Đèn Điện LED Thông Dụng Cố Định và Di Động – Nội Dung Ghi Nhãn Bắt Buộc Theo QCVN 19

/Đèn Điện LED Thông Dụng Cố Định và Di Động – Nội Dung Ghi Nhãn Bắt Buộc Theo QCVN 19

Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia

Đèn điện LED bao gồm đèn điện LED thông dụng và cố định là sản phẩm chiếu sáng LED thuộc phạm vi áp dụng của QCVN 19. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ đèn điện LED là gì hay phạm vi áp dụng của đèn điện LED cũng như nội dung ghi nhãn chuẩn của đèn điện LED để đáp ứng yêu cầu của QCVN 19. Hãy cùng Phòng thử nghiệm Phúc Gia làm rõ những vấn đề trên trong bài viết chi tiết dưới đây.

I. Định nghĩa

Căn cứ mục 2 – Yêu cầu kỹ thuật của QCVN 19:2019/BKHCN, Đèn LED thông dụng cố định và di động hay còn gọi là đèn điện LED phải phù hợp yêu cầu của Hợp quy Đèn LED QCVN 19.

Vậy Đèn điện LED thông dụng và Đèn điện LED thông dụng cố định là gì?

Căn cứ Tiết 1.3.6 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2019/BKHCN quy định:

  1. Đèn điện LED thông dụng là gì?

Đèn điện LED thông dụng là đèn điện LED không được thiết kế dùng cho mục đích đặc biệt. Ví dụ: đèn điện LED sử dụng cho quay phim, chụp ảnh, bể bơi, nuôi trồng, đánh bắt, đèn trên phương tiện giao thông.

  1. Đèn điện LED thông dụng cố định là gì?

Đèn điện LED thông dụng cố định: là đèn điện LED dùng với mục đích chiếu sáng và được thiết kế để chỉ có thể tháo khi có dụng cụ hỗ trợ hoặc sử dụng ngoài tầm với.

  1. Đèn điện LED thông dụng di động là gì?

 Đèn điện LED thông dụng di động: là đèn điện LED dùng với mục đích chiếu sáng và có thể di chuyển từ một vị trí này sang vị trí khác trong khi vẫn được nối với nguồn.

  1. Phân loại Đèn điện LED thông dụng cố định và di động?

Theo TCVN 7722-1:2017, những loại đèn sau đây thuộc phân loại Đèn điện LED thông dụng cố định và di động:

đèn LED QCVN 19

II. Ghi Nhãn Đèn Điện LED Thông Dụng Cố Định và Di Động

Đèn điện LED thông dụng cố định và di động sau đây được gọi là Đèn Điện LED.

Ghi nhãn Đèn Điện LED đạt chuẩn yêu cầu về Hợp quy Đèn LED QCVN 19 (Nội dung ghi nhãn bắt buộc theo QCVN 19 đối với Đèn Điện LED) hay Ghi nhãn Đèn Điện LED thông dụng cố định và di động là 1 trong những nội dung bắt buộc thuộc quy định của Hợp quy Đèn LED QCVN 19.

Tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hay nhập khẩu đèn LED chưa nắm rõ được những yêu cầu bắt buộc phải thể hiện trên nhãn để nhãn Đèn Điện LED phù hợp yêu cầu của Hợp quy QCVN 19. Vì vậy Phòng thử nghiệm Phúc Gia sẽ giúp quý doanh nghiệp làm rõ những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn đối với Đèn Điện LED.

Căn cứ vào mục 2.1.1, QCVN 19:2019/BKHCN, Đèn điện LED (Đèn điện LED thông dụng cố định và di động) phải phù hợp với quy định tại TCVN 7722-1:2017.

