Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng

/Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng

Các Đối Tác Lớn Của Phúc Gia®: Cục An Toàn Thực Phẩm, Bộ Công Thương, Bộ Khoa Học Công Nghệ (KHCN)… Trong Đó Có Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng – Trực Thuộc Bộ KHCN, Giúp Tham Mưu Và Tổ Chức Thực Thi Pháp Luật Về Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Trong Phạm Vi Cả Nước.

1) Lãnh Đạo Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng

– Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có Tổng cục trưởng và không quá 03 Phó Tổng cục trưởng.

– Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.

– Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

2) Vị Trí Và Chức Năng

– Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là tổ chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong phạm vi cả nước, gồm: Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công về tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo quy định của pháp luật.

– Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.

3) Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn

  • Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  • Trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

a) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn hàng hóa; mã số mã vạch; giải thưởng chất lượng;

b) Chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án quan trọng quốc gia về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

  • Trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt hoặc quyết định:

a) Quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật;

b) Dự thảo thông tư, văn bản về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn hàng hóa; mã số mã vạch; quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp, chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp; giải thưởng chất lượng;

c) Công bố tiêu chuẩn quốc gia;

d) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn đối với các lĩnh vực và đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;

đ) Quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng quốc gia; điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa do tổ chức, cá nhân đề nghị.

  • Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
  • Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa sau khi được phê duyệt hoặc ban hành.
  • Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản cá biệt khác theo quy định của pháp luật.
  • Về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật:

a) Tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc giatrong lĩnh vực được phân công;

b) Tham gia xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì soạn thảo;

c) Thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì xây dựng; cho ý kiến về việc xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương theo phân công của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

d) Hướng dẫn nghiệp vụ về xây dựng tiêu chuẩn, quychuẩn kỹ thuật;

đ) Tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài ở Việt Nam; tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;

e) Tổ chức tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực theo quy định của pháp luật;

g) Tổ chức việc rà soát, kiến nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hoặc ban hành;

h) Thực hiện việc tiếp nhận đăng ký và xuất bản danh mục quy chuẩn kỹ thuật; xuất bản tiêu chuẩn quốc gia, danh mục tiêu chuẩn quốc gia;

i) Thành lập và quản lý hoạt động của các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia.

  • Về đo lường:

a) Quản lý, tổ chức và thực hiện việc thiết lập, duy trì, bảo quản, sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia trong lĩnh vực được phân công;

b) Quản lý, tổ chức và thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;

c) Hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng hệ thống chuẩn đo lường của Bộ, ngành, địa phương;

d) Chứng nhận chuẩn công tác, chất chuẩn; chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường;

đ) Thực hiện việc phê duyệt mẫu phương tiện đo sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu;

e) Chứng nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;

g) Quản lý, tổ chức và thực hiện việc chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn.

  • Về chất lượng sản phẩm, hàng hóa:

a) Tổ chức thực hiện chương trình quốc gia, dự án về năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

b) Chủ trì kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa lưu thông trên thị trường, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hàng hóa trong quá trình sử dụng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;

c) Phối hợp với các cơ quan quản lý chất lượng có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực;

d) Tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng quốc gia; quản lý hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

đ) Quản lý nhãn hàng hóa và mã số mã vạch.

  • Về đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật:

a) Tổ chức thực hiện đăng ký lĩnh vực hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp theo lĩnh vực được phân công quản lý;

b) Chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện hoạt động thử nghiệm, chứng nhận, giám định và kiểm định phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành; hướng dẫn việc chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp của Bộ, ngành, địa phương;

c) Chủ trì tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện các điều ước quốc tế, các thỏathuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân công của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

d) Hướng dẫn triển khai các phương thức đánh giá sự phù hợp theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;

đ) Quản lý hoạt động công nhận các tổ chức thử nghiệm, hiệu chuẩn, chứng nhận sự phù hợp và giám định;

e) Quản lý và hướng dẫn việc đăng ký hoạt động tư vấn, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng, cấp, đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật;

g) Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện hoạt động công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.

  • Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa kém chất lượng và hành vi gian lận thương mại khác liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức và quản lý hoạt động mạng lưới quốc gia cơ quan thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
  • Thực hiện hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, năng suất và chất lượng theo quy định của pháp luật; là đại diện của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực về tiêu chuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cho các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
  • Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các hội, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
  • Quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; thông tin, tuyên truyền và tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
  • Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các hoạt động dịch vụ về lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo mục tiêu và nội dung chương trình,kế hoạch cải cách hành chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Quản lý, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
  • Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc, viên chức và người lao động; thực hiện chế độ tiền lương, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; xây dựng vị trí việc làm, cơ cấu công chức, viên chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình Bộ trưởng theo quy định.
  • Quản lý tài chính, tài sản được giao, tổ chức thực hiện quản lý ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giao và theo quy định của pháp luật.

