QCVN 132:2022/BTTTT là Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện đối với thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin gồm: Điện thoại không dây DECT, Máy tính để bàn (Desktop computer), Set Top Box, Tivi (iDTV), Máy tính xách tay (laptop), Máy tính bảng (tablet).
Phúc Gia® – Ngày 30/11/2022 Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 24/2022/TT-BTTTT kèm theo QCVN 132:2022/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin. Trong đó, Máy tính để bàn (Desktop computer) cũng nằm trong danh sách các thiết bị phải tuân thủ và thử nghiệm theo quy chuẩn này.
Quy chuẩn an toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin QCVN 132:2022/BTTTT được biên soạn dựa trên tiêu chuẩn IEC 62368-1:2018, bao gồm phần chính về các yêu cầu an toàn điện (khả năng chống cháy nổ, chống điện giật…) có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia
I. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁY TÍNH ĐỂ BÀN Ở VIỆT NAM
Theo kết quả sơ bộ từ công ty nghiên cứu thị trường International Data Corporation (IDC) công bố ngày 8/4, thị trường máy tính cá nhân (PC) đã tăng trưởng trở lại trong quý I/2024 sau 2 năm sụt giảm do ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế hậu Covid-19 gây ra. Tại Việt Nam, việc xuất khẩu máy vi tính cũng như các sản phẩm điện tử, linh kiện cũng tăng mạnh so với 2023, quay trở lại vị trí mặt hàng có kim ngạch lớn nhất của nước ta.
Vào năm 2024, tình hình sử dụng máy tính nói chung ở Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đa dạng hơn bao giờ hết. Đồng thời sự xuất hiện của các trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ học máy (Machine Learning), công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và sự phát triển không ngừng của Internet máy tính để bàn trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam từ công việc, giáo dục đến giải trí.
Với sự tăng trưởng này, số lượng lớn Máy tính để bàn (Desktop computer) nhập khẩu và sản xuất nội địa được đưa ra thị trường. Chính vì vậy, cần tăng cường quản lý chất lượng; xem xét/ đánh giá mức độ an toàn của các sản phẩm này để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và yêu cầu các đơn vị, tổ chức nhập khẩu, sản xuất phải tăng cường trách nhiệm cho các mặt hàng của mình. Điều này làm nảy sinh nhu cầu cho việc thử nghiệm, chứng nhận theo các quy định pháp luật, và trong đó không thể bỏ qua QCVN 132:2022/BTTTT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin.
II. HƯỚNG DẪN THỬ NGHIỆM MÁY TÍNH ĐỂ BÀN (DESKTOP COMPUTER) THEO QCVN 132:2022/BTTTT
1. Khi nào doanh nghiệp bắt buộc phải Thử nghiệm an toàn điện cho Máy tính để bàn theo QCVN 132:2022/BTTTT?
Căn cứ Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT Quy Định Danh Mục Sản Phẩm, Hàng Hóa Có Khả Năng Gây Mất An Toàn Thuộc Trách Nhiệm Quản Lý Của Bộ Thông Tin Và Truyền Thông (danh mục hàng hóa nhóm 2) ban hành ngày 29/03/2024 quy định:
- Tại Phụ lục II, quy định Máy tính cá nhân để bàn (Desktop computer) thuộc nhóm những sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy theo QCVN 132:2022/BTTTT.
- Thông tư cũng yêu cầu các doanh nghiệp bắt buộc phải Thử nghiệm an toàn điện đối với sản phẩm này theo QCVN 132:2022/BTTTT kể từ ngày 01/01/2024.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông có đưa ra tiêu chuẩn thực hiện Thử nghiệm an toàn điện cho Máy tính cá nhân để bàn không?
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 132:2022/BTTTT “Về An Toàn Điện Đối Với Thiết Bị Đầu Cuối Viễn Thông và Công Nghệ Thông Tin”. Quy chuẩn bao gồm những Quy định chung, Quy định kỹ thuật, Quy định về quản lý, Trách nhiệm của tổ chức cá nhân, và các Phụ lục để hướng dẫn chi tiết việc thử nghiệm Máy tính để bàn (Desktop computer).
3. Các loại Máy tính để bàn nào phải thực hiện thử nghiệm và công bố hợp quy theo quy chuẩn này?
Theo Thông tư 02/2024/TT-BTTTT và QCVN 132:2022/BTTTT, Máy tính cá nhân để bàn (Desktop Computer) thuộc phạm vi bắt buộc áp dụng là:
“Thiết bị được thiết kế chứa trong cùng một vỏ, có ít nhất một đơn vị xử lý trung tâm, một đơn vị nhập và một đơn vị xuất, kết hợp hoặc không kết hợp với nhau, có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều chức năng:
- Truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz;
- Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz;
- Đầu cuối thông tin di động mặt đất;
- Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G);
- Phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn.”
