Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị điện dùng cho lắp đặt điện trong gia đình và hệ thống lắp đặt tương tự được ban hành nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới và Quyết định số 630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/5/2020 ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia
Để hoàn thiện nội dung Dự thảo này Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến đóng góp từ các cơ quan, đơn vị có liên quan (trong đó có Công ty Cổ phần Phòng thử nghiệm Phúc Gia – một trong các tổ chức thử nghiệm được phép thực hiện Chứng nhận phù hợp theo các tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn tính năng cho sản phẩm, hàng hóa để phục vụ quảng bá, tiếp thị sản phẩm.
Để hoàn thiện nội dung Dự thảo Quyết định nêu trên đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện, Bộ Khoa học và Công Nghệ đang lấy ý kiến đóng góp từ các cơ quan, đơn vị có liên quan (trong đó có Công ty Cổ phần Phòng thử nghiệm Phúc Gia – một trong các tổ chức thử nghiệm được Bộ Khoa học và Công nghệ Chỉ định được phép thực hiện thử nghiệm phục vụ chứng nhận phù hợp QCVN 9:2012/BKHCN và QCVN 19:2019/BKHCN theo Giấy chứng nhận đăng ký số 3617/TĐC-HCHQ và Quyết định chỉ định số 2117/QĐ-TĐC của Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ.
Với mục đích chia sẻ rộng rãi và cập nhật những chính sách mới nhất của Chính Phủ, Bộ Ngành… liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu các sản phẩm Điện – Điện tử, chúng tôi kính gửi các Quý cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, đặc biệt là các Đối tác/ Khách hàng của Phúc Gia đang thực hiện tuân thủ các quy định của Chính phủ nói chung và Bộ Khoa học và Công Nghệ nói riêng được biết và đóng góp ý để các văn bản dự thảo này được hoàn thiện và đảm bảo tính khả thi nhất.
Các ý kiến của Đối tác/ Khách hàng của Phúc Gia vui lòng gửi về Phúc Gia qua email [email protected] để chúng tôi tổng hợp và chuyển đến Bộ Khoa học và Công Nghệ, hoặc Quý tổ chức/ cơ quan có thể gửi trực tiếp đến Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, Ban Pháp chế – Thanh tra trước ngày 06/11/2023.
Dưới đây là nội dung Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị điện dùng cho lắp đặt điện trong gia đình và hệ thống lắp đặt tương tự. Các doanh nghiệp và tổ chức liên quan có thể tham khảo nội dung chi tiết của dự thảo dưới đây để đóng góp ý kiến, góp phần hoàn thiện các quy định, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả khi triển khai.
QCVN :2023/BKHCN
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ THIẾT BỊ ĐIỆN DÙNG CHO LẮP ĐẶT ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH VÀ HỆ THỐNG LẮP ĐẶT TƯƠNG TỰ
National technical regulation on electrical equipment for household electrical installations and similar installations
Lời nói đầu
QCVN :2023/BKHCN do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị điện dùng cho lắp đặt điện trong gia đình và hệ thống lắp đặt tương tự biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số …/TT-BKHCN ngày … tháng … năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
1. QUY ĐỊNH CHUNG
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định các yêu cầu về an toàn và các yêu cầu về quản lý đối với các thiết bị điện dùng cho lắp đặt điện trong gia đình và hệ thống lắp đặt tương tự được quy định trong các Danh mục tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này (sau đây gọi tắt là Danh mục thiết bị điện). Thiết bị điện dùng cho lắp đặt điện trong gia đình và hệ thống lắp đặt tương tự là thiết bị điện được sử dụng để lắp đặt trong hệ thống điện của nhà ở và các công trình dân dụng tương tự khác như cửa hàng, trang trại…. Các loại thiết bị điện sau không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thiết bị điện, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1.3. Giải thích từ ngữ Trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.3.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh: Tổ chức, cá nhân thực hiện việc sản xuất, nhập khẩu, bán thiết bị điện. 1.3.2. Thiết bị điện: Dây điện, cáp điện và thiết bị điện thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. 1.3.3. IEC Test Report Form: Biểu mẫu kết quả thử nghiệm theo tiêu chuẩn IEC được sử dụng trong hệ thống các chương trình đánh giá sự phù hợp được thiết kế bởi Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IECEE CB Scheme).
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Thiết bị điện phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật sau:
Thiết bị điện phải được ghi nhãn phù hợp với quy định hiện hành của Việt Nam và các quy định về ghi nhãn trong các tiêu chuẩn tương ứng nêu trong Danh mục thiết bị điện.
Thiết bị điện phải phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng nêu trong Danh mục thiết bị điện.
