Cục Sở Hữu Trí Tuệ

/Cục Sở Hữu Trí Tuệ

Các Đối Tác Lớn Của Phúc Gia®: Cục An Toàn Thực Phẩm, Tổng Cục Năng Lượng, Bộ Khoa Học Công Nghệ (KHCN)… Trong Đó Có Cục Sở Hữu Trí Tuệ – cơ quan trực thuộc Bộ KHCN, giúp thống nhất quản lý nhà nước và đảm bảo các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành về sở hữu trí tuệ (SHTT).

1) Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển

1.1) Trước năm 1982:

  • Từng bước hình thành và phát triển hoạt động sáng kiến – thành lập Phòng Sáng chế phát minh, tổ chức tiền thân của Cục Sở hữu trí tuệ ngày nay.
  • Năm 1959: thành lập ủy ban Khoa học Nhà nước trong đó có Phòng Sáng kiến cải tiến kỹ thuật; năm 1973: được đổi thành Phòng Sáng chế phát minh.

Cục Sáng chế

  • Ngày 29/7/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 125/HĐBT về việc sửa đổi tổ chức bộ máy của ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước trong đó có Cục Sáng chế là một đơn vị trực thuộc. Và, Ngày 29/7 đã chính thức trở thành ngày thành lập Cục Sáng chế, sau đó là Cục Sở hữu công nghiệp và Cục Sở hữu trí tuệ ngày nay.
  • Theo Điều lệ tổ chức và Hoạt động thì Cục Sáng chế được xây dựng trên cơ sở Phòng Sáng chế phát minh, có trách nhiệm giúp Chủ nhiệm ủy ban thực hiện chức năng thống nhất quản lý hoạt động sáng kiến, sáng chế và công tác sở hữu công nghiệp trong cả nước, bảo hộ pháp lý sáng chế và các đối tượng sở hữu công nghiệp; Cục có 05 phòng chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu, Cục chưa thành lập các phòng mà vẫn tiếp tục duy trì các tổ chuyên môn.
  • Khi mới thành lập, Cục có 27 cán bộ, được tổ chức thành 02 tổ chuyên môn: Tổ Quản lý và Tổ Thông tin.

Cục Sở hữu công nghiệp

  • Ngày 22/5/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 22-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Theo đó, Cục Sáng chế được đổi tên thành Cục Sở hữu công nghiệp.
  • Cục đã tổ chức lại các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, thống nhất các thủ tục xác lập quyền theo nguyên tắc một đầu mối; củng cố các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Về cơ cấu tổ chức, Cục có 7 phòng, 01 trung tâm, 02 bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ và 01 văn phòng quản lý dự án.

Cục Sở hữu trí tuệ

  • Ngày 19/5/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo đó, Cục Sở hữu công nghiệp được đổi tên thành Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Ngày 25/6/2004, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký Quyết định số 14/2004/QĐ-BKHCN ban hành Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Cục Sở hữu trí.

2) Chức Năng, Nhiệm Vụ Cục Sở Hữu Trí Tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước và đảm bảo các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành về sở hữu trí tuệ (SHTT).

2.1) Về nhiệm vụ

Cục Sở hữu trí tuệ có 19 nhiệm vụ chính. Tuy nhiên có thể khái quát thành 5 nhiệm vụ trọng tâm cơ bản sau:

  • Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về SHTT; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, biện pháp đẩy mạnh hoạt động và phát triển hệ thống SHTT trong phạm vi cả nước;
  • Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc xác lập và bảo vệ quyền SHTT tại Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân;
  • Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về SHTT;
  • Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn về SHTT cho các cơ quan quản lý SHTT thuộc các Bộ, ngành và địa phương trong cả nước;
  • Thực hiện chức năng bảo đảm các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về SHTT; đào tạo, bồi dương chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học về SHTT; hỗ trợ và tư vấn về thủ tục xác lập, quản lý, sử dụng và chuyển giao, chuyển nhượng giá trị quyền SHTT; xây dựng, quản lý và tổ chức khai thác cơ sở dữ liệu thông tin sở hữu công nghiệp.

