Trong thời đại công nghệ 4.0, Tivi DVB-T2 đã trở thành một trang bị không thể thiếu trong môi trường sống hiện đại. Với khả năng cung cấp chất lượng hình ảnh cao và tính năng kết nối Internet tích hợp. Tivi DVB-T2 không chỉ là một thiết bị giải trí mà còn là một phần quan trọng trong không gian sống và làm việc của gia đình, văn phòng hoặc doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, việc hiểu rõ về quy trình nhập khẩu, các yêu cầu hợp quy và các quy định pháp lý liên quan là rất quan trọng. Hãy cùng Phúc Gia khám phá và tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Xem thêm: Hồ sơ năng lực của Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định và Chứng nhận Phúc Gia
I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ TIVI DVB-T2
DVB-T2 là gì?
Truyền hình kỹ thuật số (Digital Television – DTV) là công nghệ truyền hình sử dụng mã hóa kỹ thuật số, khác với công nghệ truyền hình tương tự analog được sử dụng phổ biến ở Việt Nam những năm 2000 trở về trước. Sau này công nghệ DTV được đổi tên thành DVB, còn được gọi là truyền hình kỹ thuật số mặt đất.
- DVB-T (Digital Video Broadcasting – Terrestrial) là truyền hình kỹ thuật số mặt đất);
- DVB-T2 (Digital Video Broadcasting — Second Generation Terrestrial) là thế hệ thứ 2 của chuẩn DVB, thế hệ thứ nhất có tên gọi là DVB-T.
iDTV (integrated Digital Television) là gì?
Là thiết bị đầu cuối người dùng có màn hình hiển thị, cổng kết nối đầu vào RF có giao diện kiểu giắc cái trở kháng 75 Ohm, đầu ra dịch vụ được giải mã đưa đến màn hình hiển thị của thiết bị.
Thiết bị thu (receiver) là gì?
Thiết bị thu tín hiệu truyền hình số mặt đất phát theo chuẩn DVB-T2. Thiết bị thu phải có bộ dò kênh RF, bộ giải điều chế, giải ghép kênh và giải mã. Thiết bị thu có thể là thiết bị độc lập (STB) hoặc thiết bị tích hợp trong máy thu hình (iDTV). Thiết bị thu cũng có thể là loại chỉ hỗ trợ SDTV (thiết bị thu SDTV) hoặc hỗ trợ đồng thời SDTV và HDTV (thiết bị thu HDTV).
Thiết bị thu HDTV (HDTV level receiver) là gì?
Thiết bị thu hỗ trợ thu tín hiệu có độ phân giải cao (HDTV) và độ phân giải tiêu chuẩn (SDTV) để hiển thị trên màn hình với độ phân giải nguyên gốc.
Thiết bị thu SDTV (SDTV level receiver) là gì?
Thiết bị thu chi hỗ trợ thu tín hiệu có độ phân giải tiêu chuẩn (SDTV) để hiển thị trên màn hình với độ phân giải nguyên gốc, không hỗ trợ độ phân giải cao (HDTV).
II. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TIVI DVB-T2
STT | Quy Định | Bộ Công Thương |
Bộ Thông tin và Truyền Thông |
1 | Văn bản pháp luật quy định | – Công văn số 7750/BCT-TKNL ngày 03/11/2023 của Bộ Công thương ban hành danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng cho thử nghiệm hiệu suất năng lượng;
– Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện; – Thông tư số 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ Công thương quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương; – Quyết định Số 1725/QĐ-BCT ngày 01/07/2024 của Bộ Công thương về việc ban hành danh mục mặt hàng kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng. – Quyết Định Số 14/2023/QĐ-TTg ngày 24/05/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới. – Thông tư số 30/2011/TT-BCT ngày 10 tháng 08 năm 2011 của Bộ Công thương quy định tạm thời về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử;
|
– Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT ngày 29/03/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của bộ thông tin và truyền thông;
– Thông Tư 24/2022/TT-BTTTT – QCVN 132:2022/BTTTT ngày 30/11/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về an toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin. – Thông tư 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh mục thiết bị vô tuyến được miễn giấy phép tần số (để đối chiếu tần số); – Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 và Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT ngày 15/11/2018 quy định thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước đối với hàng nhập khẩu; – Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin về truyền thông; – Thông tư số 10/2020/TT-BTTTT ngày 07/05/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số nội dung của thông tư số 30/2011/TT-BTTTT; – Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT ngày 15/11/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung Thông tư 30/2011/TT-BTTTT. – Thông tư 07/2013/TT-BTTTT ngày 18/03/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định thời điểm tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với máy thu hình sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam. |
2 | Loại giấy phép cần thực hiện/ Yêu cầu | – Kiểm tra hiệu suất năng lượng; – Công bố dán nhãn năng lượng; ⇒ Gắn tem nhãn năng lượng trước khi lưu thông trên thị trường. – Kiểm tra về hàm lượng các chất độc hại trong sản phẩm. |
– Tivi nhập khẩu
⇒ Bắt buộc phải đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, chứng nhận hợp quy (nếu có chức năng thu phát sóng WiFi), công bố hợp quy và dán nhãn hợp quy ICT trước khi lưu hành ra thị trường. – Tivi sản xuất trong nước
|
3 | Kiểu loại Tivi thuộc phạm vi áp dụng | Máy thu hình có công suất danh định nhỏ hơn 1000W | – Máy thu hình có tích hợp chức năng thu tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 (iDTV).
