Hướng Dẫn Thử Nghiệm Và Chứng Nhận Hợp Quy Đèn LED
Theo QCVN 19:2019/BKHCN

/Hướng Dẫn Thử Nghiệm Và Chứng Nhận Hợp Quy Đèn LED Theo QCVN 19:2019/BKHCN

Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Phòng thử nghiệm Phúc Gia

MỤC LỤC BÀI VIẾT:

I. CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH ĐƯỢC ÁP DỤNG
II. HƯỚNG DẪN THỬ NGHIỆM, CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÈN LED THEO QCVN 19:2019/BKHCN

1.Thử nghiệm hợp quy Đèn LED theo QCVN 19:2019/BKHCN ở đâu?
2. Tại sao cần thử nghiệm, chứng nhận, công bố hợp quy đèn LED và Đăng ký kiểm tra nhà nước cho đèn LED, các sản phẩm chiếu sáng LED và những yêu cầu cụ thể?
3. Các sản phẩm đèn LED phải thực hiện thử nghiệm, chứng nhận hợp quy theo QCVN 19 – Phạm vi áp dụng?
4. Các loại thiết bị chiếu sáng LED KHÔNG thuộc phạm vi của QCVN 19:2019/BKHCN?
5. Lộ trình thực hiện thử nghiệm và công bố hợp quy đèn LED theo QCVN 19:2019/BKHCN?
III. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

I. CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH ĐƯỢC ÁP DỤNG:

Phúc Gia Lab – Quy định, hướng dẫn, và các tài liệu cần thiết để Công bố hợp quy cho đèn LED được quy định bởi các văn bản sau đây của Bộ Khoa học và Công nghệ

  • Thông tư 08/2019/TT-BKHCN: Thông tư ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED” ban hành ngày 25 tháng 9 năm 2019 (Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2019);
  • QCVN 19:2019/BKHCN: Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Sản Phẩm Chiếu Sáng Bằng Công Nghệ LED (QCVN 19:2019/BKHCN ban hành kèm Thông tư 08/2019/TT-BKHCN)
  • Quyết Định 1383/QĐ-BKHCN: Đính Chính Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia QCVN 19:2019/BKHCN về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ Đèn LED
  • Quyết Định 2711/QĐ-BKHCN: Về Việc Công Bố Sản Phẩm, Hàng Hóa Nhóm 2 Thuộc Trách Nhiệm Quản Lý Của Bộ Khoa Học Và Công Nghệ ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2022
  • Quyết Định 367/QĐ-BKHCN: Về Việc Sửa Đổi, Bổ Sung Nhóm Sản Phẩm Chiếu Sáng Bằng Công Nghệ LED Tại Quyết Định Số 2711/QĐ-BKHCN

đèn LED QCVN 19

II. HƯỚNG DẪN THỬ NGHIỆM, CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÈN LED THEO QCVN 19:2019/BKHCN

Căn cứ vào yêu cầu của thông tư 08/2019/TT-BKHCN ngày 25/09/2019 và QCVN 19:2019/BKHCN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm chiếu sáng LED, Phòng thử nghiệm Phúc Gia hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thử nghiệm và công bố hợp quy với những thông tin chi tiết sau:

1.Thử nghiệm hợp quy Đèn LED theo QCVN 19:2019/BKHCN ở đâu?

Phòng thử nghiệm Phúc Gia được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu thử nghiệm (An toàn điện, Nhiễu điện từ – EMI, Miễn nhiễm điện từ – EMS, An toàn quang sinh học – PBS) của cả 02 giai đoạn của QCVN 19:2019/KHNCN.

Ngày 28/10/2021, Phòng thử nghiệm Phúc Gia được Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp quyết định về việc Chỉ định Tổ chức thử nghiệm QCVN 19:2019/KHNCN lần 2 (update thêm các chỉ tiêu của giai đoạn 2 của QCVN 19:2019/BKHCN). Theo đó Phòng thử nghiệm Phúc Gia là một trong rất ít Phòng thử nghiệm có đầy đủ trang thiết bị, máy móc, con người được đào tạo cũng như được đánh giá và chỉ định để thử nghiệm full tất các các chỉ tiêu khắt khe quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2019/KHNCN cho sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED theo các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo Quyết định số 2483/QĐ-TĐC ngày 25 tháng 12 năm 2020.