2.2) Về cơ cấu tổ chức

Cục Sở hữu trí tuệ có 19 đơn vị trực thuộc, trong đó có 17 đơn vị làm việc tại Cơ quan Cục (384-386, Nguyễn Trãi, Hà Nội) và 2 Văn phòng Đại diện của Cục tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng; Cục được phân thành 2 khối: khối quản lý nhà nước gồm các đơn vị: Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Pháp chế và Chính sách, Phòng Hợp tác quốc tế, Phòng Thực thi và Giải quyết khiếu nại, Phòng Công nghệ thông tin, Phòng Đăng ký, Văn phòng Đại diện của Cục tại thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng Đại diện của Cục tại thành phố Đà Nẵng và khối sự nghiệp phục vụ công tác quản lý nhà nước gồm các đơn vị: Phòng Sáng chế 1, Phòng Sáng chế 2, Phòng Sáng chế 3, Phòng Kiểu dáng công nghiệp, Phòng Nhãn hiệu hàng hóa số 1, Phòng Nhãn hiệu hàng hóa số 2, Phòng Chỉ dẫn địa lý, Trung tâm Thông tin, Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo.
Cục Sở Hữu Trí Tuệ

2.3) Về biên chế

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, Cục Sở hữu trí tuệ có 281 công chức, viên chức. Trong đó, số công chức là 100 người, viên chức hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là 157 người, và hợp đồng làm việc có thời hạn là 24 người. Hầu hết công chức, viên chức có trình độ đại học trở lên (245 người chiếm tỷ lệ 87,2%), khả năng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc; nhiều công chức, viên chức có thêm văn bằng thứ 2 hoặc thứ 3; 10 người có học vị tiến sĩ (chiếm tỷ lệ 3,6%); 26 người có học vị thạc sỹ (chiếm tỷ lệ 9,25%).

3) Hoạt Động Của Cục Sở Hữu Trí Tuệ

3.1) Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật

  • Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về SHTT, tạo môi trường pháp lý đầy đủ và minh bạch cho hoạt động SHTT nhằm phát triển kinh tế của đất nước và hội nhập quốc tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Cục đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan soạn thảo và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành 03 bộ Luật, 01 Pháp lệnh, 16 Nghị định hoặc Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, 19 Thông tư hoặc các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành ban hành. Đặc biệt, trong năm 2005, Cục Sở hữu trí tuệ đN chủ trì xây dựng và hoàn thiện dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ – một đạo luật chuyên ngành đầu tiên về SHTT của Việt Nam với phạm vi điều chỉnh rộng lớn và toàn diện, đã được Quốc hội chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Có thể nói rằng, hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam từ khi Luật Sở hữu trí tuệ và một loạt các văn bản dưới luật được ban hành, đã tạo ra một nền tảng pháp lý tương đối hoàn chỉnh, đầy đủ và đồng bộ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động SHTT hiện nay.
  • Cục đã xây dựng một loạt các Đề án, Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thúc đẩy các hoạt động SHTT trong phạm vi cả nước: Đề án “Đổi mới tổ chức, cơ chế và phương thức bảo hộ quyền SHTT”; Đề án “Khảo sát, đánh giá thực tiễn hoạt động sáng kiến ở Việt Nam”; Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT”; “Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp” …
  • Trong tiến trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Cục là cơ quan chủ trì phần nội dung về SHTT, tham gia đàm phán để ký kết các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước; trực tiếp chuẩn bị nội dung, phương án và tham gia đàm phán song phương và đa phương với các nước thành viên WTO; cập nhật, rà soát, sửa đổi dự thảo báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (phần nội dung về SHTT) góp phần kết thúc đàm phán để Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO từ ngày 11/01/2007.

3.2) Thực hiện quản lý nhà nước về xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Những năm gần đây, số đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ liên tục gia tăng (khoảng 20-25%/năm). Để bảo đảm các quy định của pháp luật về thời hạn xử lý đơn, Cục đã thực hiện một loạt các giải pháp đồng bộ để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, bao gồm: Cải cách các thủ tục hành chính; nâng cấp trang, thiết bị, áp dụng công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng công việc; bổ sung lực lượng cán bộ, công chức; áp dụng định mức lao động, trả lương theo kết quả công việc; tổ chức làm thêm vào các ngày thứ Bảy hàng tuần… Nhờ đó, đã đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn.

3.3) Thực hiện hợp tác quốc tế về SHTT

Cục đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác đa phương về SHTT, trong đó đã tổ chức thành công các sự kiện về SHTT trong khuôn khổ APEC, gây ấn tượng tốt đẹp cho bạn bè quốc tế; đã triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ APEC, ASEAN, ASEM… Quan hệ hợp tác song phương tốt đẹp với nhiều đối tác nhà Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO), Cơ quan Nhãn hiệu và Kiểu dáng công nghiệp châu Âu (OHIM), Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Nhật, Liên bang Nga… Các dự án hợp tác với nước ngoài (Dự án MOIPA, UTIPINFO do Nhật Bản tài trợ, Dự án ECAP – I, ECAP – II do EU tài trợ, Chương trình SPC do Thuỵ Sĩ tài trợ) tiếp tục được triển khai có hiệu quả.