Khi tiến hành thử nghiệm, đánh giá kết quả thử nghiệm đối với các thiết bị điện có liên quan đến điều kiện khí hậu thì áp dụng điều kiện khí hậu nhiệt đới.
a) Đối với các dây, cáp điện bọc cách điện được thiết kế để có thể dùng cho lắp đặt điện trong gia đình và hệ thống lắp đặt tương tự, có điện áp danh định từ 50V đến 1000V, nhưng được sản xuất theo tiêu chuẩn khác với các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) quy định trong Danh mục thiết bị điện thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng. Tiêu chuẩn công bố phải là tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia của các nước. Tiêu chuẩn công bố tối thiểu phải bao gồm các chỉ tiêu cơ bản sau: – Điện trở một chiều của ruột dẫn; – Chiều dày vỏ bọc và chiều dày cách điện; – Điện trở cách điện; – Độ bền điện áp; – Thử kéo trước và sau lão hóa của cách điện và vỏ bọc. CHÚ THÍCH: Các dây, cáp điện được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia của các nước mà tiêu chuẩn này hoàn toàn tương đương (IDENTICAL) hoặc tương đương có sửa đổi (MODIFIED) so với TCVN tương ứng nêu trong Danh mục thiết bị điện thì không được áp dụng quy định tại Điều 2.4 và phải công bố hợp quy theo quy định tại Điều 3.3.1 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. b) Ghi nhãn trên dây và cáp điện phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau: – Phải nêu xuất xứ và dấu hiệu nhận biết dây và cáp bao gồm cấp điện áp, vật liệu ruột dẫn và cách điện, tiết diện và ký hiệu mã/chủng loại; – Nội dung ghi nhãn phải không dễ tẩy xóa, rõ ràng và dễ phân biệt; – Khoảng cách giữa các điểm bắt đầu của lần ghi nhãn này đến điểm bắt đầu của lần ghi nhãn tiếp theo phải theo quy định của tiêu chuẩn công bố. Nếu tiêu chuẩn không quy định, khoảng cách này không được lớn hơn 1 000 mm, hoặc khoảng cách giữa điểm kết thúc của một lần ghi nhãn hoàn chỉnh và điểm bắt đầu của lần ghi nhãn tiếp theo không vượt quá 550 mm. Ngoài ra, ghi nhãn phải tuân thủ quy định tại Điều 2.1.
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Thiết bị điện sản xuất trong nước phải được công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này và được gắn dấu hợp quy (dấu CR) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
3.2. Thiết bị điện nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa thông qua việc xem xét hoạt động công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này và được gắn dấu hợp quy (dấu CR) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
3.3.1. Việc công bố hợp quy cho thiết bị điện, ngoại trừ các loại dây và cáp điện được nêu tại Điều 2.4, phải dựa trên kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (sau đây viết tắt là Nghị định số 107/2016/NĐ-CP) và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành (sau đây viết tắt là Nghị định số 154/2018/NĐ-CP) hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật. 3.3.2. Việc công bố hợp quy cho các loại dây và cáp điện được nêu tại Điều 2.4 dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. 3.3.3. Thực hiện công bố hợp quy cho thiết bị điện sản xuất trong nước theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN. 3.3.4. Thực hiện công bố hợp quy cho thiết bị điện nhập khẩu theo quy định tại khoản 2a (đối với các loại dây và cáp điện được nêu tại Điều 2.4) và khoản 2b (đối với các thiết bị điện còn lại) bổ sung Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây viết tắt là Nghị định số 132/2008/NĐ-CP) tại khoản 3, Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Nghị định số 74/2018/NĐ-CP) và khoản 1, Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
3.4.1. Phương thức đánh giá sự phù hợp Các phương thức đánh giá sự phù hợp làm cơ sở cho việc công bố hợp quy được quy định tại Điều 5 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. 3.4.1.1. Phương thức đánh giá sự phù hợp đối với thiết bị điện quy định tại Phụ lục 1 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này a) Đối với thiết bị điện sản xuất trong nước, áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp là chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 (Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất) tại cơ sở sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất không thể áp dụng các yêu cầu đảm bảo chất lượng theo Phương thức 5 thì phải chứng nhận hợp quy theo Phương thức 7 (Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm hàng hóa) cho từng lô sản phẩm. b) Đối với thiết bị điện nhập khẩu, áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp là chứng nhận hợp quy theo Phương thức 7 đối với từng lô thiết bị điện nhập khẩu. Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu có yêu cầu chứng nhận tại cơ sở sản xuất của nước xuất khẩu thì áp dụng chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5. 3.4.1.2. Phương thức đánh giá sự phù hợp đối với thiết bị điện quy định tại Phụ lục 2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này Áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp là chứng nhận hợp quy theo Phương thức 1 (Thử nghiệm mẫu điển hình). 