài liệu tham khảo

[1] Electromagnetic fields and public health: mobile phones, WHO (https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/electromagnetic-fields-and-public-health-mobile-phones).
[2] International Telecommunication Union, Development Sector, Study Group 2 Question 7, Policies, guidelines, regulations, and assessments of human, exposure to radio-frequency electromagnetic fields, tr 23.

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0981 996 996/ 0982 996 696/ 024 7779 6696
E-mail: [email protected]                                Website: phucgia.com.vn

2024-07-26T17:04:22+07:00
zalo-icon
facebook-icon
linkin-icon
phone-icon