Hotline: 0981 996 996/ 0982 996 696|info@phucgia.com.vn

Để Có Nước RO Đạt Chuẩn AAMI Cho Chạy Thận Cần Những Gì?

/Để Có Nước RO Đạt Chuẩn AAMI Cho Chạy Thận Cần Những Gì?

Phúc Gia® – Chia Sẻ Những Phân Tích Chuyên Sâu Của Bs Bùi Nghĩa Thịnh, Một Chuyên Gia Hàng Đầu Về Thận Nhân Tạo Của Việt Nam Đã Đưa Ra Những Cái Nhìn Đa Chiều Và Chuyên Môn Sâu Về Quy Trình Để Có Nước RO Đạt Chuẩn AAMI Cho Chạy Thận Cần Những Gì? Đây Là Thông Tin Được Rất Nhiều Đơn Vị Rất Quan Tâm, Các Bạn Cùng Theo Dõi Bài Viết Dưới Đây Nhé!

Để Có Nước RO Đạt Chuẩn AAMI Cho Chạy Thận Cần Những Gì?

Để Có Nước RO Đạt Chuẩn AAMI Cho Chạy Thận Cần Những Gì?

Nước cấp cho hệ thống xử lý nước của lọc máu chu kỳ thường là nước máy (nước thủy cục). Nước máy được khai thác từ các nguồn nước bề mặt (nước ao hồ sông suối, sẽ  nhiễm bẩn do hóa chất hữu cơ và vi sinh vật) còn nước ngầm (nước giếng khoan… thường nhiễm các chất vô cơ). Cả 2 nguồn nước này đều phải qua xử lý ở nhà máy nước trước khi đưa vào sử dụng.

Mỗi quốc gia đều có 1 bộ tiêu chuẩn riêng về nước máy, Việt Nam có QCVN01:2009/BYT, Mỹ có EPA, nhưng tựu chung là các nhà máy nước sẽ cho 1 số hóa chất thêm vào trong quá trình xử lý nước như Chlor để làm sạch nước và Fluor cho quá trình được gọi là Fluor hóa nước để dự phòng sâu răng (giống mục đích cho Fluor vào kem đánh răng để chống sâu răng).

Tất cả các cơ sở lọc máu sử dụng nước máy với rất nhiều loại hóa chất được thêm vào từ nhà máy nước như kể trên đều phải tiến hành xử lý nước để tạo ra nước đạt chuẩn AAMI nhằm phục vụ quá trình lọc máu. Nhìn chung thì hệ thống xử lý nước cho lọc máu chu kỳ gồm 3 phần:

  • Xử lý nước nguồn trước quá trình thanh lọc
  • Thanh lọc: loại bỏ chất hữu cơ, vô cơ và vi khuẩn (RO – DI – đèn cực tím – filter vi khuẩn và nội độc tố)
  • Phân phối nước đã xử lý tới các máy thận

1) Xử Lý Nước Trước Quá Trình Thanh Lọc

Sơ Đồ Hệ Thống Xử Lý Nước Nguồn Trước Quá Trình RO

Sơ Đồ Hệ Thống Xử Lý Nước Nguồn Trước Quá Trình RO

Mục đích: Xử lý nguồn nước trước khi tiến hành bước thanh lọc (RO) để đảm bảo an toàn cho màng RO, làm màng RO đạt hiệu quả nhất.

Cấu tạo: Các thành phần của hệ thống xử lý nước trước quá trình thẩm thấu ngược.