3.4.2. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo Phương thức 7 chỉ có giá trị đối với lô hàng đã được chứng nhận hợp quy. Giấy chứng nhận hợp quy theo Phương thức 1 hoặc Phương thức 5 có hiệu lực không quá 3 năm kể từ ngày phát hành Giấy chứng nhận. 3.4.3. Quy định về giám sát sau chứng nhận Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận theo phương thức 5, tổ chức chứng nhận phải tiến hành đánh giá giám sát định kỳ với tần suất không quá 12 tháng/1 lần hoặc đánh giá giám sát đột xuất khi có khiếu nại hoặc khi phát hiện hàng hóa trên thị trường có vấn đề về chất lượng. Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận theo phương thức 1, khi có khiếu nại hoặc khi phát hiện hàng hóa trên thị trường có vấn đề về chất lượng, tổ chức chứng nhận phải tiến hành đánh giá giám sát đột xuất bằng cách lấy mẫu tại kho của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoặc lấy mẫu trên thị trường và tiến hành thử nghiệm lại trên các mẫu này để có kết luận về vấn đề chất lượng của sản phẩm đã được chứng nhận. 3.4.4. Quy định về đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận Trong trường hợp có bằng chứng về sự không phù hợp của sản phẩm thông qua đánh giá giám sát định kỳ, đột xuất hoặc tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng nhận hợp quy không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại khoản 2, Điều 49 của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, tùy theo mức độ vi phạm, tổ chức chứng nhận thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp như đình chỉ giấy chứng nhận với thời gian đình chỉ không quá 3 tháng hoặc hủy bỏ hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận. Khi bị đình chỉ, tổ chức, cá nhân vi phạm phải dừng đưa ra thị trường các sản phẩm đã bị đình chỉ, phải có biện pháp xử lý thích hợp đối với các sản phẩm không phù hợp đã lưu thông trên thị trường và khắc phục các nội dung vi phạm. Nếu quá thời gian đình chỉ mà tổ chức, cá nhân vi phạm không hoàn tất việc khắc phục các nội dung vi phạm thì tổ chức chứng nhận xem xét thực hiện biện pháp hủy bỏ hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận. Khi bị hủy bỏ hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận, tổ chức, cá nhân vi phạm phải dừng đưa ra thị trường sản phẩm đã bị thu hồi Giấy chứng nhận và phải có biện pháp xử lý thích hợp đối với toàn bộ các sản phẩm không phù hợp đã lưu thông trên thị trường. 3.4.5. Quy định về thử nghiệm 3.4.5.1. Thử nghiệm phục vụ chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận, tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân phải được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP hoặc được thừa nhận theo quy định tại Điều 3.5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. 3.4.5.2. Kết quả thử nghiệm điển hình phải có hình thức theo IEC Test Report Form hoặc phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau:
3.5. Nguyên tắc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp 3.5.1. Tổ chức chứng nhận xem xét và thừa nhận các kết quả đánh giá sự phù hợp do các tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài đã được Việt Nam thừa nhận trong khuôn khổ các hiệp định, thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau mà Việt Nam đã ký kết. 3.5.2. Tổ chức chứng nhận có thể ký kết thỏa thuận thừa nhận kết quả thử nghiệm hoặc sử dụng tổ chức thử nghiệm nước ngoài có đủ năng lực thực hiện các yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này nếu tổ chức thử nghiệm đó có đủ năng lực và đáp ứng các quy định tại tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 trong phạm vi thừa nhận. Việc ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau phải được thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN ngày 31 tháng 10 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc ký kết và thực hiện các Hiệp định và Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp. 3.5.3. Tổ chức chứng nhận có thể xem xét sử dụng kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm nước ngoài để phục vụ chứng nhận. Tổ chức thử nghiệm nước ngoài có kết quả thử nghiệm được sử dụng phải được các tổ chức công nhận là thành viên của APAC hoặc ILAC công nhận phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. Phạm vi được công nhận của tổ chức thử nghiệm nước ngoài phải bao gồm các tiêu chuẩn và sản phẩm nêu trong kết quả thử nghiệm được sử dụng. 3.5.4. Tổ chức chứng nhận được phép xem xét thừa nhận, sử dụng các kết quả thử nghiệm theo các phiên bản tiêu chuẩn mới hơn so với các phiên bản tiêu chuẩn quy định trong Danh mục thiết bị điện. 3.5.5. Định kỳ mỗi quý, tổ chức chứng nhận phải gửi báo cáo về việc thừa nhận, sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để theo dõi và quản lý. Khi cần thiết Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tổ chức kiểm tra việc thừa nhận, sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp. 3.5.6. Khi thừa nhận, sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài, tổ chức chứng nhận phải chịu trách nhiệm về việc thừa nhận, sử dụng này.
