Tổng Hợp Quy Định Pháp Luật Đối Với Máy Tính Để Bàn
(Desktop Computer)

Trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt là trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, Máy tính để bàn (Desktop Computer) là một vật dụng vô cùng quan trọng. Chúng đã trở thành một công cụ hữu ích và không thể thiếu trong các văn phòng công ty, nhà máy, hoặc sử dụng trong gia đình để học tập, làm việc và giải trí. Để sản phẩm này có thể lưu hành trên thị trường, những câu hỏi như “Thủ tục nhập khẩu máy tính để bàn yêu cầu những giấy tờ gì?”, “Máy tính để bàn nhập để tự sử dụng có được miễn hợp quy hay không?” rất được quan tâm. Hãy cùng Phúc Gia tìm câu trả lời cho những thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia

I. MÁY TÍNH ĐỂ BÀN (DESKTOP COMPUTER) LÀ GÌ?

Theo TCVN 11847:2017 Máy tính để bàn được định nghĩa:

“Máy tính để bàn (Desktop Computer) là máy tính mà bộ phận chính được thiết kế để đặt ở một vị trí cố định, thường là trên bàn hoặc trên sàn. Máy tính để bàn (Desktop Computer) không được thiết kế cho khả năng di động và sử dụng màn hình, bàn phím và chuột rời. Máy tính để bàn được thiết kế cho dải rộng các ứng dụng trong gia đình và văn phòng.”

Máy tính để bàn được phân loại để dễ dàng áp dụng thủ tục nhập khẩu như sau:

  • Máy tính để bàn thông thường
  • Máy tính đồng bộ
  • Máy tính tất cả trong một/All-in-one (AIO)
  • Máy tính công nghiệp (industrial PC)

Máy tính để bàn

II. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI MÁY TÍNH ĐỂ BÀN

STT Quy Định Bộ Công Thương
Bộ Thông tin và Truyền Thông
1 Văn bản pháp luật quy định Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục sản phẩm kiểm tra hiệu suất năng lượng và công bố dán nhãn năng lượng đối với Máy tính để bàn;

Thông tư số 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ Công thương quy định dãn dán năng lượng;

Thông tư số 30/2011/TT-BCT ngày 10 tháng 08 năm 2011 của Bộ Công thương quy định tạm thời về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử;

Văn bản hợp nhất số 23/VBHN-BCT ngày 24/03/2020 của Bộ Công thương.

Quyết định Số 1725/QĐ-BCT ngày 01/07/2024 của Bộ Công thương về việc ban hành danh mục mặt hàng kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng.

Nghị định số 74/2018/NĐ-CP của Bộ Thông tin và Truyền Thông ngày 15/05/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 132/20218/NĐ-CP về chất lượng sản phẩm;

Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT ngày 29/03/2024 của Bộ Thông tin và Truyền Thông quy định danh mục sản phẩm hàng hóa phải chứng nhận hợp quy và/ hoặc công bố hợp quy thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ TT&TT;

Thông tư số 10/2020/TT-BTTTT ngày 01/07/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về phương thức chứng chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy các sản phẩm Bộ TT&TT quản lý;

Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT  ngày 15/11/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung Thông tư 30/2011/TT-BTTTT.

2 Loại giấy phép cần thực hiện/ Yêu cầu

Kiểm tra hiệu suất năng lượng;
– Công bố dán nhãn năng lượng;
⇒ Gắn tem nhãn năng lượng trước khi lưu thông trên thị trường.

– Kiểm tra về hàm lượng các chất độc hại trong sản phẩm.

Máy tính để bàn nhập khẩu

  • Đăng ký kiểm tra chất lượng tại Cục Viễn thông;
  • Đo kiểm, thử nghiệm sản phẩm (mẫu thử) theo Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng;
  • Chứng nhận hợp quy (QCVN 54, 65);
  • Công bố hợp quy (QCVN 112, 118, 132);
  • Dán tem hợp quy ICT lên sản phẩm trước khi lưu hành ra thị trường trong nước.

⇒ Bắt buộc phải đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, chứng nhận hợp quy (nếu có chức năng thu phát sóng WiFi), công bố hợp quy và dán nhãn hợp quy ICT trước khi lưu hành ra thị trường.

Máy tính để bàn sản xuất trong nước

  • Thử nghiệm sản phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng;
  • Chứng nhận hợp quy;
  • Công bố hợp quy;
  • Dán tem hợp quy ICT.
3 Kiểu loại Máy tính để bàn thuộc phạm vi áp dụng TCVN 13371:2021 – Hiệu suất năng lượng cho Máy tính để bàn, kể cả máy tính để bàn tích hợp và được gọi chung là máy tính để bàn trong tiêu chuẩn này.
∗ Lưu ý: Không áp dụng cho máy bán hàng POS, máy tính trạm, máy tính khách.
TCVN 9508:2012 – Màn hình máy tính còn gọi là Computer Monitor, sử dụng cho máy tính cá nhân để bàn Desktop PC.
– Thiết bị được thiết kế chứa trong cùng một vỏ, có ít nhất một đơn vị xử lý trung tâm, một đơn vị nhập và một đơn vị xuất, kết hợp hoặc không kết hợp với nhau, có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều chức năng:

  • Truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz;
  • Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz;
  • Đầu cuối thông tin di động mặt đất;
  • Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G);
  • Phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn.