3.4) Công tác bảo đảm các hoạt động sự nghiệp về SHTT

  • Tổ chức đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về SHTT, trong đó chú trọng công tác đào tạo ngắn hạn và dài hạn về SHTT nhằm tạo nguồn nhân lực có trình độ cơ bản và chuyên sâu bổ sung cho hệ thống, và nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, thực thi quyền SHTT, cán bộ nghiên cứu và triển khai… thuộc các ngành, địa phương trong cả nước.
  • Công tác hỗ trợ và tư vấn về sở hữu công nghiệp được quan tâm và bước đầu được triển khai trên nhiều lĩnh vực nhằm hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Cùng với việc tư vấn, hướng dẫn thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp, các hoạt động hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ (đặc biệt là thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý) được tăng cường.
  • Cục đã xây dựng và từng nước hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và công cụ tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp; duy trì trao đổi thông tin chuyên ngành với 27 quốc gia và Tổ chức quốc tế, xây dựng kho tư liệu sở hữu công nghiệp với khoảng 25 triệu sáng chế, 1,5 triệu kiểu dáng công nghiệp và gần 3 triệu nhãn hiệu; phổ biến và tổ chức khai thác thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ nghiên cứu và triển khai.
  • Đã tích cực tham gia các hoạt động tư pháp, tố tụng liên quan đến giải quyết khiếu nại và tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp tại Toà án, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thực thi xử lý hàng ngàn vụ vi phạm hành chính và xâm phạm về sở hữu công nghiệp.

3.5) Đánh Giá Chung

  • Với sự quan tâm của Chính phủ, sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Khoa học và Công nghệ và sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương và sự cố gắng của tập thể Lãnh đạo, cán bộ, công chức Cục Sở hữu trí tuệ, công tác quản lý nhà nước và các hoạt động về SHTT tiếp tục đạt được kết quả khả quan.
  • Hệ thống pháp luật về SHTT tiếp tục được hoàn thiện. Công tác tổ chức thi hành các quy định pháp luật và thực hiện các thủ tục hành chính về sở hữu công nghiệp có nhiều cải tiến theo hướng thuận tiện, đơn giản hoá. Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT cũng như phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống trong những năm qua có nhiều tiến bộ; nhận thức của xã hội nói chung và của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nói riêng được nâng cao một bước. Trình độ chuyên môn của những người làm công tác SHTT tại các doanh nghiệp được cải thiện đáng kể. Hoạt động hợp tác quốc tế tiếp tục được duy trì và phát triển, nhờ đó nhận được sự hỗ trợ hết sức thiết thực, kịp thời. Tình hình xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trong những năm gần đây có chuyển biến tích cực.
  • Đội ngũ cán bộ, công chức của Cục tiếp tục được bổ sung cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất từng bước được tăng cường và hiện đại đáp ứng ngày càng tốt hơn các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Một số hạn chế trong công tác quản lý nhà nước và các hoạt động SHTT:

  • Việc nâng cao hiểu biết và nhận thức về SHTT cho các doanh nghiệp và công chúng còn hạn chế;
  • Tình hình xâm phạm, vi phạm về SHTT chưa có dấu hiệu bị kiềm chế mà vẫn diễn biến phức tạp, phổ biến;
  • Tốc độ xử lý đơn tăng nhanh, song lương đơn tồn đọng vẫn còn đáng kể;
  • Cơ sở vật chất kỹ thuật không đồng bộ, lạc hậu;
  • Đội ngũ cán bộ, công chức đã được quan tâm bổ sung song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, kể cả về số lượng và chất lượng; cơ chế quản lý tài chính chứa đựng nhiều bất cập, không khuyến khích được cán bộ, công chức, viên chức.

4) Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Đáp Ứng Yêu Cầu Hội Nhập Quốc Tế Và Công Cuộc CNH, HĐH Đất Nước

  • Để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền SHTT, song song với việc phát huy kết quả đã đạt được, Cục đang tập trung khắc phục triệt để các hạn chế, thiếu sót đã nêu ở phần trên, cụ thể là:
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại; có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ;
  • Tăng cường đầu tư, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý và các hoạt động về SHTT.
  • Để giải quyết tốt nhất các yêu cầu trên, Cục Sở hữu trí tuệ đang trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép Cục được thực hiện cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu, giao quyền tự chủ gắn với trách nhiệm của thủ trương đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Website: http://www.noip.gov.vn

     ĐIỀU GÌ TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU PHÚC GIA®:

Phúc Gia® – Đơn Vị Hàng Đầu Trong Lĩnh Vực Cung Cấp Các Dịch Vụ Hải Quan

Lý do khiến mọi doanh nghiệp đều lựa chọn Phúc Gia® là đơn vị hàng đầu trong Tư vấn Công Bố Hợp Quy An Toàn Thực Phẩm và Công Bố Phù Hợp Quy Định An Toàn Thực PhẩmDán Nhãn Năng Lượng,Chứng Nhận Hợp QuyCông Bố Mỹ Phẩm và Dịch Vụ Logistics:

1) Phúc Gia® có bề dày hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành, là đơn vị đầu tiên đủ năng lực cung cấp dịch vụ Hải Quan cho hơn 500 đơn vị lớn nhỏ Trong & Ngoài NướcSharp (2012); SamSung (2012)Hitachi (2013); Electrolux (2013); Panasonic (2013); LG (2013); Sony (2013); Siemens (2013)Mitsubishi (2013); GE (2013); Haier (2014); Toshiba (2014); Carrier (2014); Philips (2014)HappyCook (2015)General (2015); TCL (2015)Alaska (2015); Casper (2015); Gree (2016); Hải Hà (2016); VinMart (2017)
2) Phúc Gia® sở hữu đội ngũ Tư vấn và Quy trình làm việc chuyên nghiệp, giải đáp được tất cả các thắc mắc của Doanh nghiệp, giúp khách hàng tối ưu được thời gian, tâm trí, sức lực cũng như giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa và làm thủ tục xin giấy phép Thông quan.
3) Phúc Gia® là đơn vị đầu tiên & duy nhất công bố Giá Niêm Yết Toàn Cầu trên Website & Bảo hiểm miễn phí cho khách hàng 1 năm trong trường hợp các quy định pháp luật của Nhà nước thay đổi!

Icon_Cau_Hoi

    CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:

Tại Sao Với Giá Dịch Vụ Ở Phân Khúc Cao, Phúc Gia® Vẫn Được Các Doanh Nghiệp Lựa Chọn Là Đơn Vị Tin Cậy Hàng Đầu Với Các Dịch Vụ Hải Quan

  • Đây cũng là băn khoăn của nhiều khách hàng trước khi lựa chọn Phúc Gia® là đơn vị cung cấp các Dịch vụ Hải quan.
  • Trong hơn 5 năm qua Phúc Gia® đã phục vụ hơn 500 Doanh nghiệp lớn nhỏ trong Nước và Quốc tế, hơn 90% trong các Doanh nghiệp đã sử dụng các Dịch vụ Hải quan của Phúc Gia® đều nhận xét rằng chất lượng Dịch vụ xứng đáng với số tiền họ bỏ ra.
  • Khách hàng nhận xét rằng: “Với mức giá Doanh nghiệp phải bỏ ra khi sử dụng các Dịch vụ Hải quan của Phúc Gia® là RẺ hơn nhiều so với chi phí và khoảng thời gian Doanh nghiệp tự tìm hiểu để hoàn thành các công việc như: Tự mang sản phẩm đi thử nghiệm; Tự tìm hiểu để soạn hồ sơ; Tự làm việc với các bộ ban ngành để hoàn chỉnh hồ sơ; Tự làm giấy phép Thông quan…”
  • Phúc Gia® cam kết tối ưu hóa thời gian, tâm trí, sức lực và tiền bạc trong quá trình Thông Quan hàng hóa cũng như GIẢM THIỂU RỦI RO trong quá trình cấp giấy phép!

Icon_Bai_Viet_Lien_Quan

      BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỐI TÁC TIÊU BIỂU:

2018.02.08.ICON_LIEN_LAC

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN MINH PHÚC GIA (PGU – Nhấn vào đây để xem thông tin Cty)
Phone: 024 7779 6696098 299 6696
Email: info@phucgia.com.vn
“Liên Minh Phúc Gia – Vì cuộc sống tiện nghi”
“Chúng tôi luôn mong muốn: Mang lại nhiều GIÁ TRỊ nhất cho bạn!”

2018-02-12T16:36:13+07:00