Căn cứ mục 3 – Ghi nhãn, TCVN 7722-1:2017, Đèn điện LED (Đèn điện LED thông dụng cố định và di động) phải thể hiện những nội dung ghi nhãn chi tiết tại bảng sau:

STT Yêu cầu Nội dung chi tiết về yêu cầu Ví dụ minh họa
Căn cứ mục 3 – Ghi nhãn, TCVN 7722-1:2017
3.2 Ghi nhãn trên đèn điện
Thông tin ghi nhãn Thông tin được ghi nhãn rõ ràng và bền trên đèn điện
Ghi nhãn thuộc điểm a (công suất danh định…) cần tuân thủ khi thay bóng đèn hoặc thay các thành phần thay thế được khác Phải nhìn được từ phía ngoài đèn điện (trừ phía lắp đặt) hoặc từ mặt sau của nắp đậy
Ghi nhãn thuộc điểm b (xuất xứ, điện áp, kiểu loại, đầu nối…) cần tuân thủ trong quá trình lắp đặt Yêu cầu: Nhìn thấy được từ phía ngoài đèn điện hoặc mặt sau của nắp hoặc bộ phận được tháo ra trong quá trình lắp đặt.
3.2.1  Ghi nhãn xuất xứ  Nhãn này có thể là thương hiệu, nhãn nhật biết của nhà chế tạo hoặc tên đại lý được ủy quyền Ví dụ: Philips, Osram, Nanoco…
3.2.2 Điện áp danh định Ghi “V” hoặc “vôn” Ví dụ: 220 V; 220 – 240 V
3.2.3 Nhiệt độ môi trường xung quanh lớn nhất danh định ta Ký hiệu: ta … oC Ví dụ: ta: 45 oC
3.2.4 Ký hiệu dùng cho đèn điện cấp II (nếu thuộc đối tượng áp dụng)
Ký hiệu phải ở bên ngoài đèn điện.

Ký hiệu cấp II không được đặt lên nửa đèn điện.

3.2.4.1
3.2.5 Ký hiệu dùng cho đèn điện cấp III (nếu thuộc đối tượng áp dụng) 3.2.5
3.2.6 Ghi nhãn mã IP đối với bảo vệ chống sự xâm nhập của bụi, vật rắn và hơi ẩm (nếu thuộc đối tượng áp dụng) Thông thường: IP20

Không yêu cầu ghi nhãn IP20 trên đèn điện thông thường.

Chịu nước nhỏ giọt: IPX1
Chịu nước mưa: IPX3
Chịu nước bắn tóe: IPX4
Chịu nước phun: IPX5
Chịu nước phun mạnh: IPX6
Kín nước (có thể ngâm trong nước): IPX7
Kín nước có áp suất (chìm trong nước): IPX8 m (sau đó là số chỉ chiều sâu chìm trong nước lớn nhất, tính bằng mét) IPX8 2 m
Bảo vệ chống sự xâm nhập của vật rắn lớn hơn 2,5mm: IP3X
Bảo vệ chống sự xâm nhập của vật rắn lớn hơn 1mm: IP4X
Chống bụi: IP5X
Kín bụi: IP6X
3.2.7  Số model của nhà chế tạo hoặc kiểu tham chiếu. Ví dụ: JBS513-30W
3.2.8 Công suất danh định hoặc ký hiệu Ví dụ: 20 W
3.2.9 Ký hiệu liên quan dùng cho đèn điện không thích hợp để lắp trực tiếp lên bề mặt cháy bình thường Led_Fire

Áp dụng ký hiệu và giải thích trên đèn điện hoặc trong hướng dẫn của nhà chế tạo được cung cấp cùng đèn điện (nếu thuộc đối tượng áp dụng).

Kích thước nhỏ nhất của ký hiệu phải là 25 mm ở mỗi phía.

3.2.10 Thông tin liên quan đến bóng đèn đặc biệt (nếu có)
Đèn điện để sử dụng với bóng đèn natri áp suất cao yêu cầu bộ mồi bên ngoài (cho bóng đèn)            3.2.10.1
Đèn điện sử dụng với bóng đèn Natri  áp suất cao có cơ cấu khởi động bên trong 3.2.10.2

Áp dụng ghi nhãn ký hiệu trên bóng đèn cho đèn điện được sử dụng với bóng đèn natri áp suất cao có hoặc cơ cấu khởi động bên trong hoặc đòi hỏi bộ mồi bên ngoài.