– Mã HS: 8471.41.10

4 Thời điểm bắt buộc áp dụng TCVN 13371:2021 (bắt buộc áp dụng từ ngày 01/04/2025)
TCVN 9508:2012 (bắt buộc áp dụng từ ngày 25/04/2017)
– IEC 62321 (áp dụng thi hành kể từ ngày 23/09/2011).
Áp dụng từ ngày 15/08/2011
5 Quy chuẩn/ Tiêu chuẩn thử nghiệm a. Hiệu suất năng lượng theo tiêu chuẩn sau:
TCVN 11847:2017 đối với Máy tính để bàn và máy tính xách tay – Đo điện năng tiêu thụ.
TCVN 13371:2021 – Hiệu suất năng lượng cho Máy tính để bàn.
TCVN 9508:2012 – Màn hình máy tính – Hiệu suất năng lượng.b. Giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử:
IEC 62321: Sản phẩm kỹ thuật điện – Xác định ngưỡng của sáu loại hóa chất quy định.
a. Phát xạ sóng vô tuyến

(Thiết bị có tích hợp Wifi – STT 2.3 – Phụ lục I – Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT)

b. Tương thích điện tử

(Thiết bị có tích hợp Wifi)

(Thiết bị tương thích điện từ)

c. An toàn điện cho thiết bị đầu cuối viễn thông và CNTT

6 Lưu ý quan trọng trong chính sách nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh – Doanh nghiệp thử nghiệm hiệu suất và công bố nhãn dán năng lượng cho sản phẩm theo TCVN 13371:2021 một cách tự nguyện trước thời hạn 2025.
– TCVN 9508:2012 không áp dụng cho một số loại màn hình (chi tiết xem tại Mục 1: Phạm vi áp dụng của TCVN 9508:2012).
– Theo Thông tư 30/2011/TT-BTTTT, Máy tính để bàn thuộc danh mục sản phẩm điện tử phải đảm bảo giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại, áp dụng tiêu chuẩn hiện hành của IEC 62321.
– Căn cứ theo điều 5, Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT Máy tính để bàn thuộc mục 1 phụ lục II, có tích hợp với thiết bị cự ly ngắn (mục 2 phụ lục I, mục 4 phụ lục II) và không tích hợp thiết bị phát, thu-phát vô tuyến điện khác đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau:

  • Nhập khẩu để chính tổ chức, cá nhân nhập khẩu sử dụng;
  • Nhập khẩu tối đa 3 (ba) sản phẩm/ loại trong lô hàng;
  • Sản phẩm có băng tần hoạt động và thông số kỹ thuật đáp ứng điều kiện kỹ thuật và khai thác quy định tại Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT.

Được miễn chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.

– Đồng thời, căn cứ theo điều 5,Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT Máy tính để bàn đáp ứng đồng thời các yêu cầu:

  • Nhập khẩu tối đa 3 (ba) sản phẩm/ loại trong lô hàng;
  • Có văn bản cam kết sản phẩm tuân thủ một phần/ toàn bộ quy chuẩn kỹ thuật có phép thử phá hủy mẫu và hoàn toàn chịu trách nhiệm về an toàn của sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu.

Được miễn chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đối với QCVN 101:2020/BTTTT, QCVN 132:2022/BTTTT, phần nội dung của quy chuẩn kỹ thuật trong đó có đòi hỏi phép thử phá hủy mẫu.

7  Thủ tục thực hiện chi tiết trước khi lưu hành sản phẩm ra thị trường Các thủ tục thực hiện đối với màn hình của bộ Máy tính để bàn:

(1) Làm giấy đăng ký thử nghiệm hiệu suất năng lượng màn hình máy tính;
(2) Nộp giấy đăng ký thử nghiệm màn hình máy tính cho cơ quan Hải quan;
(3) Doanh nghiệp có thể được thông quan luôn hoặc làm thủ tục mang hàng về bảo quản;
(4) Lấy mẫu đi thử nghiệm, kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu cho màn hình máy tính để bàn;
(5) Nộp kết quả kiểm tra hiệu suất cho cơ quan Hải quan để hoàn thành thủ tục thông quan.
∗ Trong trường hợp doanh nghiệp đã có sẵn kết quả kiểm tra hiệu suất hoặc giấy công bố dán nhãn năng lượng, doanh nghiệp có thể nộp ngay cho cơ quan Hải quan để được thông quan luôn.