  • Van 1 chiều chống chảy ngược: Quá trình xử lý nước cho thận nhân tạo sẽ cho thêm nhiều hóa chất vào nước. Do vậy, để đảm bảo an toàn nước uống cho cộng đồng dân cư, mọi hệ thống xử lý nước của thận nhân tạo đều phải có van 1 chiều chống chảy ngược.
  • Van trộn (nhiệt): Để màng RO hoạt động đạt hiệu suất cao nhất, nhiệt độ của nước cần phải giữ trong khoảng 21-27oC (70-80oF). Tôi không biết ở Việt Nam có đơn vị nào lắp van trộn nhiệt không khi nhiệt độ nước máy hầu hết ở mức 21-27oC. Tuy nhiên ở Miền Bắc nơi có khí hậu giá lạnh mùa đông, việc không lắp van trộn nhiệt có thể làm giảm hiệu suất màng RO.
  • Bơm gia áp: Dùng để tăng áp đường ống nước của hệ thống xử lý nước trước RO nhằm tránh hiện tượng tự đóng máy RO do áp suất đường nước thấp vì nước máy thường không đủ áp.
  • Lọc thô (Sediment Filter): Dùng để loại bỏ các vật thể rắn có đường kính > 10 µm có trong dòng nước. Có 2 loại filter, loại 1 là 1 cột lọc thô làm từ các lớp than gầy, đá, sỏi và cát (lọc đa lớp – multimedica filter) và loại thứ 2 là hộp cartridge bán sẵn. Khi các cột lọc thô này tắc thì cần tiến hành thay cartridge hoặc rửa ngược (backwashing) cột lọc thô loại lọc đa lớp.
  • Hệ thống làm mềm nước (water softener): Dùng để loại bỏ các ion làm cứng nước (calcium và magnesium) bằng cách trao đổi với ion Na. Các ion Ca và Mg tạo ra các mảng bám, mảng lắng đọng khoáng trên màng RO và làm giảm chất lượng nước RO, làm giảm tuổi thọ thậm chí làm hỏng màng RO cũng như làm giảm tuổi thọ của bộ khử ion (DI).

Công suất của hệ thống làm mềm nước cần được lựa chọn dựa trên kết quả phân tích độ cứng của nguồn nước cấp (nồng độ CaCO3) cho đơn vị thận nhân tạo. Hệ thống làm mềm nước sẽ được hoàn nguyên mỗi ngày bằng dung dịch muối đậm đặc và thường được xử lý trong đêm. Đặc biệt, các trung tâm còn đề xuất đo độ cứng của nước vào buổi sáng để kiểm tra hiệu quả hoàn nguyên của hệ thống làm mềm nước qua đêm.

  • Thùng chứa viên muối làm mềm nước: Chứa các viên muối và nước nhằm tạo ra dung dịch muối siêu bão hòa dùng để hoàn nguyên hệ thống làm mềm nước. Kiểm tra thùng chứa muối hàng ngày bằng mắt để đảm bảo thùng chứa muối luôn có hơn một nửa lượng muối tinh luyện và không có cầu muối (salt-bridge)
  • Thùng nhựa trao đổi anion (tùy chọn) mục đích là tăng hiệu quả làm việc của cột lọc than hoạt.
  • Cột lọc than hoạt: Nhà máy nước thường cho vào nước các hóa chất khử khuẩn như: chloramine, chlorine, chlorine dioxide để làm sạch nước. Chloride và chloramine không chỉ gây nguy hiểm cho bệnh nhân chạy thận mà còn làm hỏng màng RO và 1 điều thú vị là quá trình RO sẽ không loại bỏ hiệu quả chlorine và chloramine.

Do vậy người ta sẽ dùng cột than hoạt nhằm loại bỏ chlorine và chloramine trong nước trước khi nước được đưa tới hệ thống RO. Việc loại bỏ chloramine trước khi tới bộ khử ion (DI) cũng sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ tạo ra nitrosamine, một chất độc gây ung thư. Ngoài việc loại bỏ chlorine và chloramine, cột lọc than hoạt còn có tác dụng tạo ra các chất hữu cơ nhỏ, trọng lượng phân tử thấp khác nhau. Một hệ thống xử lý nước TNT cần có 2 cột lọc than hoạt đấu nối tiếp nhau và có cổng lấy nước kiểm tra chloramine  và chlorine sau mỗi cột lọc than hoạt.

