Những Điều Cần Biết Về Cross Docking

/Những Điều Cần Biết Về Cross Docking

Phúc Gia® – Cung Cấp Thông Tin Những Điều Cần Biết Về Cross Docking Tới Các Doanh Nghiệp. Đây Là Kỹ Thuật Đem Lại Hiệu Quả Đáng Kể Trong Hoạt Động Khai Thác Kho Bãi. Các Bạn Hãy Cùng Phúc Gia® Tìm Hiểu Để Có Thêm Những Thông Tin Hữu Ích Trong Việc Quản Lý Doanh Nghiệp Nhé!

Những Điều Cần Biết Về Cross Docking

Những Điều Cần Biết Về Cross Docking

1) Cross Docking Là Gì?

Cross Docking là một kỹ thuật logistics nhằm loại bỏ chức năng lưu trữ và thu gom đơn hàng của một kho hàng, mà vẫn cho phép thực hiện các chức năng tiếp nhận và gửi hàng.

Cross Docking xuất hiện vào những năm 1980 khi mà logistics phát triển mạnh ở Bắc Mỹ và phương Tây, hoạt động kho bãi và phân phối của công ty Wallmart ở Mỹ trở nên sầm uất hơn. Kỹ thuật Cross Docking được thực hiện tại một địa điểm để chuyển hàng hóa trực tiếp từ vị trí nhận hàng đến vị trí chuyển hàng đi mà không dừng lại hay đưa vào dự trữ. Do đó, chi phí sẽ được cắt giảm và gia tăng hiệu quả khai thác hoặc nhận hàng hóa lưu trữ rồi ngay lập tức xếp lên xe tải để chở đến nơi quy định.

2) Các Loại Cross Docking

  • Cross Docking sản xuất (Manufacturing Cross Docking): Hỗ trợ và thu gom các nguồn cung đầu vào để hỗ trợ Just-in-time trong sản xuất.
  • Cross Docking nhà phân phối (Distributor Cross Docking): Thu gom các sản phẩm đầu vào từ các nhà cung cấp khác nhau vào một pallet sản phẩm hỗn hợp. Pallet này sẽ được giao cho khách hàng ngay khi thành phần cuối cùng được nhận.
  • Cross Docking vận tải (Transportation Cross Docking): Hoạt động này kết hợp với các lô hàng từ một số nhà vận tải khác nhau ở dạng LTL hoặc theo gói nhỏ nhằm lợi thế kinh tế về quy mô (Economies of scale).
  • Cross Docking bán lẻ (Retail Cross Docking): Quá trình này liên quan đến việc tiếp nhận các sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp và phân loại chúng vào các xe tải đầu ra cho một số cửa hàng bán lẻ.
  • Cross Docking cơ hội (Opportunistic Cross Docking): Có thể sử dụng ở bất kỳ kho hàng nào, chuyển một sản phẩm trực tiếp từ khu vực nhận hàng đến khu vực chuyển hàng nhằm đáp ứng một nhu cầu biết trước.

3) Hoạt Động Kho Hàng Mà Không Có Hàng Tồn Kho

Trong 4 chức năng chính của hoạt động kho hàng (Tiếp nhận, Lưu trữ, Thu gom đơn hàng, Gửi hàng đi), 2 chức năng tốn kém nhất là Lưu trữ (do các chi phí lưu trữ hàng tồn kho) và Thu gom đơn hàng (do các chi phí lao động).

Cross Docking loại bỏ chức năng Lưu trữThu gom đơn hàng của một kho hàng, mà vẫn cho phép thực hiện các chức năng Tiếp nhậnGửi hàng. Ý tưởng chính của kỹ thuật này là chuyển các lô hàng trực tiếp từ các trailer đến cho các trailer đi, bỏ qua quá trình lưu trữ trung gian. Các lô hàng thông thường chỉ mất khoảng một ngày ở Cross Dock và đôi khi chưa tới 1 giờ.

Second Party Logistics

Hoạt Động Của Kho Hàng Gồm: Tiếp Nhận, Lưu Trữ, Thu Gom Đơn Hàng, Gửi Hàng Đi

Các Cross Dock là các cơ sở trung chuyển chủ yếu tiếp nhận các xe chở hàng đã được phân loại và gom nhóm với các sản phẩm khác và xếp chúng sang các xe tải đầu ra (outbound trucks). Các xe này sẽ rời khỏi Cross Dock đến một khu vực sản xuất, một cửa hàng bán lẻ hay Cross Dock khác.

4) Sự Khác Biệt Với Kho Hàng Truyền Thống

Trong mô hình truyền thống, các kho duy trì lượng hàng cho đến khi có đơn hàng của khách, sau đó các sản phẩm được chọn, đóng gói và chuyển đi. Khi các đơn hàng bổ sung đến kho, chúng được lưu trữ cho đến khi khách hàng được xác định.