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
4.1. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp a) Thực hiện đánh giá sự phù hợp theo đúng các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này và thực hiện các nghĩa vụ báo cáo về kết quả hoạt động đánh giá chứng nhận hợp quy đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo các quy định hiện hành. b) Phải lưu trữ hồ sơ đánh giá sự phù hợp ít nhất mười (10) năm kể từ ngày hết hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đối với phương thức 1, phương thức 5 và từ ngày phát hành của giấy chứng nhận đối với phương thức 7.
4.2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải có trách nhiệm: a) Cung cấp cho tổ chức chứng nhận các tài liệu kỹ thuật của thiết bị điện để phục vụ cho việc thử nghiệm điển hình và chứng nhận hợp quy khi có yêu cầu. b) Cung cấp cho tổ chức chứng nhận các thông tin để thể hiện trên giấy chứng nhận như tên nhà sản xuất, địa chỉ nhà sản xuất và các thông số danh định của sản phẩm. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin này. c) Công bố tiêu chuẩn áp dụng và tự đánh giá sự phù hợp đối với thiết bị điện là đối tượng quy định tại Điều 2.4. Việc thử nghiệm phục vụ tự đánh giá sự phù hợp phải thực hiện tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định tại Điều 3.4.5.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. d) Đảm bảo các thiết bị điện được sản xuất, nhập khẩu và đưa ra lưu thông trên thị trường phải có kết cấu, linh kiện phù hợp với hồ sơ đã công bố hợp quy. đ) Đảm bảo các thiết bị điện phải được công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy (CR) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. e) Thu hồi các thiết bị điện đã lưu thông trên thị trường, chịu các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật khi phát hiện hàng hóa không phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật này và gây mất an toàn do lỗi của nhà sản xuất, kinh doanh. g) Tổ chức, cá nhân thực hiện công bố hợp quy, lưu trữ hồ sơ công bố hợp quy và hồ sơ kỹ thuật của thiết bị điện đã được công bố hợp quy ít nhất mười (10) năm kể từ ngày sản phẩm xuất xưởng hoặc nhập khẩu.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước được quy định tại Điều 17 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và khoản 6 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
5.2. Trường hợp các tiêu chuẩn được viện dẫn trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có sự thay đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
5.3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có sự thay đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo quy định pháp luật mới.
5.4. Trường hợp các mã HS của Danh mục thiết bị điện quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có sự thay đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo quy định mới tại Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.
5.5. Trường hợp Việt Nam tham gia, ký kết các hiệp định song phương hoặc đa phương thì thực hiện theo các quy định tại các hiệp định đó./.
PHỤ LỤC 1 – Danh mục các thiết bị điện phải chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 hoặc phương thức 7
(IEC 60227-1:2007) TCVN 6610-3:2000 (IEC 227-3:1997) (IEC 60227-1:2007) TCVN 6610-4:2000 (IEC 227-4:1992 Adm.1:1997) (IEC 60227-1:2007) TCVN 6610-5:2014 IEC 60227-5:2011 85362012 85362013 85362091 85362099 (IEC 60898-1:2015) (IEC 61009-1:2003) Ghi chú: Không bao gồm chỉ tiêu thử nghiệm ngắn mạch đối với MCB, RCBO, RCCB và chỉ tiêu thử nghiệm tính kháng Ôzôn đối với dây và cáp điện.