2) Thanh Lọc

Mục đích: Loại bỏ chất hữu cơ, vô cơ và vi khuẩn

Hệ Thống Thẩm Thấu Ngược RO – Reverse Osmosis System

Hệ Thống Thẩm Thấu Ngược RO – Reverse Osmosis System

Cấu tạo: Hệ thống thẩm thấu ngược (hệ thống RO – Reverse Osmosis system) – hệ thống RO có cấu tạo gồm các bộ phận sau:

  • Màng lọc tinh (cartridge prefilter): Loại bỏ các thành phần có thể phát sinh trong quá trình xử lý nước trước quá trình nước RO ví dụ như: hạt nhựa, mảnh vụn carbon,.. đảm bảo an toàn cho bơm và màng RO. Đường kính lọc từ 1-5 µm.
  • Bơm RO: Duy trì áp lực qua màng RO, duy trì áp suất 200-250PSI.
  • Màng RO: Màng RO là thành phần rất quan trọng của quá trình RO. Khi cho 2 khoang dịch tiếp xúc nhau qua màng bán thấm, nước bình thường sẽ di chuyển từ nơi có nồng độ các chất hòa tan loãng sang nơi có nồng độ các chất hòa tan cao hơn. Quá trình này được gọi là quá trình thẩm thấu. Khi gia tăng áp lực thủy tĩnh ở khoang dịch có nồng độ các chất hòa tan cao hơn tới mức lớn hơn áp lực thẩm thấu, thì sẽ tạo ra dòng nước di chuyển ngược chiều áp lực thẩm thấu (ngược thẩm thấu).

Do vậy dưới tác dụng của bơm RO, nước sẽ di chuyển sang bên kia màng RO và ngược chiều với áp lực thẩm thấu, sau đó sẽ tạo ra nước rất tinh khiết và loại bỏ từ 95-99% các chất hòa tan tích điện (tỷ lệ loại bỏ) trong khi đó loại bỏ các chất hòa tan không tích điện có trọng lượng phân tử > 200 daltons.

Chú ý: Fluoride được loại bỏ chủ yếu bằng màng RO. Màng RO film mỏng (TF) thường được sử dụng trong lọc máu ngắt quãng. Màng RO TF sẽ thoái hóa khi tiếp xúc với các chất oxy hóa khử như: chloramines và chlorine, và do vậy cần lắp cột lọc than hoạt phía trước màng RO. Các chất tẩy không được sử dụng để làm vệ sinh màng RO TF.

Kể cả khi dùng acid peracetic để khử khuẩn màng RO cũng phải rất cẩn thận không được dùng dung dịch acid peracetic đậm đặc. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng màng RO bao gồm: pH của nước cấp cho màng RO (nước nguồn), nhiệt độ, cũng như chất lượng nước cấp cho màng RO (nước đã qua xử lý đầy đủ) và mức độ sạch của màng RO.

Màng RO TF sẽ phát huy tốt nhất ở pH 5.0-8.5. Nước cấp cho màng RO sẽ tạo ra các mảng cặn bám làm giảm hiệu suất màng RO do giảm diện tích hữu dụng nếu có độ kiềm cao.

Hiệu suất màng RO được đo bằng khái niệm có tên là “tỷ lệ loại bỏ” trong khi chất lượng nước RO được đo bằng độ dẫn điện (conductivity) và được hiển thị hoặc bằng tổng lượng chất rắn hòa tan (TDS – total dissolved solids) và thông số micro-Siemens/cm hoặc. TDS có thể được biểu thị theo ppm (part per million – 1 phần triệu) hoặc mg/L.

Cả 2 thông số theo dõi hiệu suất màng RO (bằng tỷ lệ loại bỏ) và chất lượng nước RO (bằng TDS) cần phải được theo dõi liên tục, có đèn và còi báo động khi giá trị theo dõi được ra khỏi trị bình thường.

Nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân chạy thận, khi một thông số theo dõi ra khỏi giá trị bình thường, nước RO cần được chuyển sang đường thải. Nếu đơn thuần chỉ xét về “tỷ lệ loại bỏ”, một màng RO có tỷ lệ lược bỏ 95% khi nguồn nước cấp 100 ppm sẽ cho ra nước RO có chất lượng với TDS là 5 ppm. Tuy nhiên nếu nguồn nước cấp có 1000 ppm, thì nước RO sẽ có TDS là 50 ppm.

Mặc dù hiệu suất màng giống nhau nhưng chất lượng nước RO trong 2 ví dụ trên là hoàn toàn khác nhau. Do vậy phân tích hóa sinh chất lượng nước RO theo tiêu chuẩn AAMI là cách duy nhất để xác định chất lượng nước RO vì cả “tỷ lệ loại bỏ” và TDS không cho biết có chất gây ô nhiễm hay không.

Hệ thống RO trong bài viết này chỉ có thể hoạt động hiệu quả và an toàn nếu nguồn nước cấp cho trung tâm thận nhân tạo đạt chuẩn EPA. Do vậy ở một số nơi, khi nước RO không đạt chuẩn AAMI, cần có thêm hệ thống RO nối tiếp hoặc lắp thêm bộ khử ION (DI) để làm nước RO thêm tinh khiết.

Vệ sinh màng RO: Mảng cặn bám trên bề mặt màng RO có bản chất là sự lắng đọng của muối kim loại, magne, calci, bùn, các chất bẩn và chất hữu cơ. Màng RO cần phải được vệ sinh liên tục, 3 tháng 1 lần để loại bỏ các mảng bám này. Các chất tẩy rửa có tính kiềm sẽ loại bỏ chất bẩn, mảng bám bùn cùng các chất rửa có tính acid sẽ loại bỏ mảng bám kim loại và khoáng chất.

Khử khuẩn trong hệ thống RO cần được tiến hành 1 tháng 1 lần. Đây là phần hay bị bỏ quên khi khử khuẩn và các ống dẫn nước tới máy thận nhân tạo. Các nhà cung cấp hệ thống RO cần đưa ra các biện pháp dự phòng nhằm ngăn ngừa việc tồn dư hóa chất khử khuẩn được đưa vào nước RO để đưa đến máy chạy thận nhân tạo.

Tất cả các đồng hồ đo áp lực và lưu tốc cần được bảo dưỡng và duy trì hoạt động theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất và các thông số theo dõi này cần được ghi lại hàng ngày. Chỉ số độ dẫn điện cần nằm trong giá trị bình thường và cần được kiểm tra và ghi lại ít nhất 1 lần/ 1 ngày.

Chỉ số dẫn điện cũng cần được kiểm tra lại bằng 1 thiết bị đo độc lập. Tỷ lệ loại bỏ ít nhất phải > 90% và phải ghi nhận hàng ngày.

– Cột khử ion (Deionization – DI): Một số đơn vị thận nhân tạo sẽ lắp thêm cột khử ion (DI) phía sau màng RO nếu nước RO vẫn không đạt chuẩn AAMI sau khi đã được xử lý bằng hệ thống RO.

Cột khử ion chứa các hạt nhựa trao đổi ion, có thể loại bỏ các cation và các anion còn lại trong nước RO, gồm cả các anion fluoride có trong nước máy chưa bị loại trừ hết bởi màng RO, bằng cách trao đổi với ion H+ và OH-.

Các ion H+ và OH- sau khi trao đổi sẽ kết hợp với nhau tạo thành nước (H2O). Các hạt không tích điện sẽ không được loại bỏ bởi cột khử ion (DI), do vậy vi khuẩn, nội độc tố không bị loạt bỏ. Thực tế, hạt nhựa khử ion tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do vậy, sẽ luôn có 1 phin siêu lọc được lắp phía sau cột khử ion để đảm bảo nước RO không bị nhiễm vi khuẩn.