Vui lòng chờ vài giây để load Quyết định Chỉ định

Ấn vào đây để download Quyết định Chỉ định

Quý doanh nghiệp có thể thử nghiệm tại Phòng thử nghiệm Phúc Gia với thông tin liên hệ sau:

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
Mr. Tiến – Trưởng phòng thử nghiệm Đèn LED

Phone: 0981.996.996/ 0982.996.696
Email: lab@phucgia.com.vn

2. Tại sao cần thử nghiệm, chứng nhận, công bố hợp quy đèn LED và Đăng ký kiểm tra nhà nước cho đèn LED, các sản phẩm chiếu sáng LED và những yêu cầu cụ thể?

Căn cứ vào Điều 3 – Yêu cầu về quản lý – Thông tư 08/2019/TT-BKHCN, theo đó “các sản phẩm chiếu sáng LED tại Phụ lục Quy chuẩn kỹ thuật này phải công bố hợp quy phù hợp quy định kỹ thuật, gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường.”

Những yêu cầu cụ thể về thử nghiệm, công bố và chứng nhận hợp quy đèn LED theo QCVN 19:

a, Thử nghiệm hợp quy đèn LED:

  • Việc thử nghiệm để phục vụ cho công bố hợp quy đèn LED và chứng nhận hợp quy đèn LED phải được thực hiện bởi các tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP hoặc được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN (Phạm vi thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.)

b, Công bố hợp quy đèn LED (Dành cho sản phẩm được sản xuất trong Nước):

  • Phạm vi áp dụng: Các sản phẩm chiếu sáng LED sản xuất trong nước
  • Quy định hiện hành: Thông tư số 28/2012/TT-BKHCNThông tư số 02/2017/TT-BKHCN
  • Căn cứ để thực hiện công bố hợp quy: Việc công bố hợp quy phải dựa trên Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP hoặc được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN.
  • Doanh nghiệp sản xuất đèn LED sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo quy định Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

c, Chứng nhận hợp quy đèn LED (Dành cho sản phẩm được nhập khẩu):

  • Phạm vi áp dụng: Các sản phẩm chiếu sáng LED nhập khẩu
  • Phương thức chứng nhận: Chứng nhận thực hiện theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình)
  • Quy định hiện hành: Phụ lục II của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/BKHCN.
  • Thử nghiệm: Thử nghiệm phục vụ việc chứng nhận phải được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP hoặc được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN (Phạm vi thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.)
  • Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy: có giá trị không quá 3 năm.

d, Đăng ký kiểm tra nhà nước đèn LED

  • Phạm vi áp dụng: Các sản phẩm chiếu sáng LED nhập khẩu
  • Quy định hiện hành: Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN
  • Doanh nghiệp nhập khẩu đèn LED, sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký kiểm tra chất lượng tại cơ quan kiểm tra theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/2/2012 và thông tư số 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Các sản phẩm đèn LED phải thực hiện thử nghiệm, chứng nhận hợp quy theo QCVN 19 – Phạm vi áp dụng?

THAM KHẢO BÀI VIẾT TẠI:

4. Các loại thiết bị chiếu sáng LED KHÔNG thuộc phạm vi của QCVN 19:2019/BKHCN?

Căn cứ vào mục 1.1 – Phạm vi điều chỉnh thuộc QCVN 19:2019/BKHCN, các sản phẩm sau KHÔNG thuộc phạm vi của QCVN 19:2019/BKHCN:

a, Thiết bị chiếu sáng LED trên các phương tiện giao thông vận tải quy định tại QCVN 35:2017/BGTVT

Ví dụ: Đèn chiếu sáng phía trước của xe gắn máy, xe mô tô,  xe ô tô

den_LED_Oto_Xe_May

b, Thiết bị chiếu sáng LED trong công trình chiếu sáng quy định tại QCVN 07-7:2016/BXD

Ví dụ: Thiết bị chiếu sáng đường giao thông đô thị, các trung tâm đô thị, điểm dân cư tập trung và không gian công cộng (các khu vực vui chơi công cộng, các quảng trường, công viên và vườn hoa), các thiết bị trong công trình chiếu sáng bao gồm: Trạm biến áp, cột đèn, hệ thống đường dây, tủ điều khiển và thiết bị chiếu sáng.

