Phúc Gia® – Chia Sẻ Phương Pháp Cách Học Nhanh Nhất Incoterms 2010. Incoterms Bao Gồm Các Tập Quán (Điều Kiện) Thương Mại Quốc Tế Được Phòng Thương Mại Quốc Tế Icc Phát Hành. Nội Dung Chính Của Incoterms Là Phân Chia Rủi Ro, Trách Nhiệm Và Chi Phí Của Từng Bên XK Và NK!
11 Điều kiện của Incoterms 2010 được phân thành 4 nhóm: E, F, C, D.
1) Nhóm E:
EXW – Ex Works – Giao hàng tại xưởng:
Giờ tôi có một lô hàng, tôi muốn bán và tôi không chịu bất cứ trách nhiệm và chi phí nào về lô hàng; từ xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thuê tàu… nghĩa là rất lười và không có chút trách nhiệm gì về thủ tục (muốn bán hàng mà không muốn hoặc không đủ khả năng làm bất cứ việc gì) thì tôi sử dụng điều kiện EXW.
2) Nhóm F:
Trong nhóm F có 3 nhóm là FOB, FCA, FAS. Hãy nhớ F là free – nghĩa là không có trách nhiệm, vậy không có trách nhiệm với việc gì – không có trách nhiệm với chặng vận tải chính (việc vận chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng). Vậy đâu là cơ sở để phân biệt FOB, FCA, FAS chính là trách nhiệm vận chuyển hàng từ cơ sở của người bán lên tàu:
a) FCA – Free Carrier – Giao hàng cho người chuyên chở:
Chỉ bốc hàng lên phương tiên vận tải người mua gửi đến nhận hàng nếu vị trí đó nằm trong cơ sở của người bán, nếu vị trí giao hàng nằm ngoài cơ sở của người bán thì người mua chịu trách nhiệm này. Sau khi giao hàng cho người vận tải là người bán hết trách nhiệm.
Làm thế nào nhớ được tính chất cơ bản của nhóm FCA? – Nhớ đến FCA hãy nhớ từ C – Carrier, Free Carrier – Miễn trách nhiệm vận chuyển, chính là ý nghĩa đã phân tích ở trên.
b) FAS – Free alongside – Giao hàng dọc mạn tàu:
Trách nhiệm người bán, cao hơn nhóm FCA, nghĩa là không giao hàng tại cơ sở sản xuất hay điểm trung chuyển như trên mà người bán phải thuê phương tiện vận chuyển để đưa hàng xếp dọc mạn tàu. Để nhớ đặc tính này hãy nhớ từ Free Along side – Miễn trách nhiệm đến khi đã xếp dọc mạn tàu.
c) FOB – Free on Board – Giao hàng lên tàu:
Ở điều kiện này trách nhiệm của người bán là giao hàng lên tàu, nghĩa là chịu trách nhiệm cẩu hàng lên tàu an toàn. Từ Free on Board nói lên điều đó – Miễn trách nhiệm khi đã giao hàng lên tàu. Như vậy trong điều kiện nhóm F, hãy nhớ điểm quan trọng:
Trách nhiệm chuyên chở tăng dần: FCA———>FAS———>FOB
3) Nhóm C:
Từ nhóm E, tôi chỉ giao hàng thôi, còn người mua muốn làm sao thì làm. Đến nhóm F, trách nhiệm có nâng lên một tí, tức là có đề cập đến trách nhiệm chuyên chở. Vậy cao hơn nữa là gì? Đó là đảm nhận luôn việc chuyên chở đến cảng dỡ hàng cho người mua. Khi nghĩ đến việc thuê tàu và chuyên chở từ cảng đi đến cảng đến hãy nhớ đến nhóm C. Chắc chắn từ gợi nhớ đến nhóm C là từ Cost – cước phí.
a) CFR – Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí:
Đơn giản là người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở hàng hóa đến cảng dỡ hàng, còn chi phí dỡ hàng do người mua chịu. Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển)
b) CIF – Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí:
Quá trình chuyên chở từ cảng mua đến cảng bán là do người bán chịu rồi nhưng nếu dọc đường đi, chẳng may hàng hóa bị thiệt thì sao? Rõ ràng là cần phải mua bảo hiếm cho hàng. Như vậy CIF giống CFR, ngoài việc người bán phải mua bảo hiểm. Bí quyết để nhớ CIF đối các điều kiện khác là từ I – Insurance – Bảo hiểm.