Cơ chế hoạt động của hệ thống khử Ion (DI)

Cột khử ion sẽ giữ lại tất cả các ion cho tới khi hạt nhựa trao đổi ion đạt đến độ bão hòa. Trước khi bão hòa, cột khử ion cần thay thế bằng cột mới. Mức điện trở của nước RO sau khi ra khỏi cột khử ion được sử dụng để đánh giá mức độ bão hòa của các hạt nhựa và cột khử ion cần thay thế khi mức điện trở này đo được giảm xuống ngưỡng 1 Mohm/cm.

Cơ Chế Hoạt Động Của Hệ Thống Khử Ion (DI)

Cơ Chế Hoạt Động Của Hệ Thống Khử Ion (DI)

Nếu tiếp tục sử dụng cột khử ion khi cột này đã bão hòa thì hạt nhựa trao đổi ion sẽ giải phóng hàng loạt anion fluoride vốn có ái tính thấp với hạt nhựa để lấy chỗ gắn với các anion có ái tính cao hơn.

Việc giải phóng ồ ạt fluoride vào nước RO sẽ tạo ra acid hydrofluoric trong nước RO và nước này được cấp tới máy thận. Acid hydrofluoric có độc tính khá cao và có thể gây ra tử vong cho bệnh nhân chạy thận khi chất này có trong dịch thẩm tách của máy thận nhân tạo.

  • Chiếu tia cực tím (UV): tia cực tím có thể xuyên qua màng tế bào vi khuẩn, phá hủy tế bào vi khuẩn. Do 1 số vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gram (-) khi bị phá hủy sẽ giải phóng ra endotoxin (nội độc tố vi khuẩn). Do vậy phía sau đèn cực tím luôn cần có màng siêu lọc loại bỏ nội độc tố.
  • Màng siêu lọc, màng lọc siêu hiển vi, màng lọc giữ nội độc tố: Màng lọc siêu hiển vi sẽ giữ lại vi khuẩn và làm giảm nồng độ vi khuẩn ở sản phẩm nước RO, cuối cùng trong khi màng siêu lọc hoặc màng lọc giữ nội độc tố có thể loại bỏ cả vi khuẩn lẫn nội độc tố.

3) Phân phối

  • Mục đích: Đưa nước RO tới máy thận.
  • Phân loại: Có 2 hệ thống phân bố nước RO. Hệ thống trực tiếp và gián tiếp. Hệ thống trực tiếp thường có hệ thống tái sử dụng nước RO để tiết kiệm nước. Hệ thống gián tiếp thường có bơm tăng áp và có bình chứa nước RO.
  • Hạn chế nước tù, phân nhánh không cần thiết.

Trên đây là những phân tích chuyên sâu và là cái nhìn bao quát nhất về Quy Trình Để Có Nước RO Đạt Chuẩn AAMI Cho Chạy Thận Phúc Gia® chia sẻ tới các đơn vị. Mong rằng với những thông tin trên các doanh nghiệp sẽ có thêm những lưu ý trong việc tuân thủ đúng quy trình trong việc xử lý nguồn nước phục vụ cho y tế. Bên cạnh việc cung cấp thông tin về Quy Trình Để Có Nước RO Đạt Chuẩn AAMI Cho Chạy Thận Phúc Gia® còn là đơn vị hàng đầu cung cấp các Dịch vụ Hải Quan, các đơn vị có nhu cầu mong muốn được tư vấn và sử dụng các dịch vụ của Phúc Gia® hãy liên hệ ngay với chúng tôi, Phúc Gia® chắc chắn sẽ mang đến sự hài lòng cho mọi đơn vị!