Den_Cao_Ap_Duong_Pho

c, Thiết bị chiếu sáng trong phương tiện quảng cáo ngoài trời quy định tại QCVN 17:2018/BXD

Ví dụ: Bảng quảng cáo, hộp đèn; màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời; biển hiệu; phương tiện quảng cáo dạng chữ, hình, biểu tượng.

Phúc Gia LAB

5. Lộ trình thực hiện thử nghiệm và công bố hợp quy đèn LED theo Thông tư số 08/2019/TT-BKHCN và Quyết định số 1383/QĐ-BKHCN?

Ngày áp dụng: Theo lộ trình 01/06/2020 và 01/06/2021 (Theo thông tư số 08/2019/TT-BKHCN)

Căn cứ vào Điều 4 – Thông tư số 08/2019/TT-BKHCN, lộ trình áp dụng QCVN 19 được quy định chi tiết như sau:

  • Kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020, các sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp ứng yêu cầu về an toàn và giới hạn nhiễu điện từ (EMI) quy định tại Mục 2.1.1; 2.1.2; 2.1.3 và 2.2.1 của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường.
  • Kể từ ngày 01 tháng 06 năm 2021, các sản phẩm quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định tại Mục 2 của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường

Tuy nhiên, lộ trình thực hiện thử nghiệm và công bố hợp quy đèn LED được lùi lại và được thể hiện chi tiết qua Quyết định số 1383/QĐ-BKHCN, cụ thể như sau:

Ngày áp dụng được đính chính và điều chỉnh lại: Theo lộ trình 01/01/2021 và 01/01/2022 (Theo Quyết định số 1383/QĐ-BKHCN)

  • Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, các sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp ứng yêu cầu về an toàn và giới hạn nhiễu điện từ (EMI) quy định tại Mục 2.1.1; 2.1.2; 2.1.3 và 2.2.1 của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường.

(Chi tiết tại Bảng A – Yêu cầu thử nghiệm hợp quy đèn led QCVN 19 bổ sung – áp dụng từ 01/01/2021)

a, Thiết bị chiếu sáng LED trên các phương tiện giao thông vận tải quy định tại QCVN 35:2017/BGTVT

Ví dụ: Đèn chiếu sáng phía trước của xe gắn máy, xe mô tô,  xe ô tô

den_LED_Oto_Xe_May

b, Thiết bị chiếu sáng LED trong công trình chiếu sáng quy định tại QCVN 07-7:2016/BXD

Ví dụ: Thiết bị chiếu sáng đường giao thông đô thị, các trung tâm đô thị, điểm dân cư tập trung và không gian công cộng (các khu vực vui chơi công cộng, các quảng trường, công viên và vườn hoa), các thiết bị trong công trình chiếu sáng bao gồm: Trạm biến áp, cột đèn, hệ thống đường dây, tủ điều khiển và thiết bị chiếu sáng.

Den_Cao_Ap_Duong_Pho

c, Thiết bị chiếu sáng trong phương tiện quảng cáo ngoài trời quy định tại QCVN 17:2018/BXD

Ví dụ: Bảng quảng cáo, hộp đèn; màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời; biển hiệu; phương tiện quảng cáo dạng chữ, hình, biểu tượng.

Phúc Gia LAB

thử nghiệm nhiệt ẩm

thử nghiệm nhiệt ẩm

Thử nghiệm EMC - EMI

  • Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, các sản phẩm quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định tại Mục 2 của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường.