TT
Tên sản phẩm
Mã hàng (HS)
Tiêu chuẩn áp dụng
1
Cáp cách điện bằng PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V, loại cáp không có vỏ bọc dùng để lắp đặt cố định;
85444941
TCVN 6610-1:2014
2
Cáp cách điện bằng PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V, loại cáp có vỏ bọc dùng để lắp đặt cố định
85444941
TCVN 6610-1:2014
3
Cáp cách điện bằng PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V, loại cáp mềm (Dây mềm)
85444941
TCVN 6610-1:2014
4
Áptômát bảo vệ quá dòng dùng cho điện xoay chiều, dùng trong gia đình và các mục đích tương tự dòng điện danh định không quá 63 A
85362011
TCVN 6434-1:2018
5
Áptômát tác động bằng dòng dư, có bảo vệ quá dòng dùng trong gia đình và các mục đích tương tự (RCBO) dòng điện danh định không quá 63 A
85365020
TCVN 6951-1:2007
PHỤ LỤC 2 – Danh mục các thiết bị điện phải chứng nhận hợp quy theo phương thức 1
(IEC 60227-1:2007) TCVN 6610-6:2011 (IEC 60227-6:2001) (IEC 60245-1:2008) TCVN 9615-4:2013 (IEC 60245-4:2011) (IEC 60245-1:2008) TCVN 9615-5:2013 (IEC 60245-5:1994 Adm.1:2003) (IEC 60245-1:2008) TCVN 9615-6:2013 (IEC 60245-6:1994 Adm.1:1997 Adm.2:2003) (IEC 60502-1:2009) 85366999 (IEC 60884-1:2002) TCVN 6188-2-3:2016 (IEC 60884-2-3:2006) TCVN 6188-2-6:2016 (IEC 60884-2-6:1997) 85366999 (IEC 60884-1:2002) TCVN 6188-2-1:2008 (IEC 60884-2-1:2006) 85366999 (IEC 60884-1:2002) TCVN 6188-2-5:2016 (IEC 60884-2-5:1995) 85369099 (IEC 60884-1:2002) TCVN 6188-2-7:2016 (IEC 60884-2-7:2013) (IEC 60669-1:2007) (IEC 61008-1:2006) Ghi chú: Không bao gồm chỉ tiêu thử nghiệm ngắn mạch đối với MCB, RCBO, RCCB và chỉ tiêu thử nghiệm tính kháng Ôzôn đối với dây và cáp điện.
TT
Tên sản phẩm
Mã hàng (HS)
Tiêu chuẩn áp dụng
1
Cáp cách điện bằng PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V, loại cáp dùng cho thang máy và cáp dùng cho đoạn nối chịu uốn
85444941
TCVN 6610-1:2014
2
Cáp cách điện bằng cao su điện áp danh định đến và bằng 450/750 V, loại dây mềm và cáp mềm
85444942
TCVN 9615-1:2013
3
Cáp cách điện bằng cao su điện áp danh định đến và bằng 450/750 V, loại cáp dùng cho thang máy
85444942
TCVN 9615-1:2013
4
Cáp cách điện bằng cao su điện áp danh định đến và bằng 450/750 V, loại cáp hàn hồ quang
85444942
TCVN 9615-1:2013
5
Cáp diện có cách điện PVC hoặc XLPE dạng đùn, điện áp danh định 0,6/1 kV
85444941
TCVN 5935-1:2013
6
Ổ cắm điện dùng trong gia đình có dòng diện danh định không vượt quá 32 A
85366992
TCVN 6188-1:2007
7
Phích cắm điện dùng trong gia đình có dòng diện danh định không vượt quá 32 A
85366992
TCVN 6188-1:2007
8
Bộ chuyển đổi ổ cắm dùng trong gia đình có dòng diện danh định không vượt quá 32 A
85366992
TCVN 6188-1:2007
9
Bộ dây nguồn nối dài dùng trong gia đình có dòng diện danh định không vượt quá 32 A
85369094
TCVN 6188-1:2007
10
Công tắc điện dùng trong gia đình có dòng diện danh định không vượt quá 16 A
85365061
TCVN 6480-1:2008
11
Áptômát tác động bằng dòng dư, không có bảo vệ quá dòng dùng trong gia đình và các mục đích tương tự (RCCB) dòng điện danh định không quá 63 A
85365020
TCVN 6950-1:2007
Vui lòng chờ vài giây để loading Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị điện dùng cho lắp đặt điện trong gia đình và hệ thống lắp đặt tương tự
Xem thêm các bài viết sau:
- Trung Tâm Thử Nghiệm Kiểm Định Phúc Gia Đạt Chuẩn ISO/IEC 17025:2017 – VILAS 1212
- Trung Tâm Thử Nghiệm Kiểm Định Phúc Gia Đạt Chuẩn ISO/IEC 17025:2017 – VALAS 009
- Trung Tâm Thử Nghiệm Kiểm Định Phúc Gia Đạt Chuẩn ISO/IEC 17025:2017 – VLAT-1.0388 – Năm 2024
- Dự Thảo TCVN Về Phích Cắm, Phích Nối Dùng Cho Xe Điện Và Ổ Nối Vào Xe Điện – Sạc Điện Có Dây Dùng Cho Xe Điện
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0981 996 996/ 0982 996 696/ 024 7779 6696
E-mail: [email protected] Website: phucgia.com.vn
Thời gian làm việc: Thứ Hai đến Thứ Sáu 8:00 – 18:30; Thứ Bảy 8:00 – 12:00