3.2.11  Ký hiệu dùng cho đèn điện dùng bóng đèn có hình dạng tương tự “bóng đèn ánh sáng lạnh” (nếu thuộc đối tượng áp dụng).
Cảnh báo chống sử dụng bóng đèn ánh sáng lạnh Cool_beam

Áp dụng khi việc sử dụng bóng đèn “ánh sáng lạnh” phản xạ hai hướng có thể ảnh hưởng xấu tới an toàn

3.2.12 Các đầu cực phải được ghi nhãn nhận biết phần có điện, trung tính và nối đất (Trừ nối dây kiểu Z) Ký hiệu, để chỉ ra các đầu cực nguồn lưới phải theo IEC 60417 Ví dụ: L, N, E

L = Line (dây pha/ dây nóng)

N = Neutral (dây trung tính/ dây nguội)

E = Earth (dây tiếp đất)

3.2.13 Ký hiệu dùng cho khoảng cách tối thiểu và giải thích ý nghĩa của ký hiệu này phải được nêu trên đèn điện hoặc hướng dẫn đi kèm đèn điện (nếu thuộc đối tượng áp dụng)
Khoảng cách nhỏ nhất từ vật được chiếu sáng (mét) 3.2.13

Áp dụng đối với đèn điện có thể gây quá nhiệt cho vật thể được chiếu sáng.

3.2.14  Ký hiệu dùng cho đèn điện vận hành nặng nề (nếu thuộc đối tượng áp dụng)
Đèn điện vận hành nặng nề 3.2.14
3.2.15 Ký hiệu dùng cho đèn điện được thiết kế để sử dụng với bóng đèn có phản xạ gương cầu (nếu thuộc đối tượng áp dụng)
Đèn điện được thiết kế để sử dụng với bóng đèn gương cầu 3.2.15
3.2.16 Đèn điện có lắp tấm chắn bảo vệ phải được ghi nhãn “Thay tất cả các tấm chắn bảo vệ bị nứt”, hoặc có ký hiệu tương ứng (như hình bên)  

Thay thế tất cả các tấm chắn bảo vệ nứt

Cat_banh

(Hình chữ nhật) (Hình tròn)
3.2.17 Số lượng đèn điện lớn nhất có thể nối liên kết hoặc dòng điện tổng lớn nhất có thể chạy qua bằng bộ nối được trang bị để đi dây nguồn song song Ghi chú: Đối với đèn điện cố định, thông tin này có thể được cung cấp trong hướng dẫn lắp đặt.
3.2.18 Ký hiệu cảnh báo hoặc thông báo đối với đèn điện có bộ mồi Áp dụng đối với Đèn điện có bộ mồi được thiết kế cho
+ bóng đèn phóng điện áp suất cao có hai đầu+ đèn điện sử dụng bóng đèn ống Fa8 hai đầu (nếu điện áp đo vượt quá 34 V giá trị đỉnh)Note: Ký hiệu này phải được giải nghĩa trên đèn điện hoặc trong hướng dẫn của nhà chế tạo được cung cấp cùng đèn điện
3.2.19 Ký hiệu dùng cho đèn điện được thiết kế chỉ để sử dụng với bóng đèn halogen vônfram hoặc bóng đèn halogen kim loại tự che chắn.
Đèn điện được thiết kế chỉ để sử dụng với bóng đèn halogen vonfram tự che chắn hoặc bóng đèn halogen kim loại tự che chắn 3.2.19
3.2.20 Phương tiện điều chỉnh là không hiển nhiên thì cần được nhận biết. Ghi nhãn thích hợp bao gồm các ký hiệu (ví dụ, mũi tên) để chỉ ra chiều chuyển động, mô tả bằng nội dung hoặc màu sắc.
3.2.21 Ký hiệu dùng cho đèn điện loại không thích hợp để bao quanh bằng vật liệu cách nhiệt
Đèn điện không thích hợp để bọc bằng vật liệu cách nhiệt Led_loxo

Note:

– Ký hiệu này phải được giải thích trên đèn điện hoặc trong hướng dẫn của nhà chế tạo được cung cấp cùng đèn điện

– Kích thước tối thiểu của ký hiệu phải là 25 mm về mỗi phía.