Máy tính để bàn nhập khẩu

(1) Đăng ký kiểm tra chất lượng tại Cục Viễn thông;
(2) Truyền tờ khai hàng hóa nhập khẩu cùng giấy đăng ký kiểm tra chất lượng;
(3) Thông quan hàng hóa, lấy hàng về kho bảo quản của doanh nghiệp;
(4) Đo kiểm, thử nghiệm sản phẩm (mẫu thử) theo Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng;
(5) Chứng nhận hợp quy cho sản phẩm tại tổ chức chứng nhận được Bộ TT&TT chỉ định;
(6) Nộp giấy chứng nhận hợp quy, bản tự đánh giá sự phù hợp cho Cục Viễn thông để công bố hợp quy;
(7) Dán tem hợp quy ICT lên sản phẩm trước khi lưu hành ra thị trường trong nước.
∗ Trong trường hợp doanh nghiệp đã có sẵn giấy chứng nhận hợp quy và kết quả thử nghiệm cần thiết, doanh nghiệp có thể làm thủ tục công bố hợp quy (tự đánh giá sự phù hợp cho lô hàng nhập khẩu ngay sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước).

Máy tính để bàn sản xuất trong nước

(1) Thử nghiệm sản phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng;
(2) Chứng nhận hợp quy cho máy tính để bàn có thu phát sóng WiFi;
(3) Công bố hợp quy cho sản phẩm sản xuất trong nước tại Cục Viễn thông;
(4) Dán tem hợp quy ICT lên sản phẩm trước khi lưu hành ra thị trường.
∗ Thông thường máy tính lắp ráp trong nước sử dụng một màn hình nhập khẩu nên công ty lắp ráp không phải thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu thêm một lần nữa cho màn hình đó.

 

III. TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM PHÚC GIA CUNG CẤP NHỮNG DỊCH VỤ GÌ ĐỐI VỚI MÁY TÍNH ĐỂ BÀN

STT NĂNG LỰC CỦA  PHÚC GIA® BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
1

 Năng lực thử nghiệm

 (Chứng nhận/ Chỉ định…)

Phúc Gia đã được chỉ định và còn hiệu lực (Xem chi tiết) Phúc Gia đã được chỉ định và còn hiệu lực (Xem chi tiết):

  • QCVN 101:2020/BTTTT
  • QCVN 132:2022/BTTTT

Các quy chuẩn Phúc Gia sẽ hoàn thiện chỉ định vào tháng 9/2024:

  • QCVN 54:2020/BTTTT (WiFi 2.4GHz)
  • QCVN 65:2021/BTTTT (WiFi 5GHz)
  • QCVN 112:2017/BTTTT (Phát xạ EMC, Miễn Nhiễm – EMS của Module Wifi)
  • QCVN 118:2018/BTTTT (EMI)
  • QCVN 132:2022/BTTTT
2  Chi phí Được niêm yết tại:

• Báo giá thử nghiệm hiệu suất năng lượng (Xem chi tiết)

Được niêm yết tại đây:

• Báo giá thử nghiệm an toàn điện cho thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin theo QCVN 132:2022/BTTT (Xem chi tiết)

3  Thời gian thử nghiệm Từ 01 – 03 ngày Từ 05 – 10 ngày
4 Cơ quan xử lý/ tiếp nhận  – Thử nghiệm: Phúc Gia
 – Công bố NNL: Bộ Công thương
 – Thử nghiệm: Phúc Gia
 – Chứng nhận: Trung tâm đo lường chất lượng viễn thông (Hà Nội, Đà Nẵng, HCM)
 – Công bố: Cục Viễn thông
5  Hỗ trợ  – Support tư vấn miễn phí 24/24;
 – Tư vấn để nâng cao chất lượng sản phẩm.
 – Support tư vấn miễn phí 24/24;
 – Tư vấn để nâng cao chất lượng sản phẩm.
6  Liên hệ thử nghiệm Để được hỗ trợ thử nghiệm Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA

Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0981 996 996/ 0982 996 696/ 024 7779 6696
E-mail: [email protected]                                Website: phucgia.com.vn
Thời gian làm việc: Thứ Hai đến Thứ Sáu 8:00 – 18:30; Thứ Bảy 8:00 – 12:00

 Note: Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia trực tiếp thử nghiệm hợp quy sản phẩm Máy tính để bàn (Desktop Computer) theo quy định của Bộ Công Thương và Bộ Thông tin và Truyền thông. Các dịch vụ như Công bố nhãn năng lượng… Phúc Gia có thể hỗ trợ Quý khách nếu Quý khách yêu cầu.

May_tinh_de_ban

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

2024-08-03T09:21:18+07:00
zalo-icon
facebook-icon
linkin-icon
phone-icon