Phúc Gia® – Cung Cấp Thông Tin Về Các Phương Thức Gửi Hàng Bằng Container Tới Các Doanh Nghiệp Tham Gia DV Logistics. Ở Đó Gồm Có Các Thuật Ngữ Thường Dùng Trong Giao Nhận Hàng Hóa Vận Chuyển Bằng Container. Trách Nhiệm Của Người Gửi Theo FCL, Trách Nhiệm Của Người Nhận Theo FCL!
Các Thuật Ngữ Thường Dùng Trong Giao Nhận Hàng Hóa Vận Chuyển Bằng Container:
+ FCL (Full Container Load): Hàng nguyên Container. Khi khách hàng (hay chủ hàng) thuê nguyên 1 Cont để chở hàng. Hàng FCL thường đường chủ hàng (người gửi hàng/ người nhận hàng) đóng/ dỡ tại kho, nhà xưởng của họ. Chủ hàng có nghĩa vụ về việc đóng hàng và chịu trách nhiệm về điều kiện của hàng hóa được đóng trong Cont.
+ LCL (Less than a container Load): Hàng xếp không đủ một Cont hay Hàng lẻ. Một lô hàng không đủ số lượng để thuê trọn Cont thì chủ hàng có thể gửi lẻ bằng cách ký hợp đồng vận tải vận chuyển hàng lẻ (gửi hàng LCL) với người gom hàng (Consolidation) để chở đi. Người gom hàng sẽ tập hợp, sắp xếp cho lô hàng lẻ thành những lô hàng đủ số lượng để sử dụng cách vận chuyển nguyên Cont. Một (01) Cont có thể được sử dụng để đóng các mặt hàng (có thể giống hoặc khác nhau) của nhiều chủ hàng (người gửi và/ hoặc người nhận) khác nhau. Chủ hàng sẽ giao hàng tại Bãi khai thác hàng lẻ (CFS – Container Freight Station), sau đó, tùy thuộc vào dịch vụ gom hàng được cung cấp bởi hãng tàu hoặc người gom hàng lẻ (consolidator), hãng tàu hoặc người gom hàng lẻ sẽ có nghĩa vụ, trách nhiệm với việc sắp xếp hàng vào Cont và vận chuyển đến địa điểm giao hàng.
+ CFS (Container Freight Station): Trạm làm hàng lẻ, đảm nhận nghiệp vụ giao nhận và lưu kho đối với hàng LCL. Tại CFS người giao nhận sẽ thu gom nhiều lô hàng từ nhiều người gửi khác nhau chung xếp chung vào một container để gửi đi.
+ CY (Container Yard): Bãi chứa container ở cảng.
+ ICD (Inland Clearance Deport): Địa điểm thông quan nội địa.
Trong vận tải container có thể có 1 trong 4 cách gửi hàng sau:
- FCL – FCL: Một người gửi/ Một người nhận;
- FCL – LCL: Một người gửi/ Nhiều người nhận;
- LCL – FCL: Nhiều người gửi/ Một người nhận;
- LCL – FCL: Nhiều người gửi/ Nhiều người nhận.
1) Trách Nhiệm Của Người Gửi Theo FCL
- Vận chuyển hàng từ kho hay nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến bãi chứa container của cảng gửi;
- Làm thủ tục Hải quan để xuất khẩu hàng hóa;
- Đóng hàng vào trong container, chằng buộc và chèn lót, đánh ký mã hiệu và hàng dấu chuyên chở;
- Niêm phong kẹp chì container theo quy chế xuất khẩu và thủ tục hải quan;
- Giao container đã niêm phong kẹp chì cho người chuyên chở;
- Chịu mọi chi phí liên quan đến các thao tác nói trên.
Chú ý: Người gửi hàng có thể đóng hàng vào trong container tại kho riêng của mình nhưng cũng phải làm đầy đủ các thủ tục Hải quan và chịu mọi chi phí vận chuyển container hàng từ kho đến bãi chứa ở cảng.
2) Trách Nhiệm Của Người Nhận Theo FCL:
- Làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa;
- Xuất trình vận đơn hợp lệ cho người vận chuyển để nhận hàng;
- Nhận container tại bãi chứa của cảng dỡ trong tình trạng còn nguyên niêm phong kẹp chì;
- Rút hàng ra khỏi container và chuyên chở về kho bằng xe tải hoặc mượn container để đem hàng về kho riêng, sau khi dỡ hàng ra khỏi container thì trả vỏ cho người chuyên chở tại bãi chứa quy định;
- Chịu mọi chi phí cho các thao tác nói trên kể cả chi phí điều vận container đi và về bãi chứa.
3) Trách Nhiệm Của Người Gửi Hàng Theo LCL:
- Vận chuyển hàng của mình đến CFS, chịu mọi chi phí vận chuyển này;
- Giao hàng cho người gom hàng tại CFS;
- Người gom hàng là những người kinh doanh chở hàng lẻ nhiều chủ hàng, tiến hành sắp xếp, phân loại và đóng hàng vào container, sau đó niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu và thủ tục tàu lên tãi tại cảng đích, rút hàng đưa vào CFS tại cảng đích và giao cho người nhận hàng;
- Chuyển giao cho người hàng những giấy tờ cần thiết;
- Nhận vận đơn và trả cước phí hàng lẻ.