Giá CIF = Giá FOB + F (cước vận chuyển) + I (phí bảo hiểm)
Có những doanh nghiệp mua hàng muốn ta chuyển hàng tới công ty hay địa điểm do họ chỉ định nằm sâu trong nội địa, do vậy phát sinh thêm điều kiện CPT, CIP.
c) CPT – Carriage paid to – Cước phí trả tới:
Đặc điểm nổi bật của CPT là ở chỗ giống hệt CFR, ngoài ra còn thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người mua chỉ định nằm trong nội địa nước nhập khẩu. CPT= CFR + f (Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người mua chỉ định nằm trong nội địa nước nhập khẩu).
d) CIP – Carriage and insurance paid to – Cước phí và bảo hiểm trả tới:
CIP = CIF + (i+f) (Cước phí vận chuyển và bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người mua chỉ định nằm trong nội địa nước nhập khẩu).
Như vậy trong nhóm C, có các lưu ý sau: Trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu thuộc người mua. Trách nhiệm người bán tăng dần CFR ——->>> CIF——->>> CPT——->>> CIP
4) Nhóm D:
Đối với nhóm E, F, C thì việc bàn giao hàng hóa diễn ra ở nước xuất khẩu. Còn đặc trưng của nhóm D là việc bàn giao hàng hóa diễn ra ở nước nhập khẩu.
a) DAT – Delivered at terminal – Giao hàng tại bến:
Người bán giao hàng, khi hàng hóa đã dỡ khỏi phương tiện vận tải chở đến tại 1 bến theo quy định. Ở đây người bán chỉ chịu rủi ro đến khi hàng hóa được dỡ xuống bến an toàn. Bến ở đây có thể hiểu là một kho, bãi, ga, cảng…
b) DAP – Delivered at place – Giao hàng tại nơi đến:
Trường hợp muốn người bán chịu rủi ro và chi phí vận chuyển hàng từ bến đến địa điểm khác trong nội địa nước nhập khẩu thì nên dùng điều kiện DAP. Người bán chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng đã được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến.
c) DDP – Delivered duty paid – Giao hàng đã thông quan nhập khẩu:
Giống điều kiện DAP nhưng người bán chịu thêm thêm nghĩa vụ thông quan nhập khẩu —> DDP thể hiện nghĩa vụ tối đa của người bán.
ĐIỀU GÌ TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU PHÚC GIA®:
Phúc Gia® – Đơn Vị Hàng Đầu Cung Cấp Các Dịch Vụ Hải Quan
Lý do khiến mọi doanh nghiệp đều lựa chọn Phúc Gia® là đơn vị hàng đầu trong Tư vấn Công Bố Hợp Quy An Toàn Thực Phẩm và Công Bố Phù Hợp Quy Định An Toàn Thực Phẩm, Dán Nhãn Năng Lượng,Chứng Nhận Hợp Quy, Công Bố Mỹ Phẩm và Dịch Vụ Logistics: 1) Phúc Gia® có bề dày hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành, là đơn vị đầu tiên đủ năng lực cung cấp dịch vụ Hải Quan cho hơn 500 đơn vị lớn nhỏ Trong & Ngoài Nước: Sharp (2012); SamSung (2012); Hitachi (2013); Electrolux (2013); Panasonic (2013); LG (2013); Sony (2013); Siemens (2013); Mitsubishi (2013); GE (2013); Haier (2014); Toshiba (2014); Carrier (2014); Philips (2014); HappyCook (2015); General (2015); TCL (2015); Alaska (2015); Casper (2015); Gree (2016); Hải Hà (2016); VinMart (2017)…
2) Phúc Gia® sở hữu đội ngũ Tư vấn và Quy trình làm việc chuyên nghiệp, giải đáp được tất cả các thắc mắc của Doanh nghiệp, giúp khách hàng tối ưu được thời gian, tâm trí, sức lực cũng như giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa và làm thủ tục xin giấy phép Thông quan.
3) Phúc Gia® là đơn vị đầu tiên & duy nhất công bố Giá Niêm Yết Toàn Cầu trên Website & Bảo hiểm miễn phí cho khách hàng 1 năm trong trường hợp các quy định pháp luật của Nhà nước thay đổi!CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:
Tại Sao Với Giá Dịch Vụ Ở Phân Khúc Cao, Phúc Gia® Vẫn Được Các Doanh Nghiệp Lựa Chọn Là Đơn Vị Tin Cậy Hàng Đầu Với Các Dịch Vụ Hải Quan
BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH VỤ LOGISTICS:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN MINH PHÚC GIA (PGU – Nhấn vào đây để xem thông tin Cty)
Phone: 02477796696/ 0982996696
Email: [email protected]
“Liên Minh Phúc Gia – Vì cuộc sống tiện nghi”
Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều “GIÁ TRỊ TỐT NHẤT” cho bạn!