3.2.22  Ký hiệu dùng cho đèn điện có cầu chảy lắp bên trong, loại thay thế được (nếu thuộc đối tượng áp dụng)
Đèn điện có cầu chảy bên trong

Notes: Ngoài ra, đèn điện này phải được cung cấp thông tin liên quan đến dòng điện danh định (tính bằng A hoặc mA) của cầu chảy

3.2.23 Ký hiệu cảnh báo “Không nhìn vào nguồn sáng” đối với đèn điện di động và cầm tay được phân loại là có ngưỡng độ chói Ethr
Không nhìn vào nguồn sáng đang làm việc Cam_nhin
3.2.24  Các nắp được cố định phía trên nguồn sáng không thay thế được bởi người sử dụng phải được ghi nhãn ký hiệu “lưu ý, rủi ro điện giật
Lưu ý, rủi do điện giật 3.2.24

Yêu cầu: Chiều cao ký hiệu ≥ 15 mm

3.2.25 Điện áp vào danh định không đổi Khi đèn điện được cho hoạt động từ bộ điều khiển có điện áp không đổi không được cung cấp kèm theo đèn điện
3.2.26 Dòng điện vào danh định không đổi Khi đèn điện được cho hoạt động từ bộ điều khiển có dòng điện không đổi không được cung cấp kèm theo đèn điện.

Note: Đèn điện có dòng điện không đổi cũng phải được ghi nhãn với giá trị điện áp cao nhất cho phép Uout của bộ điều khiển.

3.3 Thông tin bổ sung Ngoài việc ghi nhãn ở trên bóng đèn, tất cả các thông tin chi tiết cần thiết để đảm bảo lắp đặt, sử dụng và bảo trì đúng phải được đưa ra ở

– hoặc trên đèn điện, nửa đèn điện

– hoặc trên balát lắp trong

– hoặc nêu trong hướng dẫn của nhà chế tạo được cung cấp cùng đèn điện.

3.3.1 Thông tin cho đèn điện kết hợp  – Nhiệt độ xung quanh cho phép;

– Cấp bảo vệ chống điện giật hoặc bảo vệ chống sự xâm nhập của bụi, vật rắn và hơi ẩm của bộ phận thay thế nếu không ở mức tối thiểu (bằng với yêu cầu của đèn điện cơ sở).

3.3.2 Tần số danh nghĩa  Tính bằng héc (Hz) 50Hz
3.3.3 Nhiệt độ làm việc – Nhiệt độ làm việc lớn nhất danh định (của cuộn dây) tw, tính bằng °C.

– Nhiệt độ làm việc lớn nhất danh định (của tụ điện) tc, tính bằng °C.

– Nhiệt độ lớn nhất mà cách điện của cáp nguồn và cáp liên kết phải chịu trong đèn điện ở điều kiện bất lợi nhất khi làm việc bình thường, nếu vượt quá 90 °C

Sử dụng cáp nguồn chịu nhiệt nối với cáp hoặc dây bên ngoài Chiu_Nhiet

– Yêu cầu về không gian cần tuân thủ trong quá trình lắp đặt.