Xem thêm: Tổng Hợp Quy Định Pháp Luật Đối Với Máy tính để bàn (Desktop computer)
4. Yêu cầu kỹ thuật đối với Máy tính cá nhân để bàn ?
Tất cả các yêu cầu kỹ thuật đối với Máy tính để bàn (Desktop Computer) được quy định chi tiết trong QCVN 132:2022/BTTTT, bao gồm các quy định sau:
- Yêu cầu chung (phân loại và các biện pháp bảo vệ chống lại các nguồn năng lượng; hiện tượng nổ; cố định vật chất dẫn; thiết bị để cắm trực tiếp vào ổ cắm điện lưới; khả năng xảy ra cháy hoặc điện giật do sự tiếp xúc của các vật dẫn; yêu cầu về thành phần như ngắt kết nối thiết bị, thiết bị đóng cắt và rơ le);
- Yêu cầu bảo vệ đối với điện đến con người;
- Yêu cầu bảo vệ chống cháy do điện.
Ngoài ra sản phẩm này cũng phải thực hiện thủ tục thử nghiệm, chứng nhận/ công bố hợp quy theo các quy chuẩn hiện hành khác được quy định chi tiết trong Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT.
5. Thử nghiệm an toàn điện theo QCVN 132:2022/BTTTT ở đâu?
Theo Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT, Phụ lục II nêu rõ “Không được sử dụng kết quả đo kiểm/thử nghiệm của phòng thử nghiệm trong nước, ngoài nước khi chưa được chỉ định, thừa nhận hoặc kết quả đo kiểm/thử nghiệm của nhà sản xuất để đánh giá sự phù hợp đối với quy chuẩn kỹ thuật này.”
=> Thủ tục thử nghiệm Máy tính để bàn theo QCVN 132:2022/BTTTT phải được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm được Chỉ định hoặc Thừa nhận (theo các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau – MRA – Bộ TT&TT).
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định Trung tâm thử nghiệm Phúc Gia được thử nghiệm an toàn điện đối với Máy tính để bàn (Desktop Computer) theo QCVN 132:2022/BTTTT (Xem chi tiết tại đây).
6. Chi phí Thử nghiệm an toàn điện theo QCVN 132:2022/BTTTT?
Tùy theo giá niêm yết của từng phòng thử nghiệm, Chi phí thử nghiệm Máy tính để bàn (Desktop Computer) theo QCVN 132:2022/BTTTT tại Phúc Gia đã được chúng tôi niêm yết tại: Báo giá thử nghiệm an toàn điện cho thiết bị đầu cuối viễn thông
7. Thời gian Thử nghiệm an toàn điện cho Máy tính để bàn
Thời gian thử nghiệm sẽ phụ thuộc vào từng đơn vị bạn muốn thử nghiệm.
Tuy nhiên, Phúc Gia luôn hỗ trợ khách hàng tốt nhất về thời gian thử nghiệm, vì vậy thời gian thử nghiệm dự kiến đối với Máy tính để bàn theo QCVN 132:2022/BTTTT vào khoảng 15 – 17 ngày/ model (bao gồm cả ngày cuối tuần, ngày lễ do Phúc Gia bố trí tăng cường nhân sự tăng ca để phục vụ đo kiểm tối đa).
8. Thông Tin Mẫu Thử Doanh Nghiệp Cần Cung Cấp Khi Đo Kiểm QCVN 132:2022/BTTTT Tại Trung tâm Phúc Gia?
Để phục vụ quá trình thử nghiệm, quý Doanh Nghiệp vui lòng cung cấp cho Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia các thông tin sau:Các thông tin cần cung cấp Khi Đo Kiểm QCVN 132:2022/BTTTT Tại Trung tâm Phúc Gia
Vui lòng chờ vài giây để loading Mẫu Kết Quả Thử Nghiệm An Toàn Điện Cho Máy tính cá nhân để bàn Theo QCVN 132:2022/BTTTT
Vui lòng chờ vài giây để loading Chỉ định của Bộ Thông tin và Truyền thông
Ấn vào đây để download Chỉ định của Bộ Thông tin và Truyền thông
Vui lòng chờ vài giây để loading Báo giá Thử nghiệm
Ấn vào đây để download Báo Giá Thử Nghiệm
Các bài viết liên quan:
- Các Thông Tin Cần Cung Cấp Trước Khi Đo Kiểm QCVN 132:2022/BTTTT Tại Trung Tâm Phúc Gia
- Kết Quả Thử Nghiệm Máy Tính Để Bàn (Desktop) Theo QCVN 132:2022/BTTTT
- Thông Tư Số 11/2021/TT-BTTTT – QCVN 65:2021/BTTTT Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Thiết Bị Truy Nhập Vô Tuyến Băng Tần 5 GHz
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0981 996 996/ 0982 996 696/ 024 7779 6696
E-mail: [email protected] Website: phucgia.com.vn