QCVN 132:2022/BTTTT được Bộ Thông tin và truyền thông ban hành kèm Thông tư 24/2022/TT-BTTTT về An toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin ngày 30/11/2022. Các tổ chức nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các thiết bị này phải đáp ứng các yêu cầu trong quy chuẩn này trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia
I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Thông tư 24/2022/TT-BTTTT ban hành kèm QCVN 132:2022/BTTTT áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.
II. NỘI DUNG THÔNG TƯ 24/2022/TT-BTTTT
Thông tư 24/2022/TT-BTTTT được ban hành theo đề nghị của Vụ trưởng vụ Khoa học và Công nghệ và được Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông ban hành. Thông tư này được biên soạn dựa trên các văn bản pháp luật liên quan, bao gồm:
- Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
- Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;
- Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
- Căn cứ Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ thông tin và Truyền thông;
Thông tư 24 được ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin (QCVN 132:2022/BTTTT). Thông tư này thay thế Khoản 21 Điều 1 Thông tư số 18/2010/TT-BTTTT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện cho các thiết bị đầu cuối viễn thông (QCVN 22:2010/BTTTT).
III. NỘI DUNG QCVN 132:2022/BTTTT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 132:2022/BTTTT về An toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin do Cục Tần số Vô tuyến điện biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BTTTT.
Quy chuẩn này được áp dụng thay thế các quy định kỹ thuật tại điều 2.4 của QCVN 22:2010/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện đối với các thiết bị đầu cuối viễn thông. QCVN 132:2022/BTTTT được biên soạn dựa trên các tiêu chuẩn IEC.
Quy chuẩn 132 quy định các yêu cầu an toàn điện áp dụng cho bản thân các thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin. Mã số HS của các thiết bị thuộc phạm vi của quy chuẩn này quy định như sau:
- 8517.11.00 – Thiết bị điện thoại không dây loại kéo dài thuê bao vô tuyến DEC
- 8471.41.10 – Máy tính để bàn (desktop PC)
- 8528.71.11, 85287119, 85287191, 85287199 – Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình cáp sử dụng kỹ thuật số
- 8528.71.11, 85287119, 85287191, 85287199 – Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (set top box) trong mạng truyền hình IPTV
- 8528.72.92, 85287299 – Thiết bị thu hình có tích hợp chức năng thu tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 (iDTV)
- 8517.62.49 – Thiết bị khuếch đại trong hệ thống phân phối truyền hình cáp
- 8517.11.00 – Thiết bị điện thoại không dây (loại kéo dài thuê bao)
- 8471.30.20 – Máy tính xách tay (laptop PC, notebook PC)
- 8471.30.90 – Máy tính bảng (tablet PC)
Quy chuẩn QCVN 132:2022/BTTTT về An toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin quy định 3 yêu cầu kỹ thuật sau:
– Yêu cầu chính: Nhấn mạnh đến việc thiết kế, lắp đặt và sử dụng các thành phần sao cho đảm bảo an toàn và hiệu quả trong các điều kiện thường và bất thường. Ngoài ra, cũng đề cập đến việc sử dụng các biện pháp bảo vệ để giảm thiểu nguy cơ thương tích hoặc thiệt hại cho người sử dụng. Cụ thể bao gồm các yêu cầu về Phân loại nguồn năng lượng; Bảo vệ chống lại các nguồn năng lượng; Các biện pháp bảo vệ liên quan đến; Nổ; Cố định vật chất dẫn; Thiết bị để cắm trực tiếp vào ổ cắm điện lưới; Khả năng xảy ra cháy hoặc điện giật do sự tiếp xúc của các vật dẫn; Yêu cầu về thành phần.
– Yêu cầu bảo vệ đối với điện đến con người: Để làm giảm thiểu khả năng của các tác động và chấn thương gây nên bởi dòng điện chạy qua cơ thể con người, các thiết bị sẽ được cung cấp với các biện pháp an toàn đã được công bố. Bao gồm các yêu cầu về Phân loại và các giới hạn của các nguồn năng lượng điện, Bảo vệ khỏi các nguồn năng lượng điện, Vật liệu cách điện và các yêu cầu, Các thành phần như biện pháp bảo vệ, Dòng điện trong dây dẫn bảo vệ, Điện áp tiếp xúc tiềm năng, dòng điện chạm và dòng điện trong dây dẫn bảo vệ
– Yêu cầu bảo vệ chống cháy do điện: Giảm khả năng bị thương hoặc thiệt hại về tài sản do cháy sinh ra từ điện có nguồn gốc bên trong thiết bị, thiết bị phải được cung cấp các biện pháp bảo vệ quy định của pháp luật. Gồm các yêu cầu sau: Phân loại nguồn điện (PS) và nguồn đánh lửa tiềm ẩn (PIS), Biện pháp bảo vệ chống cháy trong điều kiện bình thường và bất thường, Biện pháp bảo vệ chống cháy trong các điều kiện lỗi đơn, Hệ thống dây điện bên trong và bên ngoài, Biện pháp bảo vệ chống cháy cho kết nối các thiết bị bổ sung.