Trong mô hình Cross Docking, khách hàng được biết trước về sản phẩm đến kho và sản phẩm này không có nhu cầu để lưu trữ. Khách hàng (có thể là một cửa hàng bán lẻ) phải đợi thêm thời gian cho việc vận chuyển hàng hóa đến kho, nhưng việc vận chuyển này phải tuân theo một lịch trình giao hàng chắc chắn và nghiêm ngặt để bù đắp bất cứ sự không chắc chắn nào liên quan đến việc kéo dài lead time (trong trường hợp này lead time là thời gian từ lúc khách đặt hàng/ hoặc từ lúc doanh nghiệp triển khai đơn hàng cho đến khi giao hàng đến tay khách hàng). Ngược lại, nếu Cross Docking khi được thực hiện đúng sẽ cho phép các công ty loại bỏ chi phí tồn kho và giảm chi phí vận chuyển đồng thời cùng một lúc.

5) Lợi Ích Của Cross Docking

  • Trong một vài trường hợp, hao phí được các nhà bán lẻ xác định gắn liền với việc giữa hàng trong khi đối với các loại hàng có nhu cầu cao và ổn định. Khi này, Cross Docking được xem như là một cách để giảm chi phí giữ hàng tồn kho.
  • Đối với một số nhà bán lẻ khác hay các nhà vận tải chuyên chở hàng nhỏ, lẻ thì Cross Docking được xem như một cách làm giảm các chi phí vận tải.

6) Lựa Chọn Sản Phẩm Cho Cross Docking

Một sản phẩm được xem là phù hợp cho Cross Docking nếu nhu cầu của nó đáp ứng hai tiêu chí: biến động đủ thấp và khối lượng đủ lớn. Bên cạnh có biến động thấp, nhu cầu cho sản phẩm phải đủ để đảm bảo các lô hàng được giao thường xuyên vì nếu nhu cầu là quá thấp, việc giao hàng thường xuyên sẽ dẫn đến gia tăng chi phí vận tải đầu vào, và các kho hàng sẽ phải lưu trữ tốt hơn.

Danh sách một số loại sản phẩm phù hợp với Cross Docking:

  • Các mặt hàng dễ hư hỏng đòi hỏi việc vận chuyển ngay lập tức.
  • Mặt hàng chất lượng cao mà không cần phải kiểm tra chất lượng trong quá trình nhận hàng.
  • Sản phẩm đã được gắn thẻ (bar coded, RFID), dán nhãn và sẵn sàng để bán cho khách hàng.
  • Mặt hàng quảng cáo và các mặt hàng đang được tung ra thị trường.
  • Các loại sản phẩm bán lẻ chủ chủ lực với một nhu cầu ổn định và biến động thấp.
  • Các đơn đặt hàng của khách hàng được chọn và đóng gói trước từ một nhà máy sản xuất hoặc kho hàng.

7) Mối Quan Hệ Giữa Cross Docking Và Chuỗi Cung Ứng

Từ góc độ quản lý, Cross Docking là một hoạt động kinh doanh phức tạp, liên quan đến sự phối hợp rộng rãi giữa các nhà phân phối và nhà cung cấp và khách hàng của mình. Thực hiện một hoạt động Cross Docking có nghĩa là các đối tác trong kênh sẽ trải qua việc tăng chi phí, hoặc một vài trở ngại trong suốt quá trình thực hiện.

Về phía cung, các nhà cung cấp có thể được yêu cầu việc cung cấp các lô hàng nhỏ hơn và thường xuyên hơn, bên cạnh đó còn phải dán nhãn giá hoặc mã vạch (nếu cần thiết). Về phía cầu, khách hàng có thể được yêu cầu đặt hàng vào một số ngày nhất định, hoặc cho phép lead time giao hàng nhiều hơn một vài ngày. Tất cả các yêu cầu này dẫn đến việc gia tăng thêm một số chi phí và gia tăng sự phối hợp giữa các đối tác kênh.

Ngoài ra còn có một số yêu cầu khác phát sinh như: Yêu cầu về gia tăng chất lượng trong việc tiếp nhận (mục đích của Cross Docking là ngay lập tức chuyển sản phẩm cho xe đầu ra nên không có thời gian để kiểm tra chất lượng); yêu cầu về giao tiếp ngày càng tăng giữa các đối tác trong kênh cũng là một trở ngại lớn. Cách phổ biến nhất để giải quyết các cầu này là thông qua hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).

Logistics Là Gì? Logistics Có Phải Là Hậu Cần Không?