– Mã HS:
|
4 | Thời điểm bắt buộc áp dụng | – TCVN 9536:2012 (Từ 01/01/2013 – 31/03/2025); – TCVN 9536:2021 (Từ 01/04/2025) |
Từ 15/8/2011 (thông tư 20/2011/TT-BTTTT) |
5 | Quy chuẩn/ Tiêu chuẩn thử nghiệm | Hiệu suất năng lượng theo tiêu chuẩn sau:
Giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử:
|
a. Quy chuẩn kỹ thuật về phát xạ sóng vô tuyến
b. Quy chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ
c. Quy chuẩn về giải mã tín hiệu truyền hình DVB- T2
d. Quy chuẩn về an toàn điện cho thiết bị đầu cuối công nghệ thông tin
|
6 | Lưu ý quan trọng trong chính sách nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh | – Khuyến khích thử nghiệm hiệu suất năng lượng và công bố dán nhãn năng lượng theo tiêu chuẩn mới nhất TCVN 9536:2021 (Từ 01/04/2025 áp dụng bắt buộc)
– Theo Thông tư 30/2011/TT-BTTTT, Tivi DVB-T2 tay thuộc danh mục sản phẩm điện tử phải đảm bảo giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại, áp dụng tiêu chuẩn hiện hành của IEC 62321. |
– Smart Tivi bắt buộc phải có chức năng thu phát sóng truyền hình số mặt đất (DVB-T2) mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam (Tivi được nhập khẩu từ thị trường Mỹ hoặc Châu Âu thường không có DVB-T2);
– Một số màn hình cỡ lớn (không có tích hợp chức năng thu tín hiệu truyền hình) thì không phải tivi => không áp dụng các quy định trên. – Theo Điều 5 Thông tư 02/2024/TT-BTTTT, Tivi DVB-T2 có tích hợp thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn (thuộc mục 2 Phụ lục I hoặc mục 4 Phụ lục II) và không tích hợp thiết bị phát, thu-phát vô tuyến điện khác đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau:
⇒ Được miễn chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy. – Theo Điều 5 Thông tư 02/2024/TT-BTTTT, Tivi DVB-T2 nhập khẩu đáp ứng đồng thời các yêu cầu:
⇒ Được miễn chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đối với QCVN 101:2020/BTTTT, QCVN 132:2022/BTTTT, phần nội dung của quy chuẩn kỹ thuật trong đó có đòi hỏi phép thử phá hủy mẫu. |
7 | Thủ tục thực hiện chi tiết trước khi lưu hành sản phẩm ra thị trường | Các thủ tục thực hiện đối với màn hình của bộ Tivi DVB-T2:
(1) Thực hiện đăng ký thử nghiệm Hiệu suất năng với Phúc Gia (Tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định) |
– Tivi DVB-T2 nhập khẩu
(1) Đăng ký kiểm tra chất lượng cho Smart TV; – Tivi DVB-T2 sản xuất trong nước (1) Thử nghiệm hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc giá áp dụng; |
III. TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH PHÚC GIA CUNG CẤP NHỮNG DỊCH VỤ GÌ ĐỐI VỚI TIVI DVB-T2
STT | NĂNG LỰC CỦA PHÚC GIA® | BỘ CÔNG THƯƠNG | BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG |
1 |
Năng lực thử nghiệm (Chứng nhận/ Chỉ định…) |
Đã được chỉ định và còn hiệu lực:
Giấy chứng nhận thử nghiệm Hiệu suất năng lượng (Số 986/GCT năm 2023) (Xem thêm)
|
Phúc Gia đã được chỉ định và còn hiệu lực:
Các quy chuẩn Phúc Gia sẽ hoàn thiện chỉ định vào tháng 9/2024:
|
2 | Chi phí | Được niêm yết tại đây: | Được niêm yết tại đây: |
3 | Thời gian thử nghiệm | 01 – 03 ngày | 05 – 20 ngày |
4 | Cơ quan xử lý/ tiếp nhận | – Thử nghiệm: Phúc Gia – Công bố NNL: Bộ Công thương |
– Thử nghiệm: Phúc Gia – Chứng nhận: Trung tâm đo lường chất lượng viễn thông (Hà Nội, Đà Nẵng, HCM) – Công bố: Cục Viễn thông |
5 | Hỗ trợ | – Support tư vấn miễn phí 24/24; – Tư vấn để nâng cao chất lượng sản phẩm. |
– Support tư vấn miễn phí 24/24; – Tư vấn để nâng cao chất lượng sản phẩm. |
6 | Liên hệ thử nghiệm | Để được hỗ trợ thử nghiệm Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG THỬ NGHIỆM PHÚC GIA Địa chỉ: Cảng cạn ICD Long Biên, Số 1 Huỳnh Tấn Phát, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội |
|
Note: Trung tâm Thử nghiệm Kiểm định Phúc Gia trực tiếp thử nghiệm hợp quy sản phẩm Tivi DVB-T2 theo quy định của Bộ Công Thương và Bộ Thông tin và Truyền thông. Các dịch vụ như Công bố nhãn năng lượng… Phúc Gia có thể hỗ trợ Quý khách nếu Quý khách yêu cầu. |
Các bài viết liên quan:
- Dịch Vụ Công Bố Hợp Quy Smart Tivi Nhập Khẩu
- Tổng Hợp Quy Định Pháp Luật Đối Sản Xuất Và Nhập Khẩu Set Top Box
- Thiết Bị Thu Hình Có Tích Hợp Chức Năng Thu Tín Hiệu Truyền Hình Số Mặt Đất DVB-T2 (IDTV) Là Gì?
- Phúc Gia® – Hướng Dẫn Thử Nghiệm Cho Các Thiết Bị Đầu Cuối Viễn Thông và Công Nghệ Thông Tin Theo QCVN 132:2022/BTTTT