4) Trách Nhiệm Của Người Nhận Theo LCL:
- Thu xếp giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục Hải quan cho lô hàng nhập của mình;
- Xuất trình vận đơn hợp lệ cho người gom hàng hoặc đại diện của họ để nhận hàng;
- Nhanh chóng nhận hàng tại CFS.
5) Trách Nhiệm Của Người Chuyên Chở Theo FCL:
- Quản lý, chăm sóc bảo quản hàng hóa xếp trong container kể từ khi nhận chở đến khi giao;
- Xếp container từ bãi chứa của cảng xuống tàu, kể cả chằng buộc trên tàu và chuyên chở đến cảng đích;
- Dỡ hàng từ tàu lên bãi chứa ở cảng đích;
- Giao hàng cho người nhận có vận đơn hợp lệ;
- Chịu mọi chi phí xếp dỡ container lên và xuống tàu;
- Bồi thường mọi tổn thất cho người chủ hàng nếu thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
6) Trách Nhiệm Của Người Chuyên Chở Theo LCL:
Trong phương thức này có 2 dạng người chuyên chở:
- Người chuyên chở thực (Effective Carrier) Người chuyên chở thực có nhiệm vụ: Kinh doanh chuyên chở hàng lẻ trên danh nghĩa người gom hàng, ký phát vận đơn thuộc dạng LCL/LCL hoặc FCL/FCL và cấp cho người gửi hàng rồi xếp hàng xuống tàu, chuyên chở, dỡ hàng lên bờ và giao cho người nhận tại CFS của cảng đích.
- Người thầu chuyên chở hàng lẻ nhưng không có tàu Non Vessel Operating CommonCarrier – NVOCC ): Thường do các công ty giao nhận đứng ra kinh doanh trên danh nghĩa người gom hàng. Người thầu chuyên chở chịu mọi trách nhiệm trong suốt quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng tại cảng gửi cho đến khi giao hàng xong tại cảng đích. Vận đơn của người thầu chuyên chở cấp cho người gửi hàng có thể là vận đơn do người gom hàng soạn thảo hay vận đơn do Hiệp hội những người giao nhận quốc tế soạn thảo (FIATA Bill of Lading) nếu như người giao nhận là thành viên của hiệp hội trên. Vì người thầu chuyên chở không có tàu nên họ phải đi thuê tàu của người chuyên chở thực. Người chuyên chở thực xếp hàng lên tàu rồi cấp vận đơn đường biển cho người thầu chuyên chở, vận chuyển hàng đến cảng đích, giao hàng cho người thầu hoặc đại lý của họ tại cảng đích.
ĐIỀU GÌ TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU PHÚC GIA®:
Phúc Gia® – Đơn Vị Hàng Đầu Cung Cấp Các Dịch Vụ Hải Quan
Lý do khiến mọi doanh nghiệp đều lựa chọn Phúc Gia® là đơn vị hàng đầu trong Tư vấn Công Bố Hợp Quy An Toàn Thực Phẩm và Công Bố Phù Hợp Quy Định An Toàn Thực Phẩm, Dán Nhãn Năng Lượng,Chứng Nhận Hợp Quy, Công Bố Mỹ Phẩm và Dịch Vụ Logistics: 1) Phúc Gia® có bề dày hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành, là đơn vị đầu tiên đủ năng lực cung cấp dịch vụ Hải Quan cho hơn 500 đơn vị lớn nhỏ Trong & Ngoài Nước: Sharp (2012); SamSung (2012); Hitachi (2013); Electrolux (2013); Panasonic (2013); LG (2013); Sony (2013); Siemens (2013); Mitsubishi (2013); GE (2013); Haier (2014); Toshiba (2014); Carrier (2014); Philips (2014); HappyCook (2015); General (2015); TCL (2015); Alaska (2015); Casper (2015); Gree (2016); Hải Hà (2016); VinMart (2017)…
2) Phúc Gia® sở hữu đội ngũ Tư vấn và Quy trình làm việc chuyên nghiệp, giải đáp được tất cả các thắc mắc của Doanh nghiệp, giúp khách hàng tối ưu được thời gian, tâm trí, sức lực cũng như giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa và làm thủ tục xin giấy phép Thông quan.
3) Phúc Gia® là đơn vị đầu tiên & duy nhất công bố Giá Niêm Yết Toàn Cầu trên Website & Bảo hiểm miễn phí cho khách hàng 1 năm trong trường hợp các quy định pháp luật của Nhà nước thay đổi!CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:
Tại Sao Với Giá Dịch Vụ Ở Phân Khúc Cao, Phúc Gia® Vẫn Được Các Doanh Nghiệp Lựa Chọn Là Đơn Vị Tin Cậy Hàng Đầu Với Các Dịch Vụ Hải Quan
BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH VỤ LOGISTICS:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN MINH PHÚC GIA (PGU – Nhấn vào đây để xem thông tin Cty)
Phone: 02477796696/ 0982996696
Email: [email protected]
“Liên Minh Phúc Gia – Vì cuộc sống tiện nghi”
Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều “GIÁ TRỊ TỐT NHẤT” cho bạn!