QCVN 132:2022/BTTTT là Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện đối với thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin gồm: Điện thoại không dây DECT, Máy tính để bàn (Desktop computer), Set Top Box, Tivi (iDTV), Máy tính xách tay (laptop), Máy tính bảng (tablet).
Phúc Gia® – Ngày 30/11/2022 Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 24/2022/TT-BTTTT kèm theo QCVN 132:2022/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin bao gồm Thiết bị điện thoại không dây loại kéo dài thuê bao vô tuyến DECT, Máy tính cá nhân để bàn (Desktop computer), Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set Top Box) trong mạng truyền hình cáp sử dụng kỹ thuật số, Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set Top Box) trong mạng truyền hình IPTV, Thiết bị thu hình có tích hợp chức năng thu tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 (iDTV), Máy tính xách tay (Laptop and portable computer), Máy tính bảng (Tablet).
Quy chuẩn an toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin QCVN 132:2022/BTTTT được biên soạn dựa trên tiêu chuẩn IEC 62368-1:2018, bao gồm phần chính về các yêu cầu an toàn điện (khả năng chống cháy nổ, chống điện giật…) có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Xem thêm:
- Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia
- Phúc Gia – Quyết định Chỉ định Thử nghiệm QCVN 132:2022/BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Báo giá Thử nghiệm QCVN 132:2022/BTTTT
I. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VIỄN THÔNG Ở VIỆT NAM
Các thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin được xác định là thiết bị có chức năng truyền hình ảnh, âm thanh; truyền các dữ liệu thông qua các công nghệ giao tiếp, qua mạng thông tin di động/ mạng internet.
Trong những năm gần đây, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển viễn thông nhanh trong khu vực và trên thế giới. Do đó, các thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin hiện có tại Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Các thiết bị này hiện nay đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh sự phát triển nhanh của điện thoại di động nhiều loại thiết bị thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin khác cũng đã phổ biến như các thiết bị viễn thông (Máy fax, máy điện thoại trả lời tự động, máy điện thoại cố định (có dây và không dây), thiết bị mạng dữ liệu (Thiết bị đầu cuối chuyển mạch dữ liệu, thiết bị đầu cuối dữ liệu, thiết bị định tuyến), thiết bị xử lý/lưu trữ dữ liệu, máy tính cá nhân, các thiết bị đa chức năng… Trên thực tế, số lượng các thiết bị loại này được nhập khẩu cũng như được sản xuất trong nước, thông qua hoạt động quản lý chất lượng, cũng cho thấy số lượng khá lớn và độ an toàn cũng cần phải được xem xét, đánh giá, kiểm soát để đảm bảo sự an toàn của người sử dụng cũng như nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất đối với các sản phẩm cung cấp. Vì vậy QCVN 132:2022/BTTTT được ra đời và đã có lộ trình áp dụng xác định tại Việt Nam.
Nhiều quốc gia và khu vực trên Thế giới cũng đã áp dụng Tiêu chuẩn IEC 62368-1 chung cho thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin thay thế cho các tiêu chuẩn IEC 60950-1 và IEC 60065.