3.3.4 Chưa sử dụng
3.3.5 Sơ đồ đi dây Sơ đồ đi dây (trừ trường hợp đèn điện thích hợp để đấu nối trực tiếp vào nguồn lưới).
3.3.6 Các điều kiện đặc biệt mà đèn điện, kể cả balát, thích hợp Ví dụ: Đèn điện có thiết kế để đi dây nguồn song song hay không
3.3.7 Cảnh báo “Đèn điện này chỉ được sử dụng cùng tấm chắn bảo vệ” Áp dụng đối với:  Đèn điện dùng bóng đèn halogen kim loại
3.3.8 Thông tin về các giới hạn sử dụng của nửa đèn điện Áp dụng: Trong trường hợp có thể gây quá nhiệt do vị trí hoặc phân bố nhiệt của nguồn sáng thay thế được với nguồn sáng sẽ được thay thế
3.3.9 Thông tin về hệ số công suất và dòng điện cung cấp.  

 

3.3.10 Tính thích hợp Sử dụng “trong nhà” kể cả nhiệt độ xung quanh liên quan.
3.3.11 Đèn sử dụng bộ điều khiển từ xa Đối với đèn điện sử dụng bộ điều khiển từ xa, dãy bóng đèn mà đèn điện được thiết kế.
3.3.12 Cảnh báo đối với đèn điện có lắp kẹp Đối với đèn điện có lắp kẹp, cảnh báo khi đèn điện không thích hợp để lắp lèn vật liệu hình ống.
3.3.13 Yêu cầu  kỹ thuật tấm chắn bảo vệ Nhà chế tạo phải cung cấp yêu cầu kỹ thuật của tất cả các tấm chắn bảo vệ.
3.3.14 Ghi nhãn Ký hiệu của bản chất nguồn Nếu cần để hoạt động đúng, đèn điện phải được ghi nhãn ký hiệu của bản chất nguồn

Nguồn xoay chiều Song (IEC 60417-5032 (2002-10))
Nguồn một chiều Doc (IEC 60417-5031 (2002-10))
Nguồn một chiều & xoay chiều Song_Ngang (IEC 60417-5032 (2002-10))
3.3.15 Yêu cầu dòng điện định danh Dòng điện danh định ở điện áp danh định phải được nhà chế tạo công bố cho ổ cắm bất kỳ lắp vào đèn điện, nếu nhỏ hơn giá trị danh định.
3.3.16 Thông tin đèn vận hành nặng nề – Liên quan đến:

+ đấu nối đến ổ cắm có thông số IPX4;

+ việc lắp đặt đúng có tính đến lắp đặt tạm thời;

+ cố định đúng vào chân đế  và trong trường hợp đế không được cung cấp cùng đèn điện, chiều cao lớn nhất của chân đế có thể có và độ cứng vững yêu cầu của chân đế bằng cách chỉ ra số chân và chiều dài nhỏ nhất của các chân.

3.3.17 Hướng dẫn lắp đặt có nội dung về thông tin thay thế dây cho nối dây kiểu X,Y hoặc Z Hướng dẫn lắp đặt phải có thông tin sau:

– Đối với nối dây kiểu X có dây nguồn chuẩn bị đặc biệt: Nếu cáp hoặc dây mềm bên ngoài của đèn điện này bị hỏng thì phải thay thế bằng dây đặc biệt hoặc dây chuyên dụng

– Đối với nối kiểu Y: Nếu cáp hoặc dây mềm bên ngoài của đèn điện này bị hỏng thì chỉ nhà chế tạo, đại lý bảo hành hoặc người đã qua đào tạo tương tự thì mới được thay thế để tránh nguy hiểm.