(Chi tiết tại Bảng B – yêu cầu thử nghiệm hợp quy đèn led QCVN 19 bổ sung – áp dụng từ 01/01/2022)

BẢNG B -YÊU CẦU THỬ NGHIỆM HỢP QUY ĐÈN LED QCVN 19 BỔ SUNG – ÁP DỤNG TỪ 01/01/2022
TT Căn cứ Tên sản phẩm – Tên chỉ tiêu Phương pháp
thử nghiệm
Lộ trình Ghi chú
I Yêu cầu về an toàn:
1 2.1.4 Yêu cầu về an toàn quang sinh học
+ Nhóm miễn trừ – không có nguy cơ về quang sinh học
hoặc
+ Nhóm 1 – không có nguy cơ về quang sinh học với sử dụng thông thường.
IEC 62471:2006 Kể từ ngày 01/01/2022
II Yêu cầu về tương thích điện từ (EMC)
1 2.2.2 Yêu cầu về miễn nhiễm điện từ (EMS) IEC 61547:2009 Kể từ ngày 01/01/2022
– Miễn nhiễm phóng tĩnh điện
– Miễn nhiễm trường điện từ tần số radio
– Miễn nhiễm quá độ nhanh
– Miễn nhiễm dòng điện chèn
– Miễn nhiễm với sự đột biến
– Miễn nhiễm sụt điện áp và gián đoạn ngắn
(*) Căn cứ: là quy định tại QCVN 19:2019/BKHCN.

Thử nghiệm EMC - EMS

thử nghiệm an toàn quang sinh học

  • Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED áp dụng các quy định của QCVN 19:2019/BKHCN kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

III. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:

Q1: Để thử nghiệm chúng tôi cần gửi mẫu tại đâu, thời gian thử nghiệm mất bao lâu?

A: Mẫu để thử nghiệm các bạn gửi về địa chỉ sau:

Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia
Cảng cạn ICD Long Biên, số 1 Huỳnh Tấn Phát, Long Biên, Hà Nội
Liên hệ: Phúc Gia® – 0981 996 996/ 0982 996 696
Thời gian thử nghiệm: 05-15 ngày làm việc kể từ khi chúng tôi nhận được mẫu

Ấn vào đây để xem: Báo giá thử nghiệm QCVN 19:2019/BKHCN

Q3: Trường hợp có 10 model trong 1 nhóm sản phẩm thì chi phí test và chứng nhận sẽ như thế nào?

A: Nếu trong 1 nhóm sản phẩm, bạn có thể chứng minh các model này có cùng linh kiện chính, chúng tôi có thể giúp bạn thử nghiệm đại diện 1 model và phát hành giấy chứng nhận cho 10 model đối với nhóm sản phẩm này
(chi phí bạn cần phải trả: phí thử nghiệm: 01, phí chứng nhận: 10)

Nhưng trong trường hợp, các linh kiện chính của 10 model trong 1 nhóm sản phẩm là khác nhau, thì bạn phải thử nghiệm cả 10 model và chúng tôi sẽ phát hành giấy chứng nhận cho 10 model trong nhóm sản phẩm này
(Chi phí bạn cần phải trả: phí thử nghiệm: 10, phí chứng nhận: 10)

Q4: Bạn cần chúng tôi chứng minh những model này có cùng linh kiện chính bằng cách nào?

A: Chúng tôi cần bạn cung cấp danh mục linh kiện chính, sơ đồ mạch điện, thư xác nhận (được phát hành bởi nhà sản xuất), và đối với mỗi nhóm sản phẩm bạn cần gửi cho chúng tôi mỗi model 1 mẫu để chúng tôi kiểm tra thực tế sản phẩm.

Q5: Đối với quy định mẫu thử nghiệm: chúng tôi gửi đủ số lượng mẫu của 10 model trong 1 nhóm sản phẩm cho phòng thử nghiệm và phòng thử nghiệm sẽ lấy ngẫu nhiên 1 model để thử nghiệm hay chúng tôi chỉ cần gửi đủ số lượng của 1 model?

A: Để thử nghiệm, các bạn cần gửi cho chúng tôi 10 model đến phòng thử nghiệm
(9 model để kiểm tra thực tế linh kiện, bạn chỉ cần gửi 1 mẫu và 1 model để thử nghiệm bạn phải gửi đủ số lượng là 3-5 mẫu)

Mẫu để thử nghiệm bạn có thể tự lựa chọn trong nhóm sản phẩm.

Vui lòng chờ vài giây để loading Mẫu Kết Quả Thử Nghiệm

Ấn vào đây để download Mẫu Kết Quả Thử Nghiệm

Q6: Thời gian chúng tôi có giấy chứng nhận là bao lâu?