ĐIỀU GÌ TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU PHÚC GIA®:

Phúc Gia® – Đơn Vị Hàng Đầu Cung Cấp Các Dịch Vụ Hải Quan

Lý do khiến mọi doanh nghiệp đều lựa chọn Phúc Gia® là đơn vị hàng đầu trong Tư vấn Công Bố Hợp Quy An Toàn Thực Phẩm và Công Bố Phù Hợp Quy Định An Toàn Thực PhẩmDán Nhãn Năng LượngChứng Nhận Hợp QuyCông Bố Mỹ Phẩm và Dịch Vụ Logistics:

1) Phúc Gia® có bề dày hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành, là đơn vị đầu tiên đủ năng lực cung cấp dịch vụ Hải Quan cho hơn 500 đơn vị lớn nhỏ Trong & Ngoài NướcSharp (2012); SamSung (2012)Hitachi (2013); Electrolux (2013); Panasonic (2013); LG (2013); Sony (2013); Siemens (2013)Mitsubishi (2013); GE (2013); Haier (2014); Toshiba (2014); Carrier (2014); Philips (2014)HappyCook (2015); General (2015); TCL (2015)Alaska (2015); Casper (2015); Gree (2016); Hải Hà (2016); VinMart (2017)
2) Phúc Gia® sở hữu đội ngũ Tư vấn và Quy trình làm việc chuyên nghiệp, giải đáp được tất cả các thắc mắc của Doanh nghiệp, giúp Khách hàng tối ưu được thời gian, tâm trí, sức lực cũng như giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa và làm thủ tục xin giấy phép Thông quan.
3) Phúc Gia® là đơn vị đầu tiên & duy nhất công bố Giá Niêm Yết Toàn Cầu trên Website & Bảo hiểm miễn phí cho Khách hàng 1 năm trong trường hợp các quy định pháp luật của Nhà nước thay đổi!

Icon_Cau_Hoi

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:

Tại Sao Với Giá Dịch Vụ Ở Phân Khúc Cao, Phúc Gia® Vẫn Được Các Doanh Nghiệp Lựa Chọn Là Đơn Vị Tin Cậy Hàng Đầu Với Các Dịch Vụ Hải Quan?

  • Đây cũng là băn khoăn của nhiều khách hàng trước khi lựa chọn Phúc Gia® là đơn vị cung cấp các Dịch vụ Hải quan.
  • Trong hơn 5 năm qua Phúc Gia® đã phục vụ hơn 500 Doanh nghiệp lớn nhỏ trong Nước và Quốc tế, hơn 90% trong các Doanh nghiệp đã sử dụng các Dịch vụ Hải quan của Phúc Gia® đều nhận xét rằng chất lượng Dịch vụ xứng đáng với số tiền họ bỏ ra.
  • Khách hàng nhận xét rằng: “Với mức giá Doanh nghiệp phải bỏ ra khi sử dụng các Dịch vụ Hải quan của Phúc Gia® là RẺ hơn nhiều so với chi phí và khoảng thời gian Doanh nghiệp tự tìm hiểu để hoàn thành các công việc như: Tự mang sản phẩm đi thử nghiệm; Tự tìm hiểu để soạn hồ sơ; Tự làm việc với các bộ ban ngành để hoàn chỉnh hồ sơ; Tự làm giấy phép Thông quan…”
  • Phúc Gia® cam kết tối ưu hóa thời gian, tâm trí, sức lực và tiền bạc trong quá trình Thông Quan hàng hóa cũng như GIẢM THIỂU RỦI RO trong quá trình cấp giấy phép!

Icon_Bai_Viet_Lien_Quan

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG BỐ ATTP:

2018.02.08.ICON_LIEN_LAC

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN MINH PHÚC GIA (PGU – Nhấn vào đây để xem thông tin Cty)

Phone: 02477796696/ 0982996696
Email: info@phucgia.com.vn

Liên Minh Phúc Gia – Vì cuộc sống tiện nghi”
Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều “GIÁ TRỊ TỐT NHẤT” cho bạn!

2018-06-07T14:06:04+07:00
zalo-icon
facebook-icon
linkin-icon
phone-icon