– Đối với nối kiểu Z: Cáp hoặc dây mềm bên ngoài của đèn điện kiểu này không thể thay thế được; nếu dây bị hỏng thì phải hủy đèn điện

3.3.18 Đèn điện không phải loại thông thường, sử dụng dây nguồn PVC Phải có thông tin về sử dụng dự kiến, tức là “Chỉ sử dụng trong nhà”.
3.3.19 Đèn điện có dòng điện trên dây dẫn bảo vệ lớn hơn 10 mA được quy định rõ ràng trong hướng dẫn
3.3.20 Đèn điện không dự kiến để lắp đặt trong phạm vi tầm với có thông tin để khuyến cáo lắp đặt đúng Phải có thông tin khuyến cáo “chỉ được lắp bên ngoài tầm với”.
3.3.21 Đèn điện có nguồn sáng không thay thế được hoặc có nguồn sáng không thay thế được bởi người sử dụng phải có tờ hướng dẫn chứa nội dung chi tiết như cột bên – Đối với nguồn sáng không thay thế được:

“Nguồn sáng của đèn điện này không thay thế được; khi nguồn sáng đạt đến cuối tuổi thọ thì phải thay thế toàn bộ đèn điện”

– Đối với nguồn sáng không thay thế được bởi người sử dụng:

“Nguồn sáng của đèn điện này chỉ được thay thế bởi nhà chế tạo hoặc đại lý bảo hành của nhà chế tạo hoặc người có trình độ tượng tự.

3.3.22 Đèn điện điều khiển được – Phải có phân loại cách điện được duy trì giữa nguồn LV và dây dẫn điều khiển.

Ví dụ: cách điện chính hoặc cách điện tăng cường.

3.3.23 Đèn điện không cung cấp kèm bộ điều khiển – Phải có thông tin cần thiết để chọn thành phần thích hợp.

– Đối với đèn điện không yêu cầu cách điện giữa nguồn LV và đầu ra của bộ điều khiển bên ngoài, không yêu cầu thông tin thêm.

– Đối với đèn điện có yêu cầu cách điện chính giữa phần sơ cấp và thứ cấp của bộ điều khiển, cần có nội dung thông tin như sau: “Bộ điều khiển bên ngoài tối thiểu phải cung cấp cách điện chính giữa nguồn LV và đầu ra.”

– Đối với đèn điện không được phân loại là cấp III nhưng yêu cầu cách điện kép hoặc cách điện tăng cường giữa phần sơ cấp và phần thứ cấp của bộ điều khiển, cần có nội dung thông tin như sau: “Bộ điều khiển bên ngoài tối thiểu phải cung cấp cách điện kép hoặc cách điện tăng cường giữa nguồn LV và đầu ra.”

– Đèn điện được phân loại là cấp III, phải có chỉ thị rằng bộ điều khiển phải là SELV.

3.3.24 Khối đầu nối không được cung cấp cùng đèn điện Yêu cầu: Bao gói phải chứa thông tin sau: “Khối đầu nối không được cung cấp kèm. Việc lắp đặt phải được thực hiện bởi người được đào tạo”.
3.4 Thử nghiệm nhãn Kiểm tra sự phù hợp với yêu cầu của 3.2 và 3.3 bằng phương pháp sau:

– Độ bền của nhãn:

+ Bước 1: Lau nhẹ trong 15s bằng giẻ thắm đẫm nước, sau đó làm khô,

+ Bước 2: Lau trong 15 s nữa bằng giẻ thấm đẫm xăng nhẹ

– Xem xét sau khi hoàn thành các thử nghiệm mô tả chi tiết trong Mục 12 – TCVN 7722-1:2017

– Sau thử nghiệm nhãn vẫn phải rõ ràng, tấm nhãn không dễ dàng tháo ra được và không bị cong vênh.

=> Yêu cầu: Sau thử nghiệm nhãn vẫn phải rõ ràng, tấm nhãn không dễ dàng tháo ra được và không bị cong vênh

*Note: Xăng nhẹ được sử dụng là dung môi hécxan có hàm lượng chất thơm lớn nhất là 0,1 % thể tích, chỉ số kauri butanol là 29, điểm sôi ban đầu xấp xỉ 65 °C, điểm khô xấp xỉ 69 °C và khối lượng riêng xấp xỉ 0,68 g/cm3.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0981.996.996/ 0982.996.696/ 024 7779 6696
E-mail: lab@phucgia.com.vn                                Website: phucgia.com.vn

 

2023-10-16T10:03:36+07:00