Các thiết bị đầu cuối trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin thuộc phạm vi điều chỉnh tại quy chuẩn này phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong QCVN 132:2022/BTTTT. Các phương tiện, thiết bị đo phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về đo lường.
Quy chuẩn cũng quy định các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về công bố hợp quy các thiết bị đầu cuối truyền thông và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.
Tại yêu cầu về tổ chức thực hiện QCVN 132:2022/BTTTT có nêu rõ “Chấp nhận kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm trong nước và nước ngoài được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 theo các yêu cầu kỹ thuật tương ứng trong tiêu chuẩn IEC 62368-1:2018 để đánh giá sự phù hợp đối với Quy chuẩn này cho đến khi có hướng dẫn khác của Bộ TT&TT. Trong trường hợp các quy định nêu tại quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới”.
IV. HIỆU LỰC THI HÀNH
Thông Tư 24/2022/TT-BTTTT – QCVN 132:2022/BTTTT về về an toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
Vui lòng chờ vài giây để loading Thông Tư 24/2022/TT-BTTTT – QCVN 132:2022/BTTTT
Ấn vào đây để download Thông Tư 24/2022/TT-BTTTT – QCVN 132:2022/BTTTT
Ngày 17/11/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định 2278/QĐ-BTTTT chỉ định Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia – Công ty Cổ phần Phòng thử nghiệm Phúc Gia là tổ chức thử nghiệm được Chỉ Định thử nghiệm Pin Lithium theo quy chuẩn QCVN 101:2020/BTTTT và An toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin theo QCVN 132:2022/BTTTT; IEC 62368-1:2018.
Theo đó Phúc Gia được chỉ định theo QCVN 132:2022/BTTTT thử nghiệm đầy đủ cho 9 sản phẩm (Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, Thiết bị thu hình có tích hợp chức năng thu tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 (iDTV), Thiết bị điện thoại không dây loại kéo dài thuê bao vô tuyến DECT, Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set Top Box), Thiết bị khuếch đại trong hệ thống phân phối truyền hình cáp, Thiết bị điện thoại không dây).
Vui lòng chờ vài giây để loading Chỉ định của Bộ Thông tin và Truyền thông
Ấn vào đây để download Chỉ định của Bộ Thông tin và Truyền thông
Các bài viết liên quan:
- Phúc Gia® – Hướng Dẫn Thử Nghiệm Cho Các Thiết Bị Đầu Cuối Viễn Thông và Công Nghệ Thông Tin Theo QCVN 132:2022/BTTTT
- Phúc Gia® – Hướng Dẫn Thử Nghiệm Thiết Bị Giải Mã Tín Hiệu Truyền Hình (Set Top Box) Theo QCVN 132:2022/BTTTT
- Hướng Dẫn Thử Nghiệm Máy Tính Xách Tay (Laptop) Theo QCVN 132:2022/BTTTT
- Phúc Gia® – Hướng Dẫn Thử Nghiệm Máy Tính Bảng (Tablet) Theo QCVN 132:2022/BTTTT
- Phúc Gia® – Hướng Dẫn Thử Nghiệm Máy Thu Hình Theo QCVN 132:2022/BTTTT
- Phúc Gia® – Hướng Dẫn Thử Nghiệm Thiết Bị Khuếch Đại Trong Hệ Thống Phân Phối Truyền Hình Cáp Theo QCVN 132:2022/BTTTT
- Phúc Gia® – Hướng Dẫn Thử Nghiệm Máy Tính Để Bàn (Desktop Computer) Theo QCVN 132:2022/BTTTT
- Hướng Dẫn Thử Nghiệm Điện Thoại Không Dây Theo QCVN 132:2022/BTTTT
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0981.996.996/ 0982.996.696
E-mail: [email protected] Website: phucgia.com.vn