A: Thời gian thử nghiệm: 01-03 ngày làm việc kể từ khi chúng tôi nhận được mẫu

Thời gian chứng nhận: 02-03 ngày làm việc kể từ khi thử nghiệm xong và chúng tôi nhận được đầy đủ chứng từ theo quy định

=> Link tham khảo: https://phucgia.com.vn/bao-gia-thu-nghiem-an-toan-dien-tuong-thich-dien-tu-emc-cho-den-led.html

Q7: Các sản phẩm Đèn LED thuộc phạm vi áp dụng được sản xuất, nhập khẩu trước lộ trình quy định thì có phải dừng lưu thông nếu ko đáp ứng được QCVN 19:2019/BKHCN?

A: Căn cứ vào Điều 3 – Thông tư số 08/2019/TT-BKHCN, Các sản phẩm quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN được sản xuất, nhập khẩu trước lộ trình quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 thì tiếp tục được lưu thông trên thị trường đến hết ngày 01 tháng 6 năm 2022.

Q8: Tôi có thể thử nghiệm hợp quy đèn LED theo QCVN 19:2019/BKHCN ở đâu?

A: Doanh nghiệp có thể thực hiện thử nghiệm hợp quy đèn LED theo QCVN 19:2019/BKHCN tại Phòng thử nghiệm Phúc Gia – Vilas 1212.

Q9: Chi phí thử nghiệm và chứng nhận hợp quy đèn LED theo QCVN 19:2019/BKHCN là bao nhiêu?

A: Doanh nghiệp có thể cập nhật chi phí thử nghiệm và chứng nhận hợp quy đèn LED theo QCVN 19:2019/BKHCN tại đường link sau: https://phucgia.com.vn/bao-gia-thu-nghiem-an-toan-dien-tuong-thich-dien-tu-emc-cho-den-led.html

Q10: Để được hỗ trợ tư vấn về thử nghiệm và chứng nhận hợp quy đèn LED theo QCVN 19:2019/BKHCN tôi có thể liên hệ với ai?

A: Để được hỗ trợ tư vấn về thử nghiệm và chứng nhận hợp quy đèn LED theo QCVN 19:2019/BKHCN, doanh nghiệp có thể liên hệ với Phòng thử nghiệm Phúc Gia – Vilas 1212 theo thông tin sau:

Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia
Mr. Tiến – Trưởng phòng thử nghiệm Đèn LED

Phone: 0981.996.996/ 0982.996.696
Email: lab@phucgia.com.vn

Các Bài Viết Liên Quan:
Đèn Led Bulb – Nội Dung Ghi Nhãn Bắt Buộc Theo QCVN 19
Đèn Led Tube – Nội Dung Ghi Nhãn Bắt Buộc Theo QCVN 19
Đèn Điện LED Thông Dụng Cố Định và Di Động – Nội Dung Ghi Nhãn Bắt Buộc Theo QCVN 19
QCVN 19:2019/BKHCN – Quy Chuẩn Hợp Quy Đèn LED – An Toàn Điện, Tương Thích Điện Từ Đèn LED
Hướng Dẫn Thử Nghiệm Và Chứng Nhận Hợp Quy Đèn LED Theo QCVN 19:2019/BKHCN
Báo Giá Thử Nghiệm Hợp Quy Đèn LED Theo QCVN 19/BKHCN (An Toàn Điện, Tương Thích Điện Từ

Quyết Định 3810/QĐ-BKHCN Về Việc Công Bố Sản Phẩm, Hàng Hóa Nhóm 2Quotation Testing Of Electric Safety And Electromagnetic Compatibility (EMC) For LED Lighting Products According To QCVN 19/BKHCN

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM  KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA (PGL – Nhấn vào đây để xem thông tin Cty)
Phone: 0981 996 996/ 098 299 6696/ 024 7779 6696

Email: lab@phucgia.com.vn
Phòng Thử Nghiệm Phúc Gia: “Chính Xác – Khách Quan – Kịp Thời – Tin Cậy”

2024-04-04T09:23:52+07:00