4) Cơ Cấu Tổ Chức

  • Vụ Tiêu chuẩn.
  • Vụ Đo lường.
  • Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy.
  • Vụ Kế hoạch Tài chính.
  • Vụ Hợp tác quốc tế.
  • Vụ Tổ chức cán bộ.
  • Vụ Pháp chế – Thanh tra.
  • Văn phòng.
  • Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
  • Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam.
  • Viện Đo lường Việt Nam.
  • Viện Năng suất Việt Nam.
  • Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1.
  • Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2.
  • Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3.
  • Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 4.
  • Trung tâm Chứng nhận Phù hợp.
  • Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
  • Trung tâm Thông tin Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
  • Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.
  • Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.
  • Trung tâm Đào tạo và Chuyển giao công nghệ Việt – Đức.
  • Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
  • Văn phòng Thông báo và hỏi đáp quốc gia về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Các tổ chức quy định từ Khoản 1 đến Khoản 9 Điều này là tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ Khoản 10 đến Khoản 24 Điều này là các tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập, giải thể, tổ chức lại Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Trung tại thành phố Đà Nẵng và Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức thuộc Tổng cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo, quản lý của các đơn vị thuộc cấp mình quản lý theo quy định của pháp luật.

Website: http://www.tcvn.gov.vn

     ĐIỀU GÌ TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU PHÚC GIA®:

Phúc Gia® – Đơn Vị Hàng Đầu Trong Lĩnh Vực Cung Cấp Các Dịch Vụ Hải Quan

Lý do khiến mọi doanh nghiệp đều lựa chọn Phúc Gia® là đơn vị hàng đầu trong Tư vấn Công Bố Hợp Quy An Toàn Thực Phẩm và Công Bố Phù Hợp Quy Định An Toàn Thực PhẩmDán Nhãn Năng Lượng,Chứng Nhận Hợp QuyCông Bố Mỹ Phẩm và Dịch Vụ Logistics:

1) Phúc Gia® có bề dày hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành, là đơn vị đầu tiên đủ năng lực cung cấp dịch vụ Hải Quan cho hơn 500 đơn vị lớn nhỏ Trong & Ngoài NướcSharp (2012); SamSung (2012)Hitachi (2013); Electrolux (2013); Panasonic (2013); LG (2013); Sony (2013); Siemens (2013)Mitsubishi (2013); GE (2013); Haier (2014); Toshiba (2014); Carrier (2014); Philips (2014)HappyCook (2015)General (2015); TCL (2015)Alaska (2015); Casper (2015); Gree (2016); Hải Hà (2016); VinMart (2017)
2) Phúc Gia® sở hữu đội ngũ Tư vấn và Quy trình làm việc chuyên nghiệp, giải đáp được tất cả các thắc mắc của Doanh nghiệp, giúp khách hàng tối ưu được thời gian, tâm trí, sức lực cũng như giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa và làm thủ tục xin giấy phép Thông quan.
3) Phúc Gia® là đơn vị đầu tiên & duy nhất công bố Giá Niêm Yết Toàn Cầu trên Website & Bảo hiểm miễn phí cho khách hàng 1 năm trong trường hợp các quy định pháp luật của Nhà nước thay đổi!

Icon_Cau_Hoi

    CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:

Tại Sao Với Giá Dịch Vụ Ở Phân Khúc Cao, Phúc Gia® Vẫn Được Các Doanh Nghiệp Lựa Chọn Là Đơn Vị Tin Cậy Hàng Đầu Với Các Dịch Vụ Hải Quan

  • Đây cũng là băn khoăn của nhiều khách hàng trước khi lựa chọn Phúc Gia® là đơn vị cung cấp các Dịch vụ Hải quan.
  • Trong hơn 5 năm qua Phúc Gia® đã phục vụ hơn 500 Doanh nghiệp lớn nhỏ trong Nước và Quốc tế, hơn 90% trong các Doanh nghiệp đã sử dụng các Dịch vụ Hải quan của Phúc Gia® đều nhận xét rằng chất lượng Dịch vụ xứng đáng với số tiền họ bỏ ra.
  • Khách hàng nhận xét rằng: “Với mức giá Doanh nghiệp phải bỏ ra khi sử dụng các Dịch vụ Hải quan của Phúc Gia® là RẺ hơn nhiều so với chi phí và khoảng thời gian Doanh nghiệp tự tìm hiểu để hoàn thành các công việc như: Tự mang sản phẩm đi thử nghiệm; Tự tìm hiểu để soạn hồ sơ; Tự làm việc với các bộ ban ngành để hoàn chỉnh hồ sơ; Tự làm giấy phép Thông quan…”
  • Phúc Gia® cam kết tối ưu hóa thời gian, tâm trí, sức lực và tiền bạc trong quá trình Thông Quan hàng hóa cũng như GIẢM THIỂU RỦI RO trong quá trình cấp giấy phép!

Icon_Bai_Viet_Lien_Quan

      BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỐI TÁC TIÊU BIỂU:

2018.02.08.ICON_LIEN_LAC

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN MINH PHÚC GIA (PGU – Nhấn vào đây để xem thông tin Cty)
Phone: 024 7779 6696098 299 6696
Email: info@phucgia.com.vn
“Liên Minh Phúc Gia – Vì cuộc sống tiện nghi”
“Chúng tôi luôn mong muốn: Mang lại nhiều GIÁ TRỊ nhất cho bạn!”

2018-02-12T16:29:28+07:00
zalo-icon
facebook-icon
linkin-icon
phone-icon