Phúc Gia® – Cung Cấp Thông Tin Tổng Quan Về Marketing Dịch Vụ Cảng Biển. Không Phải Mọi Người Trong Doanh Nghiệp Đều Thấu Hiểu Sản Phẩm Mà Họ Đang Bán Và Bán Cho Ai. Các Bạn Hãy Cùng Phúc Gia® Tìm Hiểu Để Góp Phần Xây Dựng Nội Dung Cho Marketing Chiến Lược Cho Doanh Nghiệp Nhé!
1) Sự Khác Nhau Giữa Marketing Dịch Vụ Cảng Biển Với Marketing Các Dịch Vụ Và Sản Phẩm Khác
- Đối tượng marketing cảng: Là khách hàng (người vận tải, shipper, các hãng tàu…), thị trường (vùng hậu phương cảng…) đối thủ cạnh tranh (các cảng bạn) và dịch vụ thay thế (vận tải đường bộ, đường sắt…);
- Marketing dịch vụ cảng có sự giống nhau ở cách thức tiến hành: Bắt đầu từ việc nghiên cứu các đối tượng, hoạch định công việc trong kỳ đến tổ chức thực hiện (5W + 1H), kiểm tra và cuối cùng là phản hối (Planning, Doing, Checking and Action);
- Kết quả của quản trị marketing trong kỳ ngắn hạn: Ban hành được các chính sách Marketing thích hợp (như chính sách giá cước, năng suất, đa dạng dịch vụ, chất lượng và lắng nghe khách hàng);
- Kết quả của quản trị marketing tại kỳ dài hạn: Đây là định hướng doanh nghiệp sẽ đi về đâu, xác định thị trường mục tiêu, xác định sản phẩm chiến lược để từ đó định hướng công tác đầu tư nhằm phát triển cảng, hạn chế rủi ro, giúp doanh nghiệp phát triển vững chắc. Công tác xây dựng thương hiệu cảng cũng là một nội dung rất quan trọng trong chiến lược marketing dịch vụ cảng.
Marketing dịch vụ cảng biển, đầu tiên phải làm cho mọi người nhận biết được sản phẩm dịch vụ mà họ đang bán là gì và bán cho ai. Điều này trên thực tế không phải mọi người trong doanh nghiệp đều hiểu được và nhân viên ở các bộ phận chức năng thường hoạt động theo nghiệp vụ chuyên môn sâu mà thiếu quan tâm đến một trong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp là phục vụ khách hàng.
2) Đặc Điểm Của Marketing Chiến Lược
Thông thường tiến hành quản trị Marketing ở cảng biển người ta sẽ xây dựng chiến lược Marketing dịch vụ, giống như việc xây dựng chiến lược cho các sản phẩm dịch vụ khác. Trên cơ sở khảo sát thị trường, nghiên cứu và phân tích môi trường bên trong (các nguồn lực trong nội bộ cảng, khả năng phát triển của thị trường…), phân tích môi trường bên ngoài (môi trường vĩ mô: sự ủng hộ của địa phương, tác động của tăng trưởng kinh tế, tập quán văn hóa…). Ngoài ra, người ta thường dựa vào Ma trận SWOT (thách thức, điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội) để tiến hành phân tích và đưa ra các chiến lược phát triển hiệu quả nhất.
Một cảng biển thông thường sẽ có các đặc trưng giả định tùy thuộc vào thời gian và địa điểm như sau:
2.1) Strength – Điểm mạnh
- Được chính quyền địa phương tán thành, thông qua các chính sách ưu đãi về quy hoạch, đất đai, quảng bá hình ảnh cảng, đào tạo…;
- Có vị trí địa lý thuận lợi (kín gió, có đê chắn sóng…), có đường giao thông nối vào cảng, gần tuyến hàng hải quốc tế;
- Có sự khác nhau về dịch vụ do mình tự tạo ra, chất lượng dịch vụ tốt, lắng nghe khách hàng, năng xuất xếp dỡ cao, an toàn cho tàu và hàng hóa…;
- Tính chuyên nghiệp cao ở cảng, sự cởi mở của các cơ quan quản lý chuyên ngành về hàng hóa và cảng biển.
2.2) Weakness – Điểm yếu
- Công tác quản lý doanh nghiệp vẫn còn lạc hậu, bộ máy quản lý còn cồng kềnh, chưa hiệu quả và chưa coi trọng công tác bán hàng và thị trường;
- Nhân viên cảng đôi khi còn mang tư duy bao cấp trong phục vụ khách hàng, tranh giành quyền lực, quyền lợi về phía cảng, làm khách hàng chưa hài lòng, dễ đánh mất khách hàng.
2.3) Opportunity – Cơ hội
- Đất nước không ngừng hội nhập, kinh tế vùng miền phát triển tạo cơ hội để hàng hóa xuất nhập thông qua cửa khẩu ngày càng tăng;
- Đầu tư phát triển cảng đúng hướng, cung ứng dịch vụ theo thị trường mục tiêu, có chiến lược kinh doanh phát triển tốt;
- Trên địa bàn Thành phố và khu vực xuất hiện nhiều khu Công nghiệp, đường giao thông kết nối cảng đến các khu kinh tế mới…
2.4) Threat – Thách thức
- Sự cạnh tranh về nâng cấp và xây mới các cảng biển trong cùng khu vực;
- Khách hàng ngày càng khó tính và yêu cầu giảm mạnh giá cước và tăng chất lượng dịch vụ;
- Sự khủng hoảng kinh tế kéo theo đó là sự khủng hoảng các hãng tàu.