Các Quốc gia đang áp dụng song song 02 phiên bản của IEC 62368-1 là phiên bản IEC 62368-1:2014 và phiên bản IEC 62368-1:2018
Xem thêm:
- Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Tiêu Chuẩn IEC 62368-1
- Sự Tuân Thủ Tiêu Chuẩn IEC 62368-1 ở Các Quốc Gia, Khu Vực Trên Thế Giới và Việt Nam
- Sự khác Biệt Giữa IEC 62368-1:2018 và IEC 62368-1:2014
- Sự Khác Biệt Giữa QCVN 132:2022/BTTTT và IEC 62368-1:2018
- Sự Khác Biệt Giữa IEC 62368-1:2018 và IEC 62368-1:2023
- Báo Giá Thử nghiệm An Toàn Điện Theo QCVN 132:2022/BTTTT
- Lợi Ích Của Việc Sử Dụng Kết Quả Thử Nghiệm IEC 62368-1:2018 Khi Đo Kiểm QCVN 132:2022/BTTT
II. CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH ĐƯỢC ÁP DỤNG:
PHÚC GIA® – Các quy định, hướng dẫn và các tài liệu cần thiết để Thử nghiệm và Công bố hợp quy cho các thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin được quy định bởi các văn bản sau đây:
- Thông Tư 24/2022/TT-BTTTT: Thông tư ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin” được ban hành bởi Bộ Thông tin và Truyền thông vào ngày 30 tháng 11 năm 2022 (Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024);
- QCVN 132:2022/BTTTT: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn điện cho thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin”. QCVN 132:2022/BTTTT ban hành kèm Thông tư 24/2022/TT-BTTTT;
- Thông Tư 02/2024/TT-BTTTT: “Thông tư quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông” được ban hành bởi Bộ Thông tin và Truyền thông vào ngày 29 tháng 03 năm 2024 (Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 05 năm 2024);
II. HƯỚNG DẪN THỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THEO QCVN 132:2022/BTTTT
Căn cứ vào yêu cầu của Thông tư 24/2022/TT-BTTTT, QCVN 132:2022/BTTTT và Thông Tư 02/2024/TT-BTTTT, Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thử nghiệm an toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin với những thông tin chi tiết sau:
1. Thử nghiệm hợp quy các thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin theo QCVN 132:2022/BTTTT ở đâu?
Thủ tục thử nghiệm An toàn điện cho các thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin theo QCVN 132:2022/BTTTT phải được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm được Chỉ định hoặc Thừa nhận (theo các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau – MRA – Bộ TT&TT). Không được sử dụng kết quả đo kiểm/thử nghiệm của phòng thử nghiệm trong nước, ngoài nước khi chưa được chỉ định, thừa nhận hoặc kết quả đo kiểm/thử nghiệm của nhà sản xuất để đánh giá sự phù hợp đối với quy chuẩn kỹ thuật này.
Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT nêu rõ đối với QCVN 132:2022/BTTTT: trường hợp sản phẩm, hàng hóa sử dụng bộ chuyển đổi điện áp (adaper), nếu bộ chuyển đổi điện áp đi kèm thì thử nghiệm QCVN 132:2022/BTTTT cho sản phẩm, hàng hóa đi kèm bộ chuyển đổi điện áp, nếu bộ chuyển đổi điện áp không đi kèm thì thử nghiệm QCVN 132:2022/BTTTT cho sản phẩm, hàng hóa không kèm bộ chuyển đổi điện áp.
(Thông Tư 02/2024/TT-BTTTT – Quy Định Danh Mục Sản Phẩm, Hàng Hóa Có Khả Năng Gây Mất An Toàn Thuộc Trách Nhiệm Quản Lý Của Bộ Thông Tin Và Truyền Thông)
Quý Doanh nghiệp có thể liên hệ Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia – Công ty Cổ phần Phòng thử nghiệm Phúc Gia để thực hiện Thử nghiệm QCVN 132:2022/BTTTT.