Phúc Gia® – Đơn Vị Hàng Đầu Cung Cấp Dịch Vụ Logistics Nhanh Chóng

Qua bài viết trên, Phúc Gia® hy vọng các doanh nghiệp sẽ có thêm những thông tin hữu ích hơn về Cross Docking. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics hãy liên hệ ngay với Phúc Gia® để nhận được sự tư vấn chuyên sâu cùng dịch vụ logistics trọn gói từ A – Z nhanh nhất!

ĐIỀU GÌ TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU PHÚC GIA®:

Phúc Gia® – Đơn Vị Hàng Đầu Cung Cấp Các Dịch Vụ Hải Quan:

Lý do khiến mọi doanh nghiệp đều lựa chọn Phúc Gia® là đơn vị hàng đầu trong Tư vấn Công Bố Hợp Quy An Toàn Thực Phẩm và Công Bố Phù Hợp Quy Định An Toàn Thực PhẩmDán Nhãn Năng LượngChứng Nhận Hợp QuyCông Bố Mỹ Phẩm và Dịch Vụ Logistics:

1) Phúc Gia® có bề dày hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành, là đơn vị đầu tiên đủ năng lực cung cấp dịch vụ Hải Quan cho hơn 500 đơn vị lớn nhỏ Trong & Ngoài NướcSharp (2012)SamSung (2012)Hitachi (2013)Electrolux (2013)Panasonic (2013)LG (2013)Sony (2013)Siemens (2013)Mitsubishi (2013)GE (2013)Haier (2014)Toshiba (2014)Carrier (2014)Philips (2014)HappyCook (2015)General (2015)TCL (2015)Alaska (2015)Casper (2015)Gree (2016)Hải Hà (2016)VinMart (2017)
2) Phúc Gia® sở hữu đội ngũ Tư vấn và Quy trình làm việc chuyên nghiệp, giải đáp được tất cả các thắc mắc của Doanh nghiệp, giúp Khách hàng tối ưu được thời gian, tâm trí, sức lực cũng như giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa và làm thủ tục xin giấy phép Thông quan.
3) Phúc Gia® là đơn vị đầu tiên & duy nhất công bố Giá Niêm Yết Toàn Cầu trên Website & Bảo hiểm miễn phí cho Khách hàng 1 năm trong trường hợp các quy định pháp luật của Nhà nước thay đổi!

Icon_Cau_Hoi

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:

Tại Sao Với Giá Dịch Vụ Ở Phân Khúc Cao, Phúc Gia® Vẫn Được Các Doanh Nghiệp Lựa Chọn Là Đơn Vị Tin Cậy Hàng Đầu Với Các Dịch Vụ Hải Quan?

  • Đây cũng là băn khoăn của nhiều khách hàng trước khi lựa chọn Phúc Gia® là đơn vị cung cấp các Dịch vụ Hải quan.
  • Trong hơn 5 năm qua Phúc Gia® đã phục vụ hơn 500 Doanh nghiệp lớn nhỏ trong Nước và Quốc tế, hơn 90% trong các Doanh nghiệp đã sử dụng các Dịch vụ Hải quan của Phúc Gia® đều nhận xét rằng chất lượng Dịch vụ xứng đáng với số tiền họ bỏ ra.
  • Khách hàng nhận xét rằng: “Với mức giá Doanh nghiệp phải bỏ ra khi sử dụng các Dịch vụ Hải quan của Phúc Gia® là RẺ hơn nhiều so với chi phí và khoảng thời gian Doanh nghiệp tự tìm hiểu để hoàn thành các công việc như: Tự mang sản phẩm đi thử nghiệm; Tự tìm hiểu để soạn hồ sơ; Tự làm việc với các bộ ban ngành để hoàn chỉnh hồ sơ; Tự làm giấy phép Thông quan…”
  • Phúc Gia® cam kết tối ưu hóa thời gian, tâm trí, sức lực và tiền bạc trong quá trình Thông Quan hàng hóa cũng như GIẢM THIỂU RỦI RO trong quá trình cấp giấy phép!

Icon_Bai_Viet_Lien_Quan

BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH VỤ LOGISTICS PHÚC GIA®:

2018.02.08.ICON_LIEN_LAC

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN MINH PHÚC GIA (PGU – Nhấn vào đây để xem thông tin Cty)

Phone: 024777966960982996696
Email: [email protected]

Liên Minh Phúc Gia – Vì cuộc sống tiện nghi”
Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều “GIÁ TRỊ TỐT NHẤT” cho bạn!

[/fusion_builder_column][/fusion_builder_row][/fusion_builder_container]

2018-04-04T10:07:04+07:00
zalo-icon
facebook-icon
linkin-icon
phone-icon