Việc phân tích đầy đủ, chính xác các nhân tố trên ma trận SWOT giúp chúng ta dễ dàng đưa ra chiến lược marketing và chiến lược kinh doanh. Trong đó, quan trọng nhất là chiến lược đầu tư, chiến lược cung ứng dịch vụ, năng suất xếp dỡ, giá cước…trong kỳ dài hạn.
Trong Marketing cảng người ta còn sử dụng phương pháp phân tích danh mục sản phẩm BCG (Nhóm nghiên cứu Boston) và sử dụng nó như là một yếu tố cho Chiến lược Marketing, Cung ứng dịch vụ cảng biển gồm các sản phẩm dịch vụ được giả định sau:
- Nhóm hàng khô: hàng rời, hàng bao, thiết bị;
- Nhóm hàng lỏng: đường, xăng dầu, nhựa nước;
- Nhóm hàng container;
- Nhóm tàu khách;
- …
Một ma trận về thị phần dịch vụ có thể được giả định như sau:
- Nhóm dịch vụ Dấu hỏi “?” hàm ý nghi vấn. Cảng cân nhắc trong việc đầu tư để phát triển dịch vụ cho một số mặt hàng có xu hướng giảm dần;
- Nhóm dịch vụ Ngôi sao “*” hàm ý nhóm dịch vụ này có nhiều lợi triển vọng tốt và có xu hướng tăng trưởng;
- Nhóm dịch vụ Bò sữa “Cow” hàm ý những dịch vụ có từ trước và khả năng sinh lợi cao và có khối lượng lớn đem lại hiệu quả tốt;
- Nhóm dịch vụ Chú chó “Dog” hàm ý nhóm dịch vụ phát sinh những khó khăn tốn kém, không có lợi và có khối lượng lớn hiệu quả thấp.
Qua việc phân tích Ma trận BCG trên của Phúc Gia®, chúng tôi hy vọng sẽ giúp nhà quản lý cảng tính toán trong đầu tư, bởi đây là yếu tố quan trọng quyết định thành công hay thất bại trong Marketing Dịch Vụ Cảng Biển. Ngoài ra, để nắm bắt thêm nhiều thông tin hữu ích về Về Marketing Dịch Vụ Cảng Biển, bạn có thể tham khảo bài viết Tổng Quan Về Marketing Dịch Vụ Cảng Biển (Phần II). Đặc biệt, nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics hãy liên hệ ngay với Phúc Gia® để nhận được sự tư vấn chuyên sâu cùng dịch vụ logistics trọn gói từ A – Z nhanh nhất!
ĐIỀU GÌ TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU PHÚC GIA®:
Phúc Gia® – Đơn Vị Hàng Đầu Cung Cấp Các Dịch Vụ Hải Quan:
Lý do khiến mọi doanh nghiệp đều lựa chọn Phúc Gia® là đơn vị hàng đầu trong Tư vấn Công Bố Hợp Quy An Toàn Thực Phẩm và Công Bố Phù Hợp Quy Định An Toàn Thực Phẩm, Dán Nhãn Năng Lượng, Chứng Nhận Hợp Quy, Công Bố Mỹ Phẩm và Dịch Vụ Logistics: 1) Phúc Gia® có bề dày hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành, là đơn vị đầu tiên đủ năng lực cung cấp dịch vụ Hải Quan cho hơn 500 đơn vị lớn nhỏ Trong & Ngoài Nước: Sharp (2012); SamSung (2012); Hitachi (2013); Electrolux (2013); Panasonic (2013); LG (2013); Sony (2013); Siemens (2013); Mitsubishi (2013); GE (2013); Haier (2014); Toshiba (2014); Carrier (2014); Philips (2014); HappyCook (2015); General (2015); TCL (2015); Alaska (2015); Casper (2015); Gree (2016); Hải Hà (2016); VinMart (2017)…
2) Phúc Gia® sở hữu đội ngũ Tư vấn và Quy trình làm việc chuyên nghiệp, giải đáp được tất cả các thắc mắc của Doanh nghiệp, giúp Khách hàng tối ưu được thời gian, tâm trí, sức lực cũng như giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa và làm thủ tục xin giấy phép Thông quan.
3) Phúc Gia® là đơn vị đầu tiên & duy nhất công bố Giá Niêm Yết Toàn Cầu trên Website & Bảo hiểm miễn phí cho Khách hàng 1 năm trong trường hợp các quy định pháp luật của Nhà nước thay đổi!CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:
Tại Sao Với Giá Dịch Vụ Ở Phân Khúc Cao, Phúc Gia® Vẫn Được Các Doanh Nghiệp Lựa Chọn Là Đơn Vị Tin Cậy Hàng Đầu Với Các Dịch Vụ Hải Quan?
BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH VỤ LOGISTICS PHÚC GIA®:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN MINH PHÚC GIA (PGU – Nhấn vào đây để xem thông tin Cty)
Phone: 02477796696/ 0982996696
Email: [email protected]
“Liên Minh Phúc Gia – Vì cuộc sống tiện nghi”
Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều “GIÁ TRỊ TỐT NHẤT” cho bạn!