Xem thêm:
Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia là một trong rất ít Phòng thử nghiệm có đầy đủ trang thiết bị, máy móc, con người được đào tạo cũng như được đánh giá và chỉ định để thử nghiệm đầy đủ tất các các chỉ tiêu khắt khe quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 132:2022/BTTTT cho các sản phẩm viễn thông và công nghệ thông tin theo các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Xem thêm:
- Bộ Thông Tin và Truyền Thông Chỉ Định Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia Thử Nghiệm Pin Lithium và An Toàn Điện Cho Thiết Bị Đầu Cuối Viễn Thông Và Công Nghệ Thông Tin Theo QCVN 132:2022/BTTTT
- Giới thiệu về Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia
- Bộ Công Thương chỉ định Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia là Phòng thử nghiệm Hiệu suất Năng lượng
- Bộ Khoa Học Và Công Nghệ Chỉ Định Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia Thử Nghiệm Đèn LED Theo QCVN 19:2019/BKHCN
- Bộ Khoa Học Và Công Nghệ Chỉ Định Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia Thử Nghiệm EMC Theo QCVN 09:2012/BKHCN
- Trung Tâm Thử Nghiệm Kiểm Định Phúc Gia Đạt Chuẩn ISO/IEC 17025:2017 – VILAS 1212
- Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia Đạt Chuẩn ISO/IEC 17025:2017 – VALAS 009
- Trung Tâm Thử Nghiệm Kiểm Định Phúc Gia Đạt Chuẩn ISO/IEC 17025:2017 – VLAT-1.0388
Thông tin liên hệ hỗ trợ thử nghiệm QCVN 132:2022/BTTTT:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0981.996.996/ 0982.996.696
E-mail: [email protected]
Website: phucgia.com.vn
2. Các sản phẩm phải thực hiện thử nghiệm và công bố hợp quy theo QCVN 132:2022/BTTTT, căn cứ pháp lý và thời gian áp dụng?
Theo Thông tư 02/2024/TT-BTTTT và QCVN 132:2022/BTTTT, các nhóm sản phẩm thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin được liệt kê dưới đây kèm theo mã HS tương ứng thuộc phạm vi bắt buộc áp dụng:
TT | Tên sản phẩm, hàng hóa | Mã số HS | Mô tả sản phẩm, hàng hóa | Căn cứ pháp lý | Thời gian áp dụng |
1 |
Máy tính cá nhân để bàn (Desktop computer) |
8471.41.10 | Thiết bị được thiết kế chứa trong cùng một vỏ, có ít nhất một đơn vị xử lý trung tâm, một đơn vị nhập và một đơn vị xuất, kết hợp hoặc không kết hợp với nhau, có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều chức năng: – Thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz; – Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHZ; – Đầu cuối thông tin di động W-CDMA FDD; – Đầu cuối thông tin di động E-UTRAFDD; – Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G); – Phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn. |
Được quy định tại Mục 1.1 – Bảng danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy thuộc Phụ lục 2 –Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT |
Áp dụng từ ngày 01/01/2024; |
2 |
Máy tính xách tay (Laptop and portable computer) |
8471.30.20 | Máy xử lý dữ liệu tự động loại xách tay, có trọng lượng không quá 10 kg, gồm ít nhất một đơn vị xử lý dữ liệu trung tâm, một bàn phím và một màn hình, có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều chức năng: – Thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phố trong băng tần 2,4 Ghz; – Truy cập vô tuyến băng tần 5GHz; – Đầu cuối thông tin di động W-CDMAFDD; – Đầu cuối thông tin di động E-UTRAFDD; – Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G); – Phát, thu – phát vô tuyến cự ly ngắn. |
Được quy định tại Mục 1.2 – Bảng danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy thuộc Phụ lục 2 – Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT |
Áp dụng từ ngày 01/01/2024; |
3 | Máy tính bảng (Tablet) | 8471.30.90 | Máy xử lý dữ liệu tự động loại xách tay, có trọng lượng không quá 10 kg, gồm ít nhất một đơn vị xử lý dữ liệu trung tâm, một bàn phím và một màn hình (trừ máy tính xách tay, notebook, subnotebook), có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều chức năng: – Đầu cuối thông tin di động mặt đất; – Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G); – Truyền dữ liệu băng rộng hoạt động trong băng tần 2,4 GHz; – Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz; Lương – ismart – Thu phát vô tuyến cự ly ngắn. |
Được quy định tại Mục 1.3 – Bảng danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy thuộc Phụ lục 2 – Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT |
Áp dụng từ ngày 01/01/2024; |
4 | Thiết bị thu hình có tích hợp chức năng thu tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 (iDTV)
|
8528.72.92 8528.72.99 |
Thiết bị thu dùng trong truyền hình có chức năng giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất sử dụng công nghệ DVB-T2. Có thiết kế để gắn thiết bị video hoặc màn ảnh, có màu, không hoạt động bằng pin và không sử dụng ống đèn hình tia ca-tốt. | Được quy định tại Mục 2.6 – Bảng danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy thuộc Phụ lục 2 – Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT |
Áp dụng từ ngày 01/01/2024; |
5 | Thiết bị điện thoại không dây loại kéo dài thuê bao vô tuyến DECT
Lưu ý: Không áp dụng đối với loại thiết bị thông tin phòng nổ. |
8517.11.00 | Bộ điện thoại hữu tuyến bao gồm một máy mẹ (Base Station) đi kèm với một hoặc vài máy điện thoại không dây kéo dài bằng sóng vô tuyến điện (máy con) sử dụng côg nghệ DECT. Các máy di động cầm tay (máy con) kết nối đến mạng cố định thông qua máy mẹ (Base Station), là một máy điện thoại cố định kết nối cuộc gọi đến mạng cố định. | Được quy định tại Mục 2.1 – Bảng danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc Phụ lục 1 – Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT |
Áp dụng từ ngày 01/01/2024; trước ngày 01/01/2024 áp dụng tiêu chuẩn IEC 62368-1:2018. |
6 | Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set Top Box) trong mạng truyền hình cáp sử dụng kỹ thuật số
|
8528.71.11 8528.71.19 8528.71.91 8528.71.99 |
Thiết bị giải mã tín hiệu trong mạng truyền hình cáp sử dụng kỹ thuật số. Thiết bị có thể có hoặc không có chức năng tương tác thông tin với nhà cung cấp dịch vụ. | Được quy định tại Mục 2.3 – Bảng danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy thuộc Phụ lục 2 – Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT |
Áp dụng từ ngày 01/01/2024; |
7 | Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set Top Box) trong mạng truyền hình IPTV
|
8528.71.11 8528.71.19 8528.71.91 8528.71.99 |
Thiết bị giải mã tín hiệu trong mạng truyền hình IPTV (truyền hình qua đường truyền internet). Thiết bị có thể có hoặc không có chức năng tương tác thông tin với nhà cung cấp dịch vụ. | Được quy định tại Mục 2.4 – Bảng danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy thuộc Phụ lục 2 – Thông tư 02/2024/TT-BTTTT |
Áp dụng từ ngày 01/01/2024; |
8 | Thiết bị khuếch đại trong hệ thống phân phối truyền hình cáp
|
8517.62.49 | Thiết bị có chức năng khuếch đại tín hiệu được sử dụng trong mạng truyền hình cáp (hệ thống hữu tuyến kỹ thuật số). | – | Áp dụng từ ngày 01/01/2024; |
9 | Thiết bị điện thoại không dây (loại kéo dài thuê bao)
|
8517.11.00 | Thiết bị điện thoại không dây loại kéo dài thuê bao vô tuyến, có công suất máy phát đến 25 W khai thác trên mạng điện thoại cố định, dùng để truyền dẫn tín hiệu thoại tương tự và được kết nối với mạng điện thoại cố định qua giao diện tương tự hai dây (trừ thiết bị DECT);
Chỉ áp dụng cho khối trung tâm (còn gọi là trạm gốc hay máy mẹ): được đặt cố định và đầu nối với đôi dây điện thoại của mạng điện thoại công cộng (PSTN); sử dụng ăng ten tích hợp hoặc ăng ten nối ngoài. |
– | Áp dụng từ ngày 01/01/2024; |
3. Khi nào doanh nghiệp bắt buộc phải Thử nghiệm an toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin theo QCVN 132:2022/BTTTT?
Áp dụng từ ngày 01/01/2024, doanh nghiệp bắt buộc phải Thử nghiệm an toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin theo QCVN 132:2022/BTTTT.
4. Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin?
Tất cả các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin được quy định chi tiết trong QCVN 132:2022/BTTTT.
Ngoài các quy định về An toàn điện theo QCVN 132:2022/BTTTT, các thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin còn phải thực hiện thủ tục thử nghiệm, chứng nhận/ công bố hợp quy theo các quy chuẩn hiện hành khác được quy định chi tiết trong Thông tư 02/2024/TT-BTTTT
5. Thông Tin Mẫu Thử Doanh Nghiệp Cần Cung Cấp Khi Đo Kiểm QCVN 132:2022/BTTTT Tại Trung tâm Phúc Gia?
Để phục vụ quá trình thử nghiệm, quý Doanh Nghiệp vui lòng cung cấp cho Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia các thông tin sau:
Chi tiết tại: Các thông tin cần cung cấp Khi Đo Kiểm QCVN 132:2022/BTTTT Tại Trung tâm Phúc Gia
6. Sự khác biệt về chỉ tiêu thử nghiệm được quy định giữa QCVN 132:2022/BTTTT và tiêu chuẩn IEC 62368-1:2018?
Xem thêm: Sự khác biệt giữa QCVN 132:2022/BTTTT và tiêu chuẩn IEC 62368-1:2018
7. Chi phí Thử nghiệm An toàn điện theo QCVN 132:2022/BTTTT?
Chi phí thử nghiệm an toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin theo QCVN 132:2022/BTTTT đã được chúng tôi niêm yết tại bài viết:
Chi phí Thử nghiệm An toàn điện theo QCVN 132:2022/BTTTT (click link để tìm hiểu thông tin chi tiết)
8. Phiếu thử nghiệm mẫu của An toàn điện đối với Thiết bị đầu cuối Viễn thông và Công nghệ thông tin theo QCVN 132:2022/BTTTT khi thử nghiệm tại Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia
Quý doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu Phiếu thử nghiệm An toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin theo QCVN 132:2022/BTTTT của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phuc Gia tại đường link sau:
9. Thời gian Thử nghiệm An toàn điện theo QCVN 132:2022/BTTTT?
Thời gian thử nghiệm dự kiến đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin theo QCVN 132:2022/BTTTT: khoảng 1 – 3 tuần tùy từ độ phức tạp của mỗi sản phẩm.
10. Lợi ích của việc sử dụng kết quả thử nghiệm IEC 62368-1:2018 khi đo kiểm QCVN 132:2022/BTTT?
Chi tiết tại bài viết sau: Lợi ích của việc sử dụng kết quả thử nghiệm IEC 62368-1:2018 khi đo kiểm QCVN 132:2022/BTTT
Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia đã xây dựng và sẵn sàng thử nghiệm phục vụ đo kiểm/ thử nghiệm An toàn điện cho các thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin theo QCVN 132:2022/BTTTT. Để được hỗ trợ hỗ trợ, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Phúc Gia® theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÚC GIA
TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA
Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0981.996.996/ 0982.996.696/ 024 7779 6696
E-mail: [email protected] Website: phucgia.com.vn
Cách tốt nhất để làm rõ điều này là nói chuyện với một chuyên gia. Đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi nếu bạn có câu hỏi nào.
Phúc Gia® có thể giúp bạn những việc sau:
– Tư vấn để bạn hiểu rõ hơn những điều bạn đang thắc mắc về việc thử nghiệm QCVN 132:2022/BTTT…;
– Thử nghiệm QCVN 132:2022/BTTTT;
– Thử nghiệm QCVN 101:2020/BTTTT;
– Thử nghiệm QCVN 19:2019/BKHCN;
– Thử nghiệm QCVN 09:2012/BKHCN;
– Chứng nhận QCVN 19:2019/BKHCN;
– Chứng nhận QCVN 09:2012/BKHCN;
– Thử nghiệm Hiệu suất Năng lượng cho các thiết bị điện gia dụng và văn phòng.
Chúng tôi thực sự khuyên bạn nên bắt đầu quá trình càng sớm càng tốt để xác định và vạch ra chiến lược cho